Định hƣớng phát triển ngành dƣợc phẩm Việt Nam 1 Những cơ sở để định hƣớng phát triển ngành dƣợc

Một phần của tài liệu Dược phẩm việt nam – thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập (Trang 73 - 78)

1. Những cơ sở để định hƣớng phát triển ngành dƣợc

Những nghiên cứu và dự báo về phát triển dược phẩm thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng giữ vai trị hết sức quan trọng đối vói việc đưa ra các định hướng phát triển ngành. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, dự báo thị trường là một trong những cơ sở cho việc xây dựng Kế hoạch hóa sát thực và nâng cao chất lượng quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành dược phẩm nói chung. Đối với các doanh nghiệp thì đây là cơ sở cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình nâng cao khả năng cạnh tranh trong những năm tới. Bởi vậy muốn đưa ra được định hướng phát triển cho ngành dược trong những năm tới thì trước hết cần tìm hiểu và dự báo về thị trường dược phẩm thế giới và thị trường dược phẩm Việt Nam trong thời gian tới để làm cơ sở cho việc định hướng.

1.1 Xu hướng phát triển của ngành dược phẩm thế giới

Xu hướng phát triển ngành dược của các nước dựa trên thực trạng phát triển của ngành công nghiệp dược phẩm và điều kiện kinh tế ở các nước này:

Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức...ngoài việc sản xuất ra các thuốc generic còn tập trung nghiên cứu phát minh ra các thuốc mới, thuốc đặc trị các bệnh nan y, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc giải phóng có kiểm sốt, thuốc có tác dụng tại đích, vi nang,...

Các nước trong khu vực Nam Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ...sản xuất thuốc generic, nghiên cứu sản xuất thuốc mới, ngồi ra cịn tập trung nghiên cứu nguyên liệu làm thuốc.

Các nước trong khu vực Asean tập trung hướng vào sản xuất thuốc generic. Các nước có nền cơng nghiệp chưa được phát triển lượng thuốc sử dụng chủ yếu thơng qua nhập khẩu.

Tình hình sử dụng thuốc của các nước trên thế giới: Giá trị sử dụng

thuốc bình quân trên đầu người ở các nước phát triển là 40 USD năm 1995; 60 USD năm 2005 và dự báo trong năm 2010 là 120 USD. Tại các nước đang phát triển khoảng 15,6 USD năm 2005 và dự báo sẽ đạt 19,5 USD năm 2010. Giá trị sử dụng thuốc trên thế giới tăng trưởng khoảng 9 - 10%/ năm. (Nguồn:

Đề án phát triển ngành dược năm 2005 )

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới kể cả các nước phát triển và đang phát triển đang áp dụng mơ hình: Cơ quan quản lý thuốc - Thực phẩm - Mỹ phẩm (FDA - Food and Drug Administration). Ví dụ: Mỹ, Úc, Thái Lan, Singapore, Malayxia...

1.2 Tiềm năng của thị trường Việt Nam

Việc dự báo về tình hình phát triển của thị trường dược phẩm Việt Nam là xem xét dự báo ở các mặt như quy mô thị trường, chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, khả năng tham gia thị trường của các hãng dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam, mức doanh số hàng năm của dược phẩm sản xuất trong nước .

Quy mô thị trường

Theo Cục quản lý dược Việt Nam với dân số trên 84 triệu người, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng của thị trường Việt Nam tăng hàng năm 15 - 17%, tiền thuốc bình quân đầu người tăng 12-14%/năm thì đến năm 2010 khi dân số nước ta là 88 - 89 triệu dân doanh số bán ra của dược phẩm ước khoảng 1.060 triệu đến 1.330 triệu USD tăng khoảng ba lần so với năm 2000. Qua đây có thể khẳng định Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cần được tổ chức khai thác tốt. Ngành công nghiệp dược Việt Nam cần tổ chức nắm bắt

thời cơ vươn lên mọi mặt mới có thể làm chủ thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày một tăng cao trong nước.

Về chủng loại sản phẩm

Theo dự đoán về phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2010 và 2015, mơ hình bệnh tật Việt Nam, về cơ bản vẫn là mơ hình của một nước đang phát triển như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển hơn, q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa được đẩy mạnh hơn thì mơ hình bệnh tật sẽ chuyển dịch nhiều sang mơ hình bệnh tật của các nước phát triển. Các loại bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bệnh nghề nghiệp...sẽ phát triển mạnh hơn và tỷ lệ người cao tuổi cũng tăng theo mức sống. Điều này đòi hỏi sự đáp ứng của ngành dược về chủng loại và khối lượng sản phẩm thích hợp với từng thời kỳ.

Khơng chỉ quan tâm đến mơ hình bệnh tật các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chủng loại sản phẩm sản xuất ra. Theo chỉ đạo của Nhà nước và mục tiêu phát triển của ngành dược thì trong những năm tới đây các doanh nghiệp sẽ được khuyến khích đa dạng hóa chủng loại thuốc sản xuất đặc biệt là sản xuất các loại thuốc đặc trị, thuốc có hàm lượng kĩ thuật cao để giảm tỉ lệ thuốc nhập khẩu, ổn định giá thuốc trong nước. Bên cạnh đó các loại thuốc đơng dược cũng sẽ được khuyến khích phát triển phát huy thế mạnh của thuốc y học cổ truyền.

Về chất lượng sản phẩm

Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, thu nhập, mức sống của người dân ngày càng cao, người tiêu dùng sẽ đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dược Việt Nam cần phải phấn đấu đạt các tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP...và sản xuất các loại thuốc đạt chất lượng cao tương đương với khu vực và thế giới không chỉ ở thuốc tân dược mà còn ở cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc đông dược. Đối với thuốc tân dược theo quy định của Bộ Y tế đến 6/2008 tất cả các doanh nghiệp

sản xuất thuốc đều phải đạt tiêu chuẩn GMP. Chắc chắn rằng cho đến năm 2010 và 2015 số doanh nghiệp Việt Nam đạt các tiêu chuẩn này sẽ tiếp tục tăng cũng đồng nghĩa với việc chất lượng thuốc Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh đó việc kiểm sốt chất lượng thuốc cũng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa. Trong những năm gần đây số lượng các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày càng gia tăng trên thị trường ở cả thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. Trong những năm tới xu hướng này sẽ có chiều hướng tiếp diễn do dược phẩm là một trong những ngành công nghiệp siêu lợi nhuận. Vì vậy việc kiểm tra giám sát chất lượng thuốc là một điều cần thiết.

Khả năng tham gia của các hãng dược phẩm lớn của nước ngoài vào Việt Nam

Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì các hãng dược phẩm nước ngồi sẽ khơng được phân phối thuốc trực tiếp vào Việt Nam. Cam kết này có hiệu lực vĩnh viễn. Quy định này cùng với những chính sách phát triển dược phẩm trong nước của Chính phủ có thể sẽ làm giảm lượng thuốc nhập khẩu trong những năm tới. Tuy nhiên tỉ lệ giảm sẽ nhỏ do hiện tại tiềm lực của các doanh nghiệp cịn nhỏ quy mơ sản xuất chưa lớn. Các loại thuốc đặc trị, thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được, nguyên liệu để sản xuất thuốc sẽ tiếp tục được nhập khẩu. Trong những năm gần đây khi vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao thì các hãng nước ngồi vào kinh doanh ở Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh dấu hiệu đáng mừng là đầu tư nước ngoài vào sản xuất dược phẩm tăng thì số lượng các hãng dược phẩm nhảy vào phân phối dược phẩm kinh doanh kiếm lời cũng sẽ gây khơng ít khó khăn cho dược phẩm sản xuất trong nước.

Doanh số, thị phần của dược phẩm sản xuất trong nước

Theo dự báo đến năm 2010 giá trị thuốc sản xuất trong nước sẽ đạt 1000 triệu USD. Thuốc sản xuất trong nước sẽ chiếm 60% thị phần thuốc tiêu

thụ trong nước năm 2010 và 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Đặt ra mục tiêu trên thể hiện quyết tâm cao của ngành dược trong việc phát triển dược phẩm trong nước.

2. Chiến lƣợc phát triển ngành dƣợc Việt Nam

Ngày 29 tháng 3 năm 2007 Chính phủ đã ban hành quyết định số 43/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án " Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mơ hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn 2020” theo đó đã xác định các nội dung sau:

Mục tiêu chung

Phát triển ngành dược thành ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố, nâng cao năng lực sản xuất trong nước và kiện toàn hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam để chủ động cung ứng thường xuyên, kịp thời và đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khoẻ của nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.

Mục tiêu cụ thể

1. Về phát triển công nghiệp dược Việt Nam

a) Xây dựng và phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc trong nước, tiến tới đáp ứng cơ bản nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân; bảo đảm được thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 70% trị giá tiền thuốc vào năm 2015 và 80% vào năm 2020, trong đó thuốc thuộc danh mục: thuốc thiết yếu, phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia đáp ứng khoảng 90% nhu cầu sử dụng.

b) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất thử nghiệm các nguyên liệu làm thuốc phục vụ phát triển cơng nghiệp hố dược và đáp ứng yêu cầu nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước.

c) Xây dựng và phát triển các nhà máy hoá dược nhằm sản xuất và cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc, bảo đảm đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

d) Phát huy tiềm năng thế mạnh về dược liệu và thuốc y học cổ truyền, đẩy mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây dựng ngành công nghiệp bào chế thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền trở thành một phần quan trọng của ngành dược phẩm Việt Nam, bảo đảm số lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và y học cổ truyền chiếm 30% số thuốc được sản xuất trong nước vào năm 2015 và 40% vào năm 2020.

2.Về xây dựng mơ hình hệ thống cung ứng thuốc

Xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng thuốc từ trung ương đến địa phương nhằm chủ động điều tiết ổn định thị trường thuốc, phục vụ tốt cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm mọi người dân có nhu cầu đều có thể tiếp cận được với nguồn thuốc có chất lượng và giá cả hợp lý.

Một phần của tài liệu Dược phẩm việt nam – thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)