Tình hình đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xâydựng ở Việt Nam sau năm 1986.

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 37 - 44)

I. Tình hình đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xâydựng ở Việt Nam thời gian qua.

2. Tình hình đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xâydựng ở Việt Nam sau năm 1986.

1986.

Sau khi áp dụng chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng. Chính sách Đổi mới đã chuyển nền kinh tế của chúng ta từ cơ chế kế hoạch hoá

tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN. Sau chính sách đổi mới, Việt Nam đã thiết lập thêm được nhiều mối quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới và ngày càng nhận được nhiều nguồn tài trợ từ bên ngoài.

Khi khối SEV sụp đổ, mối quan hệ của Việt Nam với các nước XHCN Đông Âu đã bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, nguồn tài trợ từ các nước trong hệ thống XHCN cũng ngày càng giảm sút. Sau sự kiện này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phải thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế. Chúng ta nối lại mối quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam á, với các thị trường phi XHCN. Các bạn hàng Nhật Bản, Đài Loan, Singapore,... đã thay thế cho các bạn hàng của các nước XHCN. Trong số đó, Nhật Bản là nước đã đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Dù vậy, hoạt động đấu thầu của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thường được đấu thầu tại các nước chủ đầu tư, các nhà thầu Việt Nam nếu muốn tham gia chỉ giữ vai trò nhà thầu phụ. Trong thời gian này, việc đấu thầu quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và trong mua sắm đều được thực hiện theo sự hướng dẫn của các nhà tài trợ. Cho đến năm 1993, với sự giúp đỡ của các nước thuộc câu lạc bộ Paris, Việt Nam đã thiết lập lại được mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế. Cùng với sự kiện này, việc Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận đã làm cho nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Mức tăng trưởng GDP hàng năm cao, đặc biệt năm 1994-1995, con số này lên tới 8,2%. Tỷ lệ lạm phát giảm dần, từ 774,7 % năm 1986 xuống cịn 67% năm 1994. Tỷ trọng vốn đầu tư khơng ngừng tăng qua các năm và luôn giữ ở mức cao. Số dự án vào Việt Nam cũng ngày càng tăng lên. Chính vì vậy mà thị trường đấu thầu đặc biệt là đấu thầu cạnh tranh quốc tế cuả Việt Nam ngày càng phát triển sôi động.

Bảng1: Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ năm 1988 đến năm 2000: Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Trong đó vốn pháp định (triệu USD) Tổng số 3170 39100,8 18573,7 1988 37 371,8 228,4 1989 68 582,5 311,5 1990 108 839,0 407,5 1991 151 1322,3 663,6 1992 197 2165,0 1418,0 1993 269 2900,0 1468,5 1994 343 3765,6 1729,9 1995 370 6530,8 2986,6 1996 325 8497,3 2940,8 1997 345 4649,1 2334,4 1998 275 3897,0 1805,6 1999 311 1568,0 693,3 2000 371 2012,4 1525,6

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2000 về Đầu tư và Xây dựng

Nhìn vào bảng trên, ta thấy số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng số vốn đăng ký từ năm 1988 đến năm 1996 liên tục tăng và tăng với tốc độ cao. Từ sau năm 1996, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng số vốn đăng ký có giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao.

Trong sáu tháng đầu năm 2002, Việt Nam đã thu hút thêm 263 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký là hơn 473.5 triệu USD. Tức là so với cùng kỳ năm ngoái, đạt được mức tăng 12,8% về số dự án nhưng chỉ

đạt được 44,4% tổng số vốn đăng ký. Trong số đó, cơng nghiệp và xây dựng chiếm 210 số dự án và 83% tổng số vốn đăng ký.

Bảng 2: Danh sách một số nước đầu tư lớn vào Việt Nam năm 2002:

Tên nước Số dự án số vốn đăng ký(triệu USD) Đài Loan 89 132,5 Hàn Quốc 74 146,2 Malayxia 14 46.5 Nhật Bản 22 55,6 Đặc khu hành chính HC 28 39 CHND Trung Hoa 18 22,2 IRắc 1 12 Mỹ 17 15,7

Nguồn: Báo Tài chính-Tín dụng số 15 (tháng 8/2002)

Ngồi nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn khác đầu tư vào xây lắp cũng tăng lên đáng kể trong đó phải kể tới ODA. Tổng số vốn ODA đã cam kết dành cho Việt Nam từ năm 93 đến năm 2000 là hơn 17 tỷ USD. Cụ thể như bảng sau:

Bảng 3: Vốn ODA đầu tư cho Việt Nam qua các năm:

Năm Vốn ODA đầu tư cho Việt nam 1993 1,819 tỷ USD 1994 1,914 tỷ USD 1995 2,261 tỷ USD 1996 2,430 tỷ USD 1997 2,420 tỷ USD 1998 2,186 tỷ USD 1999 2,100 tỷ USD 2000 2,100 tỷ USD

Nguồn: Bộ tài chính “ tăng cường năng lực quản lý tài chính các dự

án ODA” (tài liệu tập huấn).

Trước tình hình đầu tư nước ngồi vào Việt Nam rất khả quan như vậy, đấu thầu cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực xây lắp cũng tăng lên nhanh chóng.

Theo Báo Tài chính Tín dụng số 12 tháng 6/2002, mỗi năm nhà nước dành 30% GDP cho đầu tư và xây dựng, ngồi ra cịn hàng ngàn tỷ vốn vay, WB, ADB, JBIC và các vốn đầu tư khác. Đất nước ta đang trên con đường cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước cho nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết. Vốn dành cho xây dựng ngày càng tăng. Tính đến tháng 4 năm 2002, đầu tư xây dựng cơ bản tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. (nguồn báo tài chính-tín dụng số 9 tháng 5/2002). Chính vì vậy đấu thầu cạnh tranh quốc tế trong những năm gần đây ở Việt Nam rất phát triển.

Theo báo cáo của bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng cộng giá trúng thầu của cả 3 nhóm dự án (dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C) lên tới 1423,02 triệu USD. Trong đó tổng giá trúng thầu của ngành xây dựng là 597,63 triệu USD chiếm gần 42%.

So với các năm trước, hoạt động đấu thầu cạnh tranh quốc tế ở Việt Nam đã tăng lên nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế ở Việt Nam chủ yếu là áp dụng hình thức đấu thầu mở rộng. Và trong hoạt động đấu thầu cạnh tranh quốc tế vẫn chịu ảnh hưởng của nhiều quy định có tính bắt buộc trong các hiệp định mà chính phủ Việt Nam đã kỹ kết với nước ngoài và các tổ chức tài trợ. Tuy nhiên, tổng số gói thầu trong lĩnh vực xây lắp đã được thẩm định qua các năm gần đây giảm sút. Sự giảm sút này chủ yếu do tình hình đầu tư nước ngồi vào

Việt Nam trong những năm gần đây cũng bị giảm đi hoặc số gói thầu được thực hiện theo phương pháp đấu thầu cạnh tranh quốc tế giảm đi (bằng các phương thức lựa chọn nhà thầu khác). Cụ thể theo bảng sau:

Bảng 4: Số gói thầu đấu thầu quốc tế theo từng năm:

Năm Số gói thầu đã thẩm định 1997 72 gói

1998 49 gói

1999 44 gói

2000 44 gói

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2000

Trong năm 2001, công tác đấu thầu cạnh tranh quốc tế đã đạt được những thành tích đáng kể: tiết kiệm vốn đầu tư hơn, trình độ chun mơn của cán bộ Việt Nam về đấu thầu đã được nâng lên, công tác quản lỹ nhà nước về đấu thầu đã hình thành rõ nét, cơng tác soạn thảo vản bản pháp quy về đấu thầu đã cơ bản hoàn chỉnh hơn vv...

Số liêu về đấu thầu từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2001(các dự án và gói thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định) như sau:

Thẩm định kế hoạch đấu thầu:

 Kế hoạch đấu thầu các dự án do thủ tướng chính phủ phê duyệt: 68 (trong đó dự án thuộc vốn đầu tư ODA: 40)

 Kế hoạch đấu thầu các dự án liên doanh do bộ Kế hoạch và Đầu tư thoả thuận: 9

Thẩm định kết quả đấu thầu:

Về số lượng các gói thầu:

Bảng 5: Số lượng gói thầu thuộc nhóm A:

Loại Tổng số dự án Trong đó dự án ODA % ODA/ Tổng số + Tư vấn 25 19 76

+ Hàng hoá 9 1 11

+ Xây lắp 48 36 75

+ Các gói thầu thuộc dự án liên doanh do bộ Kế hoạch và Đầu tư thoả thuận: 23 gói

Về giá trị trúng thầu:

+ Các gói thầu do thủ tướng chính phủ phê duyệt:

Bảng 6: giá trị gói thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Tổng các gói thầu (triệu USD)

Riêng dự án ODA ( triệu USD) Tổng giá trị các gói thầu 799,209 561,587

Tổng giá trị trúng thầu 663,159 435,596

Tiết kiệm 136,050

Tương đương 17.02%

126,091

Tương đương 22.45%

+ Các gói thầu thuộc các dự án liên doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thoả thuận:

Bảng 7: Giá trị các gói thầu thuộc các dự án liên doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thoả thuận:

Tổng giá trị các gói thầu 403,96 triệu USD

Tổng giá trị trúng thầu 350,69 triệu USD

Tiết kiệm 53,27 triệu USD

Tương đương 13.20%

Ghi chú: - Kế hoạch đấu thầu bao gồm cả dự án và một số khác là của

- Kết quả đấu thầu bao gồm cả bổ sung giá trị hợp đồng và chỉ định thầu.

- Nguồn vốn ODA chủ yếu là của 3 nhà tài trợ lớn là: JBIC, WB, ADB.

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)