Biến Số quan sát Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Cực tiểu Cực đại Độ an toàn vốn (ETA) 412 11,624 9,3448 7,9311 0,4061 71,206 Chất lượng tài sản (NPL) 412 2,2764 2,04 2,0154 0 28,091 Chất lượng quản lý (PTE) 412 0,2165 0,1877 0,1957 -1,6954 0,9499 Khả năng sinh lời (ROA) 412 0,9021 0,8383 0,8072 -5,7913 5,9518 Thanh khoản (LIQ) 412 44,156 43,319 14,446 9,9075 86,190 Độ nhạy cảm rủi ro (ISG) 412 -5,5069 -5,4018 15,785 -51,189 76,115
Nguồn: Tính tốn từ phần mềm Stata 14.2
4.1.2. Kết quả ước lượng các chỉ số hiệu quả
Bảng 4.3 trình bày kết quả ước tính hiệu quả chi phí biên và hiệu quả tổng hợp trung bình của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2017 theo từng phương pháp tiếp cận khác nhau. Có thể thấy, hiệu quả chi phí trung bình của các NH được tính theo phương pháp DEA thấp hơn so với phương pháp SFA, theo đó, điểm hiệu quả chi phí trung bình trong cả giai đoạn nghiên cứu của hai phương pháp lần lượt là 0,6076 và 0,9583. Quan sát trung bình các điểm hiệu quả chi phí theo từng năm có thể thấy, phi hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam theo phương pháp DEA có giá trị cao nhất là vào năm 2008 với điểm hiệu quả chi phí trung bình chỉ đạt 0,5085, trong khi SFA_CE thấp nhất là vào năm 2006 với mức trung bình 0,8917. Mặt khác, điểm hiệu quả tổng hợp OPI của các NHTM Việt Nam có giá trị thấp hơn rất nhiều so với hai chỉ số hiệu quả biên, thậm chí có cả giá trị âm. Điểm hiệu quả tổng hợp thấp nhất là vào những năm 2007 – 2009, điều này hoàn tồn hợp lý vì đây là giai đoạn diễn ra khủng hoảng tài chính tồn cầu. Ngồi ra, điểm hiệu quả chi phí biên và hiệu quả tổng hợp trung bình của các NH Việt Nam cũng có sự biến động khá mạnh mẽ sau khủng hoảng. Nguyên nhân có thể là do những tác động từ chính sách tái cấu trúc hệ thống NH ở những năm sau đó.