II. Đánh giá khả năng cạnh tranh của dƣợc phẩm Việt Nam với dƣợc phẩm ngoại nhập
2. Thực trạng phát triển của dƣợc phẩm ngoại tại thị trƣờng Việt Nam
2.2 Tác động của dược phẩm ngoại nhập đến thị trường dược phẩm Việt Nam
2.2.1 Sự biến động của giá thuốc
Trong những năm gần đây giá thuốc tại Việt Nam có xu hướng biến động mạnh và khó kiểm sốt. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc dược phẩm Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào thị trường dược phẩm thế giới. Các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại do vậy khi giá nguyên liệu biến động thì giá thuốc trong nước cũng biến dộng theo. Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì chỉ số giá tháng 12 năm 2007 của nhóm hàng y tế, dược phẩm đứng thứ 7/10 nhóm hàng chủ yếu. Chỉ số giá bình qn năm 2006 của nhóm hàng y tế, dược phẩm là 5.12% đứng thứ 6/10 và năm 2007 là 7.05 % đứng thứ 5/10 nhóm hàng chủ yếu. Tỷ lệ tăng của chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế là 63,95% so với mức tăng 93.36% của chỉ số giá tiêu dùng.
Tình trạng độc quyền trong phân phối thuốc cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động của giá thuốc tại Việt Nam.
2.2.2 Tình hình cung ứng thuốc nội cho bệnh viện
Như dã trình bày ở mục Hệ thống phân phối thuốc thì tỷ lệ dược phẩm nhập khẩu phân phối tại các bệnh viện vẫn chiếm một tỷ lệ cao và khó thay thế (Năm 2007 là 51.7%). Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng thuốc đặc trị tại các bệnh viện và việc các bác sĩ chủ yếu vẫn có thói quen kê đơn thuốc ngoại cho bệnh nhân.
Tình trạng tiêu dùng nhiều thuốc ngoại cũng xảy ra tương tự ở các nhà thuốc Việt Nam. Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam năm 2007 thì số lượng thuốc nội được bán ở khối nhà thuốc là 60% nhưng tổng số tiền để mua thuốc chỉ đạt 32%. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với dược phẩm Việt Nam.
3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của dƣợc phẩm Việt Nam với dƣợc phẩm ngoại nhập phẩm ngoại nhập
Có thể nhận thấy việc cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập chủ yếu diễn ra ở các sản phẩm tân dược - những sản phẩm Việt Nam có khả năng sản xuất nhưng vẫn tiến hành nhập khẩu. Khả năng các doanh nghiệp dược Việt Nam có thể chế biến nguyên vật liệu và sản xuất cung ứng đầy đủ nhu cầu về các loại thuốc đặc trị của người dân là không thể xảy ra trong những năm tới đây. Vì vậy, ngành dược Việt Nam vẫn phải chấp nhận nhập khẩu các mặt hàng mà trong nước chưa có khả năng sản xuất để đáp ứng nhu cầu phòng chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng mà chúng ta có khả năng sản xuất thì các doanh nghiệp phải có chiến lược cạnh tranh nhất định để tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường đặc biệt là trong những năm tới khi sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn khi lộ trình mở của ngành dược theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đang đến gần. Trên cơ sở tiềm lực sẵn có và những lợi thế có được dược phẩm Việt Nam có thể áp dụng các chiến lược cạnh tranh sau:
Cạnh tranh nhấn mạnh vào chi phí thấp: Việt Nam là một nước có
nền kinh tế đang xếp vào nhóm nghèo trên thế giới. Thu nhập của đại đa số người dân còn thấp mối quan tâm của họ về sản phẩm là giá cả. Các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ sản xuất những mặt hàng thông thường phục vụ đại đa số người sử dụng. Mặt khác với lợi thế sản xuất tại chỗ, chi phí cho nhân cơng thấp, chi phí cho việc vận chuyển bảo quản thuận lợi hơn nhiều so
với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy dược phẩm Việt Nam nên lựa chọn chiến lược cạnh tranh nhấn mạnh vào chi phí thấp.
Mặt khác với khí hậu thuận lợi cho việc ni trồng dược liệu kể cả các loại cây con quý hiếm, có giá trị cao trên thế giới, cùng với vốn kinh nghiệm quý giá của thuốc cổ truyền phù hợp với xu hướng ngày càng trở về với thuốc thảo dược làm thuốc trên thế giới hạn chế những tác dụng không mong muốn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất thuận lợi cho việc kế thừa các loại thuốc đơng y tạo nên sự khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh. Đây cũng chính là điều kiện để dược phẩm Việt Nam có thể lựa chọn chiến lược khác biệt hoá
trong cạnh tranh với các loại thuốc ngoại nhập. Tuy nhiên để khai thác được lợi thế này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược phát triển cụ thể. Xây dựng vùng nguyên liệu và đầu tư cho việc nghiên cứu sản xuất các loại thuốc có nguồn gốc y học cổ truyền có như vậy thuốc sản xuất ra mới có chỗ đứng trên thị trường.
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và mơ hình bệnh tật của người Việt Nam như đã nêu ở trên, các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ khơng dủ tiềm lực tài chính cũng có thể lựa chọn chiến lược tập trung hoá. Tập trung vào sản xuất các loại thuốc có nhu cầu lớn của Việt Nam như các loại thuốc về nhiễm trùng hoặc kí sinh trùng, ỉa chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sốt rét. Đây là những loại bệnh có tỉ lệ người Việt Nam mắc phải là rất cao, khơng địi hỏi kĩ thuật cao trong q trình sản xuất. Vì thế có thể giúp các doanh nghiệp này tồn tại và cung cấp một lượng thuốc thiết yếu cho người dân.
Đối với doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn có tiềm năng tài chính lớn hơn nên được khuyến khích, hỗ trợ sử dụng chiến lược trọng tâm hố thơng qua việc sản xuất, kinh doanh những loại thuốc đặc trị, những sản phẩm đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao với phân khúc thị trường có thu nhập cao về hệ thống y bác sĩ điều trị, bệnh viện hoặc các loại thuốc mang tính xã hội cao như: lao, AIDs, ung thư…Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất
được các loại thuốc đặc trị có chất lượng tương đương với dược phẩm nhập ngoại. Điều này đã thúc đẩy ngành dược phẩm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nói riêng nỗ lực hơn nữa trong việc thâm nhập vào thị trường thuốc đặc trị, thị trường mang lại lợi nhuận cao và góp phần giảm giá thành, giảm lượng chi cho ngoại tệ.