Lựa chọn mơ hình đo lường cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 82)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cạnh tranh và các mơ hình đo lường cạnh tranh

3.1.3. Lựa chọn mơ hình đo lường cạnh tranh

Các chỉ số cấu trúc ngành được biểu hiện bởi mức độ tập trung thị trường thường được sử dụng để giải thích tác động của cạnh tranh trong lĩnh vực NH (Bikker, 2004). Các mơ hình cấu trúc này có lợi thế là khơng địi hỏi q nhiều dữ liệu và có thể dễ dàng ước tính ở cấp độ ngành hoặc quốc gia. Tuy nhiên, việc đo lường cạnh tranh thông qua các chỉ số tập trung thị trường bị hạn chế cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Theo giả thuyết SCP, sự gia tăng mức độ tập trung được xem như là cơ hội cho những hành vi thông đồng giữa các NH, dẫn đến việc định giá và đẩy lợi nhuận độc quyền lên cao hơn. Hay nói cách khác, thị trường càng tập trung thì cạnh tranh sẽ càng thấp. Một thị trường hoàn toàn tập trung sẽ triệt tiêu hành vi cạnh tranh của các NH. Trong khi đó, lý thuyết “Contestable Markets” cho rằng một thị trường tập trung vẫn có thể tồn tại sự cạnh tranh nếu các rào cản gia nhập thị trường thấp (Baumol & cộng sự, 1982). Một số ý kiến khác lại cho rằng hành vi thơng đồng có thể được duy trì ngay cả khi thị trường ít tập trung. Chẳng hạn, các hợp đồng kinh tế đa lĩnh vực có thể tăng động lực cho sự thông đồng thông qua việc điều

chỉnh các chi phí và lợi ích tương ứng nhằm lôi kéo sự hợp tác (Bernheim & Whinston, 1990). Mặt khác, giả thiết ES cho thấy cấu trúc của thị trường có thể bị thay đổi bởi HQHĐ của các NH. Theo đó, các NH có hiệu quả cao hơn sẽ có xu hướng mở rộng thị phần khiến thị trường trở nên tập trung hơn. Do đó, các chỉ số về mức độ tập trung không phải là ngoại sinh và có thể khác biệt bởi hiệu quả. Như vậy, mặc dù phương pháp tiếp cận cấu trúc thường được sử dụng trong các nghiên cứu gần đây ở các nước có hệ thống NH kém phát triển hơn, các thước đo này vẫn cịn hạn chế. Đặc biệt là khi đã có nghiên cứu kết luận rằng, mối liên hệ giữa tập trung và cạnh tranh rất yếu trong ngành NH (Claessens & Laeven, 2004).

Đối với phương pháp tiếp cận phi cấu trúc, mặc dù chỉ số H-statistics được một số nhà nghiên cứu sử dụng để điều tra mức độ cạnh tranh trong ngành NH, nhưng nó tồn tại hai nhược điểm lớn. Trước hết, chỉ số H-statistics được phát triển dựa trên mơ hình tĩnh và khơng có một giới hạn cụ thể (Leuvensteijn & cộng sự, 2011). Nói cách khác, thước đo này được ước tính trong một mức độ không chắc chắn. Hơn nữa, theo Claessens & Laeven (2004), giả thiết về một thị trường cân bằng là không thực tế do sự gia nhập và rút lui của các NH. Hai nhược điểm này có thể dẫn đến những hạn chế khi giải thích kết quả của chỉ số H-statistics.

Mặt khác, chỉ số Boone khai thác sự tái phân bổ từ đơn vị phi hiệu quả sang đơn vị hiệu quả. Hiệu ứng tái phân bổ là một đặc tính nổi bật của việc tăng cường cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ số Boone cũng có hai nhược điểm. Trước hết, hiệu quả trong ngắn hạn đôi khi khơng chỉ thể hiện ở chi phí thấp hơn hay lợi nhuận cao hơn. Chẳng hạn, một NH có thể tận dụng sự hiệu quả để phát triển các sản phẩm mới hoặc mở rộng mạng lưới chi nhánh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong tương lai, điều này sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của các NH. Tabak & cộng sự (2012) cho rằng một phần hiệu quả của các NH sẽ được chuyển đến người tiêu dùng. Thứ hai, giống với H-Statistics, chỉ số Boone cũng khơng có một giới hạn nhất định, nghĩa là khơng có sự kỳ vọng chắc chắn.

Một số nghiên cứu đã chứng minh chỉ số Lerner có lợi thế hơn so với H-Statistic và chỉ số Boone. Theo Demirguc-Kunt & Peria (2010), chỉ số Lerner không phải là một thước đo cân bằng của cạnh tranh trong dài hạn, thay vào đó, nó có thể được tính tốn tại mỗi thời điểm khác nhau. Về cơ bản, chỉ số Lerner được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa giá đầu ra và chi phí biên chia cho giá đầu ra. Quan điểm xây dựng chỉ số này là cạnh tranh thị trường cũng có thể được phản ánh từ hiệu quả. Mức độ hiệu quả của các

NH càng cao phản ánh mức độ cạnh tranh trên thị trường càng thấp. Theo Maudos & Solis (2011), chỉ số Lerner là một chỉ số đo lường cạnh tranh bắt nguồn từ các vấn đề về tối ưu hóa NH và do đó trình bày một cơ sở lý thuyết vững chắc. Chỉ số Lerner đại điện cho quyền lực định giá của các NH trên thị trường. Chỉ số này được phép thay đổi linh hoạt ở cấp độ NH và theo thời gian, do đó, nó có thể nắm bắt tốt hơn sức mạnh thị trường. Coccorese (2009) lập luận rằng, chỉ số Lerner là một sự phản ánh chính xác sức mạnh thị trường của mỗi NH bởi vì nó phản ánh những hành vi bắt nguồn từ sự cạnh tranh độc quyền hoặc hoàn hảo. Mối quan hệ giữa các biến quan trọng có thể được đánh giá tốt hơn bởi sự nhất quán cao trong việc kết hợp giữa sức mạnh thị trường với khả năng sinh lời của NH (Ariss, 2010). Mặc dù phí bảo hiểm rủi ro khơng được tính vào giá đầu ra của các NH khi ước lượng, chỉ số Lerner đã tránh khỏi sự lệ thuộc tích cực với quy mơ đầu ra có thể tăng cao do độc quyền. Hầu hết các phương pháp tiếp cận đều đo lường cạnh tranh tổng thể cho cả ngành, trong khi chỉ số Lerner là phương pháp duy nhất đo lường cạnh tranh cho mỗi NH (Berger & cộng sự, 2009). Như vậy, với những ưu điểm vượt trội, chỉ

số Lerner sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, để đảm bảo tính nhất quán của các kết quả nghiên cứu, tác giả sử dụng thêm chỉ số Lerner được điều chỉnh để đo lường cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)