IV. Những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong lĩnh vực
2. Những tồn tại cần khắc phục của phươngthức đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp trong thời gian vừa qua.
2.3. Chưa có biện pháp giải quyết cho tình trạng phá giá trong đấu thầu:
Tình trạng các nhà thầu thi nhau giảm giá, thậm chí có nhà thầu bỏ giá thấp hơn giá trị thực tế của cơng trình, miễn sao giành được phần thắng. Gần đây nhất là giá gói thầu đê chắn sóng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, giá gói thầu phần xây lắp là 52 triệu USD, giá trúng thầu là 42 triệu USD (80,8%); Dự án cải tao nhà máy xi măng Bỉm Sơn, giá gói thầu xây lắp là 55 tỷ đồng, giá trúng thầu là 36 tỷ đồng (65%)...
Tình trạng phá giá trong đấu thầu do rất nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, việc phá giá trong đấu thầu này chủ yếu ở các doanh nghiệp nhà nước. Đó là các nhà thầu ln theo đuổi mục tiêu hàng đầu là tăng doanh số và tỷ lệ tăng trưởng mà ít quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Thứ hai, không thể phủ nhận thực tế các doanh nghiệp xây lắp đang rất thiếu việc
làm, nên buộc họ phải thắng thầu để giải quyết bế tắc trước mắt. Thứ ba, tình trạng tài chính của các doanh nghiệp khơng được lành mạnh, nợ đến hạn phải trả ngày càng tăng. Thắng thầu là cơ hội tiếp tục vay vốn ngân hàng, trả nợ đáo hạn, tránh được nguy cơ đổ vỡ. Thứ tư, do các doanh nghiệp nhà nước có lợi thế nhiều máy móc nhà xưởng để lại từ thời bao cấp đã khấu hao hết, nên việc cắt bỏ chi phí khấu hao là cách để hạ giá. Tuy việc này về lâu về dài sẽ gây nhiều thiệt hại vì khơng có điềukiện đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh lâu dài. Vì vậy thực chất của việc phá giá dự án trong đấu thầu là các doanh nghiệp đã chọn cho mình một cái “chết từ từ”.