CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1.2. Tác động của các yếu tố phi cạnh tranh đến hiệu quả của các ngân hàng
Bên cạnh các tác động của cạnh tranh, nghiên cứu còn phát hiện ra một số yếu tố quan trọng khác có ảnh hưởng đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam. Việc xem xét đồng thời các yếu tố khác nhau có tác động đến hiệu quả NH sẽ cho ta một góc nhìn tồn diện hơn về vấn đề cần nghiên cứu, cụ thể:
Quy mô và hiệu quả chi phí của các NH có mối quan hệ tích cực với nhau. Tức là, các NH có quy mơ càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả hay các NHTM Việt Nam đã tận dụng được lợi thế kinh tế về quy mô. Kết quả này tương đồng với Bourke (1989); Molyneux & Thornton (1992); Bikker & Hu (2002); Goddard & cộng sự (2004); Perera & cộng sự (2007); Elsas & cộng sự (2010).
Biến State có tác động tích cực đến HQHĐ của các NH, nghĩa là các NH có trên 50% vốn được sở hữu bởi Nhà nước sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với các NH khơng có hoặc có ít vốn Nhà nước. Kết quả này đã ủng hộ nghiên cứu của Isik & Hassan (2002), Girardone & cộng sự (2004), Perera & cộng sự (2007), Ariff & Can (2008), Chortareas & cộng sự (2012) và Barros & Wanke (2014).
Tương tự, M&A cũng tác động tích cực đến hiệu quả NH, tức là các NH trải qua M&A sẽ hoạt động hiệu quả hơn trước (Al-Sharkas & cộng sự, 2008). Đây là động lực để các NH có thể tăng cường triển khai các hoạt động M&A trong thời gian tới. Tuy
nhiên, riêng các NH quốc doanh cần chú ý duy trì tỷ trọng cổ phần của Nhà nước đủ để đảm bảo kiểm soát hoạt động của NH.
Bảng 5.3. Tóm tắt các kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu
Biến phụ thuộc DEA_CE SFA_CE OPI
DEA_CEt-1 + SFA_CEt-1 - OPIt-1 + Lerner - - - Lerner2 + + + Adj_Lerner - - - Adj_Lerner2 + + + Size + + + Div_income - - Loan_to_assets - - Cost_to_income - - State + + M&A + + Cris_period - - - Res_period - - - Lerner*State Lerner*M&A Lerner*Cris_period + + + Lerner*Res_period + + + Adj_Lerner*State Adj_Lerner*M&A - - Adj_Lerner*Cris_period + + Adj_Lerner*Res_period + + Bank_development + Free_economic + - Inflation - + + GDP_growth + + -
Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả ước lượng
Đồng quan điểm với Tan & Floros (2012) và Tan (2016), kết quả ước lượng các mơ hình nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tốc độ phát triển ngành với HQHĐ của các NH. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như mở rộng mạng lưới giao dịch, các NH sẽ có điều kiện để cải thiện hiệu quả phục vụ khách hàng cả về quy mô lẫn chất lượng.
Mặt khác, hiệu quả chi phí của các NH lại chịu sự tác động tiêu cực từ đa dạng hóa thu nhập. Điều này cho thấy chính sách đa dạng hóa hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhiều NH đã thực hiện đầu tư, góp vốn vào các lĩnh vực phi tài chính chứa đựng nhiều rủi ro trong khi năng lực và kinh nghiệm về lĩnh vực này còn thiếu và yếu. Kết quả ước lượng này tương đồng với các nghiên cứu của DeYoung & Roland (2001), Stiroh (2004) và Stiroh & Rumble (2006).
Quy mô các khoản cho vay và chi phí hoạt động cũng có tác động tiêu cực đến hiệu quả NH. Điều này có nghĩa là, nếu các NH phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động cho vay khi hệ thống quản trị tín dụng chưa thực sự tốt và năng lực quản lý chi phí cịn yếu kém (chi phí hoạt động tăng nhanh hơn so với thu nhập) thì hoạt động sẽ càng kém hiệu quả (Bourke, 1989; Alper & Anbar, 2011).
Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính và tái cấu trúc hệ thống NH cũng có tác động tiêu cực đến hiệu quả. Điều thú vị là hầu hết trị tuyệt đối hệ số ước lượng của biến Cris_period đều lớn hơn so với biến Res_period, ngụ ý rằng hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng tài chính là kém hiệu quả nhất và trong giai đoạn tái cấu trúc, các NH sẽ kém hiệu quả hơn so với trước khi hệ thống NH được tái cấu trúc. Điều này có thể được giải thích rằng, khi cấu trúc hệ thống NH mới đang dần được hình thành từ tái cơ cấu, vẫn còn nhiều khiếm khuyết chưa được khắc phục khiến các NH lúng túng và chưa phát huy được hiệu quả. Có một số nghiên cứu cũng đồng tình về mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả NH với khủng hoảng tài chính (Albertazzi & Gambacorta, 2009; Ashamu & Abiola, 2012) hay với sự thay đổi cấu trúc ngành (Thoraneenitiyan & Avkira, 2009).
Ngồi ra, nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy các bằng chứng thực sự rõ ràng về tác động của tự do kinh tế, lạm phát và tăng trưởng GDP đến hiệu quả NH. Cụ thể, sự không tập trung thu nhập có tác động tích cực đến DEA_CE nhưng lại có có tác động tích cực đến SFA_CE và OPI. Kết quả này hoàn toàn trái ngược lại đối với biến lạm phát. Mặt khác, cả mức độ tự do minh tế và tăng trưởng GDP đều có tác động tích cực
đến DEA_CE nhưng lại quan hệ tiêu cực với OPI, trong khi tác động đến SFA_CE lại khơng có ý nghĩa thống kê.