Đẩy mạnh liên kết

Một phần của tài liệu Dược phẩm việt nam – thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập (Trang 94 - 97)

II. Giải pháp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của dƣợc phẩm Việt Nam với dƣợc phẩm ngoại nhập

2. Giải pháp từ các doanh nghiệp

2.5 Đẩy mạnh liên kết

Qua phân tích ở trên có thể thấy hiện nay dược phẩm Việt Nam vẫn đang trong q trình phát triển với tiềm lực cịn nhiều hạn chế. Vì thế muốn đẩy mạnh cạnh tranh thì việc đẩy mạnh liên kết là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Chỉ có đẩy mạnh liên kết mới có thể phát huy sức mạnh của một khối thống nhất tăng cường khả năng cạnh tranh, còn nếu tiếp tục phát triển manh mún, lẻ tẻ như hiện nay thì ngành dược Việt Nam vẫn sẽ cịn tồn tại nhiều bất cập. Việc đẩy mạnh liên kết bao gồm:

+ Liên kết giữa Cơ quan quản lý cấp Nhà nước, cấp Ngành với doanh nghiệp: Trên cơ sở tình hình phát triển của các doanh nghiệp hiện nay Nhà nước và Bộ Y tế cần có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích tạo mơi trường thuận lợi để doanh nghiệp có thể phát triển. Đặc biệt là việc tổ chức lại các doanh nghiệp sáp nhập các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, làm ăn khơng hiệu quả thành các doanh nghiệp có quy mơ thích hợp mang lại lợi thế cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng nên chủ động đệ trình những vấn đề nổi cộm hiện nay để Nhà nước có hướng quản lý, giải quyết.

+ Liên kết giữa các doanh nghiệp: Việc liên kết giữa các doanh nghiệp bao gồm liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, các doanh nghiệp sản xuất thuốc với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành liên quan như các doanh nghiệp hoá dược, các doanh nghiệp sản xuất bao bì dược…

Với các doanh nghiệp sản xuất ngoài việc sáp nhập để tăng quy mơ, hình thành tập đồn về dược phẩm thì các doanh nghiệp cịn có thể liên kết,

biến đổi chức năng hoạt động để hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ làm ăn khơng hiệu quả, khơng có khả năng cạnh tranh thì ngồi việc sáp nhập các cơng ty này có thể biến đổi chức năng hoạt động trở thành những vệ tinh thực hiện gia công một số công đoạn sản xuất mà họ có lợi thế trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất hiện tại cho các công ty lớn hơn.

Các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối cũng cần tăng khả năng liên kết để có thể chun nghiệp hố hệ thống phân phối Việt Nam và tiến hành phân phối hiệu quả hơn.

Việc đẩy mạnh tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong các ngành liên quan là hết sức cần thiết để doanh nghiệp có thể đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.

+ Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Việc đẩy mạnh liên kết này không chỉ giúp doanh nghiệp ổn định đầu vào mà còn giúp phát triển ngành ni trồng dược liệu ở Việt Nam

KẾT LUẬN

Có thể nói thị trường dược phẩm Việt Nam đang là một thị trường đầy tiềm năng, nếu biết khai thác tốt sẽ không những tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển mà còn tiết kiệm được một lượng lớn ngoại tệ nhập khẩu. Nhìn chung, ngành dược phẩm Việt Nam trong thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển. Ngành cũng đã có những bước phát triển tốt đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước và đang từng bước được hoàn thiện để thay thế dược phẩm ngoại nhập. Tuy nhiên với tiềm năng còn hạn chế nên việc cạnh tranh cịn nhiều khó khăn. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược phát triển ngành là đến năm 2010 sản xuất trong nước đáp ứng được 60% trị giá tiền thuốc và năm 2015 là 70% thì trong những năm tới đây tồn ngành nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng cần thực hiện các biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng sản xuất có như vậy mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh từng bước thay thế hàng ngoại nhập và thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Dược phẩm việt nam – thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)