1. Quá trình hình thành quy chế đấu thầu ở Việt Nam:
Đầu những năm 1990, trong số những văn bản quản lý đầu tư xây dựng đã có “Quy chế Đấu thầu trong Xây dựng” (Ban hành kèm theo Quyết định của bộ trưởng bộ Xây dựng số 24/BXS-VKT ngày 12/02/1990). Đây là quy định về đấu thầu trong xây dựng các cơng trình (trừ các cơng trình bí mật quốc gia) thuộc các nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách (vốn phát triển sản xuất của đơn vị cơ sở, vốn vay...) của các tổ chức nhà nước. Kết quả của mỗi cuộc đấu thầu là hợp đồng kinh tế giữa bên mời thầu và đơn vị trúng thầu đã được ký kết.
Tiếp theo đó, cuối năm 1992, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ ban hành một quy định mang tính chất quy định đấu thầu đối với máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đó là quyết định 91TTg, 13/11/1992 và kèm theo là Quy định về quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
+ Đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế.
+ Mua bán trực tiếp thông qua gọi chào hàng cạnh tranh.
Quyết định 91TTg phân cấp phê duyệt đề nghị nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ theo 3 bước:
+ Nếu vốn đầu tư của dự án dưới 5 triệu USD thì do Bộ Thương mại phê duyệt sau khi có ý kiến của cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính;
+ Nếu trị giá vốn đầu tư từ 5 triệu USD đến 10 triệu USD thì do Hội đồng thẩm định Nhà nước phê duyệt (Chủ tịch hội đồng là Bộ trưởng Bộ
+ Nếu giá trị vốn đầu tư trên 10 triệu USD thì Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Hội động Thẩm định nhà nước;
Trên cơ sở kết quả được phê duyệt, Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép nhập khẩu cho Hợp đồng máy móc, thiết bị theo từng chuyến hàng nhập phù hợp các điều kiện của hợp đồng đã được phê duyệt.
Vào tháng 3/1994 bộ Xây dựng đã ban hành “ Quy chế Đấu thầu xây lắp” (Quyết định số 60/BXD-VKT) để thay cho “Quy chế đấu thầu trong xây dựng” trước đây (quyết định số 24/BXD-VKT). Theo đó tất cả các cơng trình xây dựng thuộc sở hữu nhà nước (bao gồm các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn tự bổ xung của các doanh nghiệp nhà nước) đều phải thực hiện theo đấu thầu. Phương thức chọn thầu hoặc chỉ định thầu chỉ được áp dụng cho các cơng trình thuộc bí mật quốc gia, nghiên cứu thử nghiệm, có yêu cầu cấp bách do thiên tai địch hoạ, có giá trị xây lắp nhỏ hơn 100 triệu đồng, một số cơng trình đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Trong quá trình thực hiện đấu thầu, sử dụng Hội đồng xét thầu quy định chỉ có hai hình thức đấu thầu là rộng rãi và hạn chế. Kết quả của mỗi cuộc đấu thầu là Hợp đồng xây lắp giữa đơn vị trúng thầu và chủ đầu tư được ký kết.
Các quy định liên quan tới đấu thầu nói trên mới đề cập tới hai lĩnh vực mua sắm là Xây lắp và Thiết bị.
Đến tháng 4/1994 với quyết đinh 183TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 16/4/1994) thì việc quy định về đấu thầu đã bao quát mọi lĩnh vực mua sắm. Đây có thể coi là quy chế đấu thầu đầu tiên (theo nghĩa đã bao quát đầy đủ các lĩnh vực mua sắm) của Việt Nam. Từ đó Quy chế Đấu thầu tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
Trong quy chế đấu thầu (lần 1) với Quyết đinh 183 TTg quy định các dự án dùng vốn của nhà nước (bao gồm vốn ngân sách, vốn vay, vốn viện trợ nước ngoài và vốn của nhà nước ở các doanh nghiệp) phải qua đấu thầu. Kết quả đấu thầu của các dự án dùng vốn Nhà nước có vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên (tương đương 10 triệu USD) phải thông qua hội đồng xét thầu quốc gia thẩm định để thủ tướng chính phủ xem xét, phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng xét thầu quốc gia là Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (sau là Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư)và các thành viên là Thứ trưởng thuộc các Bộ liên quan.
Qua thực hiện, một số vướng mắc đã được ghi nhận và bổ sung vào các quy định của Quy chế đấu thầ ban hành kèm theo Nghị định 43/CP (1996) và NĐ 93/CP (1997). Đây được coi là Quy chế Đấu thầu lần 2. Theo đó các dự án có các doanh nghiệp nhà nước tham gia vốn từ 30% trở lên, lựa chọn đối tác thực hiện dự án đều phải thực hiện theo Quy chế Đấu thầu. Tuy nhiên, thay vì các Hội đồng Xét thầu trước đây (quy định trong 183TTg) thì sử dụng các tở chuyên gia giúp việc đấu thầu và ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng. Điều quan trọng là bắt đầu từ Quy chế lần 2, gói thầu (một thuật ngữ mới) đã trở thành một đối tượng quản lý của công tác đấu thầu.
Qua hai năm thực hiện quy chế đấu thầu lần 2, một số vướng mắc trong thực tế và sự biến động của nền kinh tế đã địi hỏi phải có những quy định phù hợp hơn và tiến bộ hơn trong Quy chế Đầu thầu. Do vậy, Nghị định 88/1999/NĐ-CP, ngày 1-9-1999 và được bổ sung bởi Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ đã được ban hành với quy chế đấu thầu được coi là lần 3. Theo đó các thuật ngữ được đề cập khá phong phú và được định nghĩa một cách đầy đủ. Trình tự đấu thầu được tăng cường hơn. Những quy định mang tính định lượng đã xuất hiện như
quy định các khoảng thời gian tối thiểu hoặc tỗi đa cho các cơng đoạn, cho mỗi quy trình thực hiện đấu thầu. Phương pháp đánh giá được quy định rõ ràng và mang tính thuyết phục. Đặc biệt quy định về đấu thầu đối với các gói thầu quy mơ nhỏ để phù hợp với yêu cầu của thực tế đã thực sự là một trong những thành công của Quy chế đấu thầu.
So với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, công tác đấu thầu ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Kể từ khi có Quy chế lần 1 tới nay, cũng chỉ qua một thời gian ngắn. Những mặt được và tồn tại của Quy chế theo thời gian ngày càng bộc lộ rõ nét hơn, do vậy các quy định đấu thầu cần được hiệu chỉnh, nâng cấp. Theo hướng này, chắc chắn chúng ta sẽ ban hành quy chế đấu thầu mới nhưng được hoàn thiện hơn, phủ hợp hơn. Mặt khác, việc nâng mức độ pháp lý của các quy định về đấu thầu dưới dạng Pháp lệnh hoặc Luật đấu thầu ở Việt Nam là điều chắc chắn sẽ xảy ra, cũng tương tự như ở nhiều nước khác trên thế giới.
2. Một số nghị định và thông tư liên quan đến hoạt động đấu thầu ở Việt Nam: Nam:
Từ năm 1987, Quyết định 217/HĐBT lần đầu tiên đưa ra một số điều quy định về đấu thầu, nhưng khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc áp dụng và hiệu quả đấu thầu lúc đó là khơng đáng kể. Qua nhiều lần ban hành vác văn bản pháp quy của Chính phủ và Bộ xây dựng, cơ chế đấu thầu ngày càng được hoàn thiện. Cho nên, cơ chế đấu thầu hiện tại đã chặt chẽ hơn, cụ thể hơn trước và phù hợp với thực tế của tình hình mới. Quy chế đấu thầu mới đã tạo ra môi trường cạnh tranh thơng thống bình đẳng gữa các nhà thầu, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý nhà nước chặt chẽ: phân định rõ phạm vi, đối tượng áp dụng, các loại hình và phương thức đấu thầu, trách nhiệm của các bên liên quan...đặc biệt là để phù hợp với thơng lệ quốc tế trong q trình hội nhập kinh tế thế giới, quy chế đấu thầu mới đã áp dụng đấu thầu quốc tế cho các cơng trình có vốn tài trợ của các tổ chức tài chính
quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động đấu thầu ở Việt Nam diễn ra rất sôi động và rộng khắp trong rất nhiều lĩnh vực, cho nên có nhiều nghị định và thơng tư hướng dẫn việc thực hiện hoạt động đấu thầu. Trong công tác quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng ở Việt Nam hiện nay, có một số nghị định và thơng tư sau liên quan đến hoạt động đấu thầu:
1. Nghị định số 88/ 1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu.
2. Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/ 1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 của Chính phủ.
3. Thơng tư 04/2000/TT-BKH ngày 26-5-2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/ 1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của chính phủ.
4. Thông tư số 50/2001/TT/BNN-XDCB ngày 3-5-2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu đối với các dự án đầu tư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Thông tư số 17/2001/TT-BTC ngày 21-3-2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lí và sử dụng lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu.