Dự báo cung cầu các sản phẩm dầu khí tại Việt Nam tới năm

Một phần của tài liệu Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của tổng công ty dầu khí việt nam (Trang 36 - 40)

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾN LƢỢC ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG THĂM DỊ KHAI THÁC DẦU KHÍ.

3. Dự báo cung cầu các sản phẩm dầu khí tại Việt Nam tới năm

2020

3.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm dầu khí của Việt Nam đến năm 2010 và 2020.

Là một một nước đang phát triển, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam tăng rất nhanh. Theo dự báo của Bộ Thương mại, mức tăng trung bình từ năm 2002 đến năm 2005 khoảng 8%, và từ năm 2006 đến năm 2010 khoảng 6%, sau đó sẽ giảm dưới 5%/năm tới năm 2020. Còn theo dự báo của Viện chiến lược-Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhu cầu về các sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam được xác định vào khoản 12 triệu

tấn vào năm 2005; 17 triệu tấn vào năm 2010 và 26 triệu tấn vào năm 2020. Tuy nhiên các dự báo trên chưa tính tới các yếu tố đột biến, và theo tính tốn của các chuyên gia Ngân hàng thế giới thì con số dự báo sẽ thấp hơn nhu cầu thực tế của nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay Đảng và nhà nước ta đang quyết tâm phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nhu cầu thực tế về năng lượng tính theo đầu người ít nhất cũng xấp xỉ Thái Lan hiện nay. Như vậy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam vào năm 2020 có thể phải trên 30 triệu tấn/năm.

Đối với các sản phẩm hoá dầu, con số dự báo nhu cầu cho giai đoạn 2001-2010 cũng tăng nhanh lên tới trên 10%/năm, giai đoạn 10 năm tiếp theo là khoảng trên 5%/năm. Theo dự báo của Bộ Cơng nghiệp, nhu cầu với tổng sản phẩm hố dầu các năm 2005, 2010, 2020 lần lượt là trên 5 triệu, 8 triệu và 17 triệu tấn.

Nhu cầu tiêu thụ khí đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là khu vực phía Nam, bao gồm các nhu cầu cho sản xuất điện, cho các ngành công nghiệp khác và cho dân sinh. Cho đến năm 2010 nhu cầu tiêu thụ khí cho sản xuất điện vẫn là lớn nhất. Theo “Tổng sơ đồ phát triển Điện lực V” đã được chính phủ phê duyệt trong giai đoạn từ 2001 đến 2010 có xét đến triển vọng cho 2020 là trên 7000 MW, chiếm khoảng 30-40% tổng công suất và năm 2020 là khoảng 10.000-14.000MƯ. Vậy nên nhu cầu tiêu thụ khí cho sản xuất điện được dự báo cho năm 2010 là trên 8 tỷ m3

khí và cho năm 2020 là khoảng 14-19 tỷ m3

.

3.2. Dự báo trữ lượng và khai thác dầu khí trong nước

Theo những kết quả tìm kiếm thăm dị trong những năm vừa qua thì tổng trữ lượng dầu khí có thể thu hồi dự báo vào khoảng 5-6 tỷ m3

dầu quy đổi, tập trung chủ yếu ở thềm lục địa (tới 99%); (So với tiềm năng

dầu khí của các nước trong khu vực Đơng Nam Á, Việt Nam được xếp ở mức trung bình).

Đến nay đã có phát hiện dầu khí tại hơn 65 cấu tạo chủ yếu ở các vùng nước nông tới 200m, với trữ lượng phát hiện khoảng 1.530 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó có các mỏ dầu khí thương mại như Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga-Kekwa, Cái Nước, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Rồng Đôi Tây, Kim Long… đang khai thác hoặc chuẩn bị đi vào khai thác. Phần lớn trữ lượng tiềm năng còn lại (trên 60% tổng tiềm năng) tập trung chủ yếu ở ngoài khơi vùng nước sâu, xa bờ và các vùng chồng lấn.Đánh giá hiện nay của Petrovietnam cho rằng tiềm năng và trữ lượng khí thiên nhiên lớn hơn dầu.

Với nhịp độ phát triển thị trường tiêu thụ hiện nay, sản lượng khí có thể tăng dần, từ 1,9 tỷm3

năm 2002 lên tới gần 6 tỷ m3 năm 2005 và 12 tỷ m3 năm 2010 với nguồn cung cấp chính ở phía Nam. ở miền Bắc và miền Trung, ngoài mỏ Tiền Hải C, dự báo sẽ có một số mỏ cung cấp khí tiờu dựng ti ch.

0 10 20 30 40 50 60 70 T ri ệu t ấn d ầu ( q u y đ ổi ) 1995 2000 2005 2010 2015 2020 Năm

Dự báo cân bằng cung cầu năng l-ợng của Việt Nam

Cỗu Cung

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Như vậy, các nguồn năng lượng trong nước có thể sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là sau năm 2015. Để cân đối cung-cầu về năng lượng, Việt Nam cần bổ sung khoảng 5-6 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2020 và có thể nhiều hơn trong các năm tiếp theo.

Đây là một vấn đề hết sức cấp bách của ngành năng lượng Việt Nam nói chung và của ngành dầu khí nói riêng. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta cần tích cực khẩn trương hơn nữa trong hoạt động thăm dò khai thác ở nước ngoài để đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng quốc gia

Một phần của tài liệu Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của tổng công ty dầu khí việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)