Biến Số quan sát Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Cực tiểu Cực đại Tổng chi phí (TC) 412 7.939 2.980 12.252 7 67.613 Dư nợ cho vay (TL) 412 72.472 20.350 135.564 64 876.238 Tài sản sinh lời khác (OEA) 412 45.440 21.029 61.773 37 485.696 Chỉ tiêu ngoại bảng (OSA) 412 18.135 2.707 37.444 0 336.905 Tiền gửi khách hàng (TD) 412 81.606 24.458 145.241 40 1.007.851 Chi phí nhân viên (PE) 412 991 257 1.822 2 11.195 Vốn vật chất (TFA) 412 1.270 508 1.944 1 11.437 Giá tiền gửi (W1) 412 0,0942 0,0785 0,0516 0,0225 0,3927 Giá nhân viên (W2) 412 0,1428 0,1344 0,0746 0,0084 0,4149 Giá vốn vật chất (W3) 412 1,0522 0,7293 1,2661 0,0516 16,227
Nguồn: Tính tốn từ phần mềm Stata 14.2
Bảng 4.1 trình bày tóm tắt kết quả thống kê số quan sát, giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và bé nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu của các biến số được sử dụng trong các mơ hình ước lượng các chỉ số hiệu quả biên (DEA_CE và
SFA_CE). Có thể nói, cho vay là một hoạt động quan trọng của các NHTM Việt Nam, vì vậy, tài sản dư nợ cho vay ln chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của các NH với trung bình khoảng 72.472 tỷ đồng trong giai đoạn 2005 - 2017, trong khi trung bình các tài sản sinh lời khác chỉ khoảng 45.440 tỷ đồng. Mặc dù hoạt động ngoại bảng được phát triển bởi các NH trong những năm qua, nhưng chỉ đạt mức tối đa 336.905 tỷ đồng, thậm chí một số NH khơng có bất kỳ hoạt động ngoại bảng nào tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Mặt khác, nhìn vào độ lệch chuẩn của ba biến đầu ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng dư nợ cho vay của các NHTM Việt Nam có nhiều biến động hơn so với các biến đầu vào khác. Tuy nhiên, yếu tố có biến động lớn nhất phải kể đến tổng tiền gửi của khách hàng với độ lệch chuẩn lên tới 145.241 tỷ đồng. Tổng số tiền gửi của khách hàng thấp nhất là khoảng 40 tỷ đồng trong khi giá trị tối đa hơn 1.000.000 tỷ đồng. Ngồi ra, tổng chi phí của các NH cũng có sự biến động đáng kể và dao động ở mức trung bình 7.939 tỷ đồng. Trong đó, chi phí nhân viên của các NH chỉ chiếm một phần nhỏ với giá trị cao nhất chỉ 11.195 tỷ đồng. Về giá cả các yếu tố đầu vào, có thể thấy giá vốn vật chất có sự biến động lớn nhất trong khi giá tiền gửi ít biến động nhất với độ lệch chuẩn lần lượt là 1,2661 và 0,0516.
4.1.1.2. Các biến đo lường hiệu quả tổng hợp
Bảng 4.2 mơ tả tóm tắt các chỉ tiêu CAMELS được dùng để tính tốn hệ số hiệu quả tổng hợp của các NHTM Việt Nam. Trước tiên, có thể nhìn thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam khá cao với mức trung bình khoảng 11,624%. Kết quả này phần nào cho thấy nổ lực tiếp cận Basel II của các NH trong thời gian qua. Thứ hai, xét về chất lượng tài sản, trung bình các khoản nợ xấu chiếm khoảng 2,28% tổng dư nợ của toàn hệ thống trong giai đoạn 2005-2017. Tiếp theo, giá trị PTE trung bình của tất cả các NHTM Việt Nam có sự biến động rất thấp với độ lệch chuẩn 0,1957% cho thấy chất lượng quản lý năng suất lao động của các NH là tương đối đồng đều. Về khả năng sinh lời, nhìn chung, ROA của ngành NH Việt Nam trong thời gian qua là tương đối thấp với mức trung bình chỉ 0,9021%. Trong khi đó, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam lại có sự biến động khá lớn với độ lệch chuẩn 14,446% trong cả giai đoạn 2005-2017. Cuối cùng, trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất (ISG) của các NH Việt Nam phần lớn là âm và không ổn định với các giá trị khe hở nhạy cảm xoay quanh mức trung vị -5,4018% và độ lệch chuẩn đạt 15,785%. Điều này cho thấy rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam là tương đối lớn. Như vậy, dựa trên từng tiêu chí xếp hạng của
CAMELS có thể thấy, HQHĐ của hệ thống NH Việt Nam chưa thực sự tốt trong giai đoạn nghiên cứu.