PETROVIETNAM TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI.
1. Điểm mạnh:
Trong nhiều năm qua, ngành Dầu khí được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh của đất nước. Và sau hơn 27 năm xây dựng và phát triển, Petrovietnam đã có tiền đề về cơ sở vật chất, nhân lực để phát triển tồn diện nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài ngun dầu khí của đất nước; đồng thời góp phần thúc đẩy q trình Cơng nghiệp hố và Hiện đại hoá đất nước. Đây là một trong những điểm mạnh cơ bản giúp Petrovietnam vững tin tiếp tục thực hiện Chiến lược đầu tư nước ngồi trong thăm dị khai thác dầu khí. Hơn nữa, Petrovietnam cịn có những điểm mạnh sau:
Có điều kiện và khả năng tích luỹ cho phát triển nguồn nội lực cũng như thu hút đàu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài, từng bước hội nhập bình đẳng vào cộng đồng dầu khí khu vực và quốc tế
Có nhiều kinh nghiệm vì được tiếp cận với các thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại về TK-TD-KT dầu khí trong giám sát việc thực hiện các hợp đồng chia sản phẩm của các nhà thầu nước ngòai
Đã xây dựng và đang tham gia điều hành thành cơng một số dự án thăm dị, khai thác với các Nhà thầu dầu khí ở trong nước và nước ngịai
Có đội ngũ cán bộ chuyên gia được học tập và đào tạo ở các nước có ngành cơng nghiệp dầu khí phát triển.
Có đội ngũ cán bộ trưởng thành qua kinh nghiệm công tác trong các dự án thăm dị – phát triển-khai thác dầu khí ở Việt nam.
Khối tập thể thống nhất, địan kết, có ý chí đấu tranh chống các tệ nan tham nhũng, quan liêu mang lại sự lành mạnh trong các họat động về đầu tư
2. Điểm yếu:
Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, Petrovietnam cũng có những điểm yếu như sau:
Nguồn nội lực trong nước có nhiều hạn chế. Về tiềm năng dầu: theo dự báo nguồn dầu thô khai thác trong nước không vượt quá mức 25 triệu tấn/năm đến năm 2010 và sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế Việt Nam khoảng vào sau năm 2015.Tiền năng khí: Phong phú hơn nhưng chi phí khai thác khí ngồi biển cao, hộ tiêu thụ khí phát triển chậm.
Năng lực cạnh tranh: Khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới các chuyên ngành chế biến dầu khí và dịch vụ dầu khí… cịn bị hạn chế.
Những hạn chế về hiểu biết môi trường kinh doanh cũng như kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành kinh doanh quốc tế cũng là một điểm yếu lớn.
Lực lượng trình độ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của đội ngũ cán bộ, chuyên gia dầu khí Việt Nam tuy đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa đồng bộ. Số lượng nhân viên có năng lực cho hoạt động quốc tế cịn khá ít để đảm đương u cầu triển khai các dự án ở nước ngoài.
Cơ chế tài chính đang áp dụng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và tạo điều kiện tự chủ tài chính cho Petrovietnam. Petrovietnam vẫn chưa thực sự hoạt động như một doanh nghiệp thực thụ. Hệ thống định chế tài chính chưa đầy đủ và hồn chỉnh, chưa phát huy được vai trò trong việc thu xếp, quản lý và sử dụng vốn.
Tiềm năng tài chính của Petrovietnam quá nhỏ so với nhu cầu đầu tư phát triển, đặc biệt là hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Vốn dành cho hoạt động thăm dị khai thác ở nước ngồi cịn hạn chế. Việc huy động và duy trì được nguồn vốn đầu tư cũng là một vấn đề hết sức nan giải.
Cơ chế quản lý và điều hànhdự án ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu kinh doanh quốc tế của ngành vẫn cịn chưa đầy đủ.
3. Cơ hội
Có rất nhiều cơ hội mở ra cho Petrovietnam trong vực đầu tư thăm dị khai thác dầu khí trên trường quốc tế. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là thúc đẩy và phát triển quan hệ chính trị và kinh tế của Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Mối quan hệ chính trị và các thoả thuận, chương trình hợp tác kinh tế cấp nhà nước và chính phủ với các nước giàu tiềm năng dầu khí mở đường cho Petrovietnam thâm nhập vào thị trường thăm dị khai thác dầu khí ở các nước giàu tiềm năng.Những mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam với các nước ASEAN cũng như với nhiều nước
Đông Âu cũ cho phép Petrovietnam tiếp cận nhiều cơ hội đầu tư ở các nước khác nhau. Ngoài ra, bằng việc tranh thủ quan hệ chính trị kinh tế của Việt Nam với các nước Trung Đông và Bắc Phi, Petrovietnam có cơ hội giành được những dự án quan trọng, nhanh chóng thâm nhập và có chỗ đứng ở các khu vực này.
Bên cạnh đó, sau khi nhiều cơng ty dầu khí thế giới sáp nhập hoặc điều chỉnh chiến lược và nhờ những diễn biến phức tạp trong mơi trường chính trị và kinh tế trong khu vực, cơ hội hội tham gia các dự án phát triển mỏ hoặc mua tài sản mỏ xuất hiện ngày càng nhiều. Đồng thời, xuất hiện hàng loạt các cơ hội thăm dị diện tích mới, diện tích đã hồn trả cad phát triển các mỏ đã được phát hiện ở các nước, khu vực giàu tiềm năng dầu khí.
4. Thách thức
Hệ thống pháp luật Việt Nam còn chưa bao quát theo kịp với nhu cầu phát triển của ngành dầu khí. Chính vì thế, cơ chế, hành lang pháp lý phù hợp với yêu cầu kinh doanh quốc tế vẫn còn thiếu. Các văn bản pháp lý hiện hành về đầu tư ra nước ngoài chưa phù hợp với đặc thù hoạt động dầu khí quốc tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đầy biến động, giá dầu thô không ổn định, sự sáp nhập các tập đồn dầu khí xun quốc gia đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt.
Bên cạnh những rủi ro thương mại, rủi ro chính trị (chiến tranh, cấm vận, nội chiến), rủi ro kinh tế (kinh tế suy thoái, khủng hoảng) cũng là những thách thức đáng kể đối với việc đầu tư vào thăm dị khai thác dầu khí.
Như vậy, tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như
đường thực hiện chiến lược đầu tư thăm dị khai thác dầu khí ở nước ngoài. Nhận thức được điều này, chính là nhằm giúp cho Petrovietnam có thể phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách để tiến tới thành công.