Giải pháp từ ngành dược phẩm

Một phần của tài liệu Dược phẩm việt nam – thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập (Trang 82 - 84)

II. Giải pháp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của dƣợc phẩm Việt Nam với dƣợc phẩm ngoại nhập

1. Giải pháp từ các cấp quản lý

1.2. Giải pháp từ ngành dược phẩm

1.2.1. Hồn thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dược

Quy hoạch phát triển ngành dược phải đạt được mục tiêu là đầu tư phát triển ngành dược khơng tràn lan, có trọng điểm, huy động được nguồn vốn, phát huy được tối đa cơng suất máy móc, trình độ cơng nghệ. Đồng thời đảm bảo được yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế cụ thể là nâng cao năng lực cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước với thuốc nhập khẩu và tiến đến xuất khẩu. Quy hoạch mang lại định hướng cho doanh nghiệp lựa chọn nơi sản xuất, kinh doanh, quy mô và chủng loại thuốc để đầu tư.

Việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành dược mang tính định hướng và phải dựa trên cơ sở khoa học, có tính khả thi áp dụng vào thực tế. Trước hết, Cục quản lý dược Việt Nam cần phải nghiên cứu, khảo sát, điều tra về thực trạng hệ thống sản xuất, kinh doanh phân phối thuốc cũng như thực trạng về công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này để thu thập số liệu thống kê về cơ sở hình thành nghề dược, cơ cấu, loại hình doanh nghiệp theo chức năng; Quy mơ doanh nghiệp, vốn, máy móc, trang thiết bị và trình độ cơng nghệ; Tổ chức bộ máy, trình độ và năng lực đội ngũ quản lý, cán bộ chuyên môn, sản lượng hàng năm, doanh số sản xuất, buôn bán; Số lượng chủng loại mặt hàng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp; phân bố mạng lưới cung ứng và sản xuất thuốc của doanh nghiệp; ý thức chấp hành pháp luật, quy chế chuyên môn của doanh nghiệp.

Bên cạnh các chính sách quy hoạch ngành dược thì kế hoạch phát triển ngành dược cũng phải đạt được mục tiêu là định hướng phát triển ngành sao

cho cân đối, phải có các biện pháp bảo đảm, cân đối tổng cung và tổng cầu để định hướng cho sự vận động của thị trường thuốc. Đồng thời phải xây dựng được các kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Trên cơ sở kế hoạch phát triển ngành dược đã được định hướng mang tính chiến lược doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình. Việc tiến hành theo quy trình trên vừa đảm bảo được tính tự chủ của doanh nghiệp vừa phù hợp với định hướng phát triển chung của ngành.

1.2.2. Tăng cường quản lý hành nghề, đăng kí kinh doanh và chất lượng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu

Hiện nay số lượng thuốc ngoại nhập khẩu vào Việt Nam là rất lớn trong đó tỉ lệ thuốc kém chất lượng được nhập khẩu vào Việt Nam chiếm một tỉ lệ khơng nhỏ. Để có thể kiểm sốt lượng thuốc ngoại nhập khẩu cũng như lượng thuốc sản xuất trong nước thì ngành dược phẩm Việt Nam mà cụ thể là Cục quản lý dược Việt Nam phải tăng cường quản lý hành nghề, đăng kí kinh doanh và chất lượng thuốc. Để có thể làm tốt nhiệm vụ trên thì Cục quản lý dược Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trước hết phải xây dựng được một hệ thống các văn bản pháp luật cụ thể có tính đồng bộ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc. Trong nội dung văn bản ngoài các quy định chung, quy định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược thì cần thiết phải đưa nội dung yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước về dược ở địa phương và doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo và đây cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả cơng tác quản lý Nhà nước về dược ở địa phương. Trước khi ban hành văn bản nhất thiết phải tổ chức lấy ý kiến của cơ quan liên quan, ý kiến của doanh nghiệp, của người kinh doanh dể bảo đảm tính khả thi của văn bản, văn bản phải được ban hành đồng thời với luật, nghị định đúng theo thời gian quy định và phải tiếp tục được hồn thiện, bổ sung và pháp chế hố.

Sau khi văn bản được ban hành, Cục phải chủ động triển khai tổ chức thực hiện. Để thống nhất việc thực hiện văn bản trên toàn quốc phải tiến hành phổ biến văn bản đồng thời thu nhận ý kiến, giải đáp giúp đỡ người kinh doanh phát triển đúng hướng. Phải chủ động bổ sung các vấn đề mới sao cho chất lượng văn bản ngày càng được hoàn chỉnh và sát với thực tế.

Bên cạnh việc tăng cường quản lý về hành nghề dược thì cơng tác quản lý của ngành về chất lượng thuốc cũng cần phải được tăng cường đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tăng cường quản lý chất lượng thuốc bao gồm:

Phối hợp với các Viện kiểm nghiệm chất lượng thuốc để đảm bảo kiểm tra thường xuyên chất lượng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. Nghiêm túc và triệt để trong việc rút sổ đăng kí, thu hồi thuốc, huỷ thuốc không đạt chất lượng sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng thuốc phù hợp với các tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra.

1.2.3. Thường xuyên công bố danh mục thuốc thiết yếu và thuốc hiếm

Việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu và thuốc hiếm không chỉ giúp Nhà nước quản lý tốt việc nhập khẩu thuốc, tiến hành nhập khẩu những loại thuốc mà trong nước chưa sản xuất được, thuốc hiếm mà còn giúp các doanh nghiệp định hướng sản phẩm của mình sản xuất những loại thuốc đang có nhu cầu cao trong nước. Cục quản lý dược Việt Nam cần chủ động đưa ra danh mục các loại thuốc này hàng năm để doanh nghiệp có thể nắm bắt và tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu Dược phẩm việt nam – thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)