Đặc điểm của dược phẩm ngoại nhập tại thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Dược phẩm việt nam – thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập (Trang 62 - 69)

II. Đánh giá khả năng cạnh tranh của dƣợc phẩm Việt Nam với dƣợc phẩm ngoại nhập

2. Thực trạng phát triển của dƣợc phẩm ngoại tại thị trƣờng Việt Nam

2.1 Đặc điểm của dược phẩm ngoại nhập tại thị trường Việt Nam

Kim ngạch nhập khẩu tăng hàng năm

Có thể nói thị trường dược phẩm của Việt Nam chỉ thực sự hình thành từ năm 1990 trở lại đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cũng kể từ đó thị trường dược phẩm Việt Nam đã đón nhận sự xuất hiện của hàng loạt các loại dược phẩm ngoại với các hãng dược phẩm nước ngoài vào khai thác thị trường. Cho đến nay dược phẩm ngoại đã chiếm lĩnh một phần không nhỏ vào thị trường dược phẩm Việt Nam.

Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, tính đến năm 2007 số cơng ty dược phẩm nước ngoài được cấp giấy phép hoạt dộng kinh doanh nhập khẩu thuốc vào thị trường Việt Nam đã là 407 công ty/ 800 công ty đang hoạt động trên thị trường. Các mặt hàng thuốc ngoại nhập cũng chiếm một thị phần không nhỏ tại Việt Nam ( khoảng 60%-70%). Đặc biệt các mặt hàng mà họ cung cấp là thuốc chuyên khoa đặc trị mà các công ty dược phẩm trong nước chưa có khả năng sản xuất vì thế giá cả rất cao.

Hình 10: Tổng giá trị tiền thuốc và giá trị nhập kkhẩu qua các năm

Đơn vị: triệu USD

472.356417.361 417.361 525.807 457.128 608.699 451.352 707.535 600.995 817.396 650.18 956.353 710 1136.353 810.711 0 200 400 600 800 1000 1200 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Giá trị tiền thuốc Giá trị nhập khẩu

Nguồn: Hội nghị ngành dược năm 2008

Nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận thấy trị giá thuốc nhập khẩu tăng lên qua các năm thể hiện rõ nhu cầu về mặt hàng này là rất lớn. Giá trị nhập khẩu cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng trị giá tiền thuốc. Mặc dù thuốc trong nước có khả năng đáp ứng trên 50% nhu cầu của người dân nhưng giá trị của thuốc sản xuất trong nước chiếm một tỷ trọng không cao so với thuốc nhập khẩu.

Cơ cấu nhập khẩu dược phẩm bao gồm nguyên liệu và thành phẩm, cơ cấu thuốc nhập khẩu còn chưa hợp lý.

Dược phẩm nhập khẩu bao gồm nguyên liệu và thành phẩm. Trong năm 2007 giá trị nhập khẩu là 810.711 triệu USD thì giá trị nhập khẩu thành phẩm chiếm 575.911 triệu USD. Nguyên nhân là do ngành công nghiệp dược Việt Nam chưa phát triển, hiện đang theo hướng sản xuất thuốc generic nên vẫn còn nhiều loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới phải nhập khẩu từ các nước tiên tiến, đặc biệt là thuốc nhập khẩu cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện.

Thành phẩm nhập khẩu vẫn chủ yếu là thuốc Tân dược.

Nguồn: www.kinhte24h.com bài “Kim ngạch nhập khẩu thuốc tân dược tăng cao kỉ lục”

Ngồi các loại thuốc đặc trị thì cơ cấu thuốc nhập khẩu vào Việt Nam hầu như không khác nhiều với cơ cấu thuốc sản xuất trong nước điều này đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt.

Bảng 12: Số liệu đăng kí thuốc nhập khẩu theo nhóm dƣợc lý

STT Nhóm dược lý Số lượng 1 Chống nhiễm khuẩn - KST 2681 2 Loại khác 1473 3 Dạ dày, ruột 707 4 Tim mạch 627 5 Chống viêm, giảm đau phi Steroid 545 6 Vitamin và thuốc bổ 390 7 Hormon và cấu trúc hormon 343 8 Đường hô hấp 241 9 Chống dị ứng 230 10 Thuốc mắt 200 11 Chống ung thư 170

Hình 11: Kim ngạch nhập khẩu tân dƣợc qua các tháng trong năm 2006, 2007, 2008 29.7 41.5 48.3 44.3 46.3 46.4 69.4 49 59.1 60.9 59.4 65.5 70.6 40.9 55 55.8 46.3 55.4 43.4 37.9 61.9 65 66.3 47.3 54.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Đơn vị: triệu USD

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

12 Ngoài da 170 13 Tâm thần, an thần 150 14 Tác dụng đến máu 120 15 Tác dụng đến gan mật 96 16 Chống virut 72 17 Tê, mê 57 18 Chống động kinh 51 19 Giãn cơ và ức chế cholinesterase 42 20 Điều chỉnh nước, điện giải 33 21 Nguyên liệu 26 22 Lợi tiểu 19 23 Cản quang, chẩn đoán 17

Tổng số 8459

Nguồn: Hội nghị ngành dược năm 2008

Bên cạnh thuốc thành phẩm thì nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng rất cao. Với 90% nguyên phụ liệu (NPL) cho sản xuất dược phẩm phải nhập khẩu thì hoạt động nhập khẩu NPL là một hoạt động rất quan trọng đối với ngành dược phẩm ở nước ta. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu cũng ngày càng tăng:

Bảng 13: Kim ngạch nhập khẩu NPL dƣợc liệu

Năm Giá trị nhập khẩu (triệu USD) 2001 52.671

2002 74.103 2003 90.406 2003 90.406 2004 100.034 2007 234.799

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001, 2002, 2003, 2004 và Hội nghị ngành dược năm 2007

Nguyên nhân của việc nhập khẩu một lượng nguyên phụ liệu lớn như trên trong khi nước ta cũng có tiềm năng rất lớn về nguyên phụ liệu thậm chí xuất khẩu nguyên phụ liệu là do hàm lượng chế biến trong dược liệu của chúng ta quá thấp do đó ta vẫn phải lệ thuộc vào thị trường dược liệu nước ngồi thậm chí cả nguồn dược liệu chúng ta đã từng xuất.

Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu chủ yếu của nước ta vẫn là Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore và Pháp.

Trong các loại dược liệu nhập khẩu thì dược liệu cho sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc thú y, thuốc chống viêm và vitamin vẫn chiếm vị trí hàng đầu.

Chất lượng thuốc được đánh giá cao do đó giá cả thuốc nhập khẩu cũng cao hơn nhiều so với thuốc sản xuất trong nước.

Nhìn chung thuốc nhập khẩu được đánh giá là có chất lượng hơn là thuốc trong nước sản xuất do các hãng sản xuất là những hãng dược phẩm có tiếng trên thế giới.

Tuy nhiên số lượng thuốc nhập khẩu kém chất lượng có xu hướng gia tăng:

Bảng 14: Tổng hợp chất lƣợng thuốc nhập khẩu qua lấy mẫu KTCL trong 5 năm gần đây

Năm Số mẫu lấy để KTCL Số mẫu không đạt chất lƣợng Tỷ lệ thuốc không đạt chất lƣợng 2003 4938 126 2.55% 2004 5.865 78 1.33% 2005 7.336 98 1.34% 2006 5.349 85 1.59% 2007 2.310 133 5.75%

Thuốc ngoại nhập năm 2007 không đạt chất lượng bị thu hồi tăng gấp 3 lần năm 2006 và gấp 2 lần năm 2003. Những thuốc kém chất lượng tập trung vào các thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Điều này cho thấy chất lượng thuốc nhập khẩu không phải lúc nào cũng ưu việt hơn các sản phẩm trong nước.

Giá cả

Dược phẩm ngoại nhập có giá cao hơn nhiều so với dược phẩm sản xuất trong nước. Một phần nguyên nhân là do dược phẩm nhập khẩu phải chịu một lượng thuế nhập khẩu nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do dược phẩm nhập khẩu vào Việt Nam là những sản phẩm đặc trị, những sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản phẩm được đánh giá là có chất lượng cao hơn. Khi nhập khẩu vào Việt Nam các loại dược phẩm này trở thành hàng độc quyền và các nhà phân phối có thể tự nâng giá theo nhu cầu của thị trường mà khó lịng kiểm sốt được.

Hiện nay Nhà nước đã triển khai việc thực hiện nhập khẩu song song (tức là hai công ty cùng nhập khẩu một mặt hàng) để tránh việc tăng giá hàng nhập khẩu tuy nhiên nhìn chung các mặt hàng đều giữ giá ổn định và ít chênh lệch.

Hệ thống phân phối mạnh, được đầu tư và hoạt động chuyên nghiệp

Hầu hết dược phẩm nhập khẩu được phân phối thông qua các chi nhánh của các hãng dược phẩm nước ngồi tại Việt Nam. Đây là các hãng có tiềm lực tài chính lớn có kinh nghiệm trong việc mở rộng hệ thống phân phối của mình vì vậy chất lượng phân phối cũng được đánh giá cao hơn. Các hãng này không chỉ đầu tư cơ sở vật chất mà còn bỏ ra một khoản đầu tư lớn để phát triển đội ngũ trình dược viên phục vụ cho công tác bán thuốc tại các bệnh viện và các điểm bán lẻ thuốc khác.

Bên cạnh đó việc đầu tư cho hoạt động marketing sản phẩm cũng được các hãng này đặc biệt quan tâm. Vì vậy thuốc ngoại ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng hơn.

Qua những phân tích trên đây có thể thấy được dược phẩm ngoại nhập cũng có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định tại thị trường Việt Nam:

Điểm mạnh

Các sản phẩm dược phẩm ngoại nhập tại Việt Nam hầu hết là các sản

phẩm thuốc chuyên khoa đặc trị mà các công ty dược phẩm Việt Nam chưa

có khả năng sản xuất do đó đây gần như là một thị trường độc tôn của dược phẩm ngoại.

Đối với các dược phẩm Việt Nam có khả năng sản xuất thì phần lớn

chất lượng của thuốc nhập từ nước ngoài vẫn được đánh giá cao và được tin dùng hơn. Đặc biệt khi thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng được

cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng thuốc có chất lượng cao càng lớn.

Do đã phát triển ngay từ thời kì đầu của thị trường dược phẩm Việt Nam nên dược phẩm ngoại nhập cũng đã trở nên quen thuộc đối với người

tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy, đối với tiêu dùng thuốc trong bệnh viện cũng

như ở các cửa hàng bán lẻ thì thuốc ngoại vẫn được ưa dùng hơn.

Do có tiềm lực về tài chính nên các các hãng dược phẩm ngoại hồn tồn có khả năng mở rộng kênh phân phối và thực hiện marketing cho dược phẩm của mình.

Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO và cam

kết mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh là

một cơ hội rất lớn với các nhà đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực dược phẩm. (Mức thuế hiện nay chỉ còn 0-5% so với 0-10% trong những năm trước đây và các cơng ty này có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp vào thị trường Việt Nam vào ngày 1/1/2009 tới đây )

Điểm yếu

Giá thuốc ngoại hiện nay vẫn cịn đang ở mức cao so với thuốc nội.

bình thấp vì vậy khi lựa chọn giữa các loại thuốc có cùng chức năng thì tâm lí chung của người dân vẫn là chọn thuốc có giá rẻ hơn.

Cho đến trước thời điểm 1/1/2009 thì các doanh nghiệp nước ngồi vẫn chưa được trực tiếp vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam và vẫn

phải chịu những chính sách bảo vệ thị trường thuốc nội địa của chính phủ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Dược phẩm việt nam – thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)