Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu:

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 93 - 95)

I. Triển vọng áp dụng đấu thầu quốc tế tại Việt Nam: 1 Phương hướng của ngành xây dựng trong tương lai:

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả:

2.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu:

+ Phải sau khi Việt Nam nối lại quan hệ với một số tổ chức tài chính quốc tế (như IMF, ADB...) thì tình hình thực hiện đấu thầu quốc tế mới bắt đầu sôi động. Tuy nhiên cho đến trước khi chính phủ ban hành nghị định 42/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16-7-1996 thì hoạt động đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây dựng của Việt Nam hầu hết là dựa vào tập quán quốc tế và các chế định tài chính của các nước, các tổ chức ttài trợ hoặc là dựa vào yêu cầu cụ thể của từng cơng trình đấu thầu. Vì vậy cách thức vận dụng phương thức đấu thầu quốc tế trong từng trường hợp, từng cơng trình là khác nhau, không thống nhất và không phù hợp với hoàn cảnh của Việt

Nam. Quy chế đấu thầu ra đời phần nào đã thống nhất được cách thức vận dụng trong đấu thầu quốc tế, góp phần cải tiến cơng tác đánh giá, dự toán nhằm tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thốt tiêu cực trong đấu thầu và xây dựng. Mặt khác để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và xây dựng, chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu sửa đổi bổ sung chế độ chính sách kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế. Rất nhiều văn bản đã ra đời để sửa đổi, bổ sung cho nghị định 42/NĐ-CP và đến năm 1999, chính phủ đã ban hành nghị định số 88/ 1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 thay thế cho nghị đinh số 42/NĐ-CP. Nghị định này tuy đã khắc phục những hạn chế của nghị định số 42/NĐ-CP. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy chế này còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Một vấn đề cũng nổi cộm là những quy chế nghị định là do bộ chun ngành ban hành vì thế tính cưỡng chế chưa cao. Vì vậy việc luật hoá hoạt động đấu thầu là vấn đề cần thực hiện ngay. Tại kỳ họp Quốc hội khố 10 tháng 10-11/1998 đã thơng qua nghị quyết xây dựng Pháp lệnh đấu thầu và dự kiến triển khai vào năm 2000. Thế nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có pháp lệnh đấu thầu nào ra đời. Sự chậm chễ này theo Bộ kế hoạch và Đầu tư là do co nhiều ý kiến khơng được thống nhất trong q trình xây dựng pháp lệnh. Nhà nước cần thiết phải thúc đẩy việc xây dựng pháp lệnh này để hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đấu thầu ở Việt Nam được đi vào quy củ. Hơn nữa hiệp hội nhà thầu Việt Nam cũng nên nhanh chóng có những ý kiến tổng hợp, đề xuất hợp lý để luật xây dựng và Pháp lệnh đấu thầu nhanh chóng ra đời và sớm đi vào đời sống, đem lại sự công bằng cho các nhà thầu, đảm bảo chất lượng cho các cơng trình, đơng thời giữ được tính nghiêm minh trong cơng tác quản lý vốn và sử dụng Ngân sách nhà nước hiện nay.

+ Ngoài ra song song với việc đó chúng ta cần đồng bộ hố các văn bản liên quan đến hoạt động đấu thầu. Các ngành, các cấp có liên quan cần

lưu ý trong việc ban hành các quy định, chính sách của mình tránh tình trạng chồng chéo, vượt quyền... gây trở ngại rắc rối cho hoạt động đấu thầu. Nhà nước và các bộ chức năng cũng cần nghiên cứu hồn thiện lại chính sách chế độ đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn, như quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chính sách giá đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng, xây dựng và ban hành ngay những định mức đơn giá của một số công việc.

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)