CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Các mơ hình đo lường hiệu quả
3.2.2. Phương pháp đo lường hiệu quả biên
3.2.2.1. Lựa chọn loại hiệu quả biên
Quyết định lựa chọn hướng tiếp cận hiệu quả có thể xuất phát từ cả ý nghĩa thực tế lẫn cơ sở lý thuyết. Tuy nhiên, Casu & Molyneux (2003) cho rằng việc lựa chọn hướng tiếp cận thích hợp khơng nên dựa vào lý thuyết. Trong một số nghiên cứu trước đây, việc lựa chọn định hướng tiếp cận thường dựa vào mục tiêu tiết kiệm đầu vào hay tăng cường đầu ra cũng như khả năng mà các đơn vị sản xuất có thể quản lý và kiểm sốt (đầu vào
hoặc đầu ra) tốt nhất. Ví dụ, đối với các ngành cơng nghiệp coi trọng việc kiểm sốt chi phí, định hướng đầu vào sẽ là lựa chọn tối ưu (Casu & Molyneux, 2003). Mặt khác, khi một NH (cơng ty) có lượng đầu vào cố định và được yêu cầu sản xuất càng nhiều đầu ra càng tốt, thì mơ hình thích hợp là mơ hình định hướng đầu ra (Coelli & cộng sự, 1998). Tuy nhiên, hiệu quả doanh thu ít được sử dụng vì một số hạn chế như bỏ qua chi phí, khơng đo lường hiệu quả từ năng lực quản lý nhằm tối ưu các nguồn lực kinh tế. Hơn nữa, một doanh nghiệp có hiệu quả doanh thu có thể là do mức độ tập trung thị trường cao hoặc do sức mạnh thị trường cho phép nó thơng đồng tăng giá đầu ra. Mặt khác, hiệu quả lợi nhuận đã nhận được một số chú ý trong các nghiên cứu NH (Maudos & cộng sự, 2002; Ariff & Can, 2008; Bonin & cộng sự, 2005; Isshaq & Bokpin, 2012). Tuy nhiên, hạn chế của hiệu quả lợi nhuận cũng có thể có được do tác động của sức mạnh thị trường hoặc hành vi thông đồng của các NH chi phối hoặc bởi môi trường kinh tế vĩ mô khiến biên độ lãi suất mở rộng, và do đó khơng thực sự phản ánh được hiệu quả. Ngoài ra, một số lập luận cho rằng, đối với một số NH, đặc biệt là các NH sở hữu nhà nước, mục tiêu có thể khơng phải tối đa hóa lợi nhuận mà là để hỗ trợ sự phát triển của những lĩnh vực cụ thể hoặc thúc đẩy tài chính ở các khu vực kém phát triển.
Dựa trên cơ sở thực tiễn nghiên cứu cho thấy rằng các ước tính định hướng đầu ra khơng phù hợp để đánh giá hiệu quả trong một lĩnh vực đang được tái cấu trúc như ngành NH Việt Nam. Tái cấu trúc đã mang lại những tiến bộ về công nghệ thông tin và tăng cường sự cạnh tranh. Cạnh tranh gia tăng sẽ buộc các NH phải tập trung vào chiến lược cắt giảm chi phí, ví dụ, bằng cách giới thiệu các sản phẩm sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại để tiết kiệm chi phí hơn. Do đó, hiệu quả tương đối của các NH được dự đoán sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng quản lý trong việc sử dụng tài nguyên của họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Elyasiani & Mehdian (1990) và Berger (2007) giả định rằng các NH có khả năng kiểm sốt nhiều hơn đối với chi phí chứ khơng phải các kết quả đầu ra. Theo Koetter & Meesters (2013), tối thiểu hóa chi phí là một điều kiện cần thiết và đầy đủ khơng chỉ cho lợi nhuận ngắn hạn, mà cịn cho sự tồn tại lâu dài của các NH. Phần lớn các nghiên cứu hiệu quả biên đều tập trung đo lường hiệu quả chi phí (Ferrier & Lovell, 1990; Berger & De Young, 1997; Fries & Taci, 2005; Mihai & Cristi, 2015). Do đó, luận án
này chỉ xem xét hiệu quả chi phí biên của các NH.
3.2.2.2. Các phương pháp tiếp cận hiệu quả biên
Để có thể xây dựng hàm sản xuất cho việc ước lượng hiệu quả biên, trước tiên cần phải lựa chọn các yếu tố đầu và đầu ra phù hợp cho hàm sản xuất. Liên quan đến các cách tiếp cận đầu vào và đầu ra của NH, Sufian (2011) cho rằng, kết quả đánh giá hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các biến mô tả HQHĐ. Theo Heffernan (2005), NH và
các tổ chức tài chính đều hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trong khi việc xác định và đo lường hiệu quả trong lĩnh vực dịch vụ là vấn đề không hề đơn giản, nhất là đối với các chủ thể kinh doanh dịch vụ tương đối đặc biệt như NH. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này nhưng vẫn chưa có sự nhất trí về định nghĩa cũng như cách lựa chọn đầu vào và đầu ra của các NH. Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận thích hợp đều cơ bản dựa trên tính sẵn có của dữ liệu. Theo đó, HQHĐ của các NH được các nhà nghiên cứu đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau và thường thơng qua bốn cách tiếp cận phổ biến là cách tiếp cận sản xuất, cách tiếp cận trung gian, cách tiếp cận lợi nhuận và cách tiếp cận giá trị gia tăng.
i) Phương pháp tiếp cận sản xuất (Production Approach)
Phương pháp tiếp cận này được đề xuất đầu tiên bởi Benston (1965) khi xem NH như là một đơn vị sản xuất sử dụng các nguồn lực của nó như vốn, tài sản cố định và con người để tạo ra sản lượng theo yêu cầu, đó là số giao dịch thanh tốn, các khoản tiền gửi và cho vay. Lim & Randhawa (2005) lập luận rằng phương pháp tiếp cận sản xuất thiếu thơng tin khả dụng về chi phí, thời gian và cơng sức lao động cho mỗi giao dịch. Những dữ liệu này rất khó thu thập và thường được thay thế. Việc thu thập dữ liệu về số lượng và quy mô giao dịch cũng rất hạn chế vì thường được các NH giữ bí mật. Mặt khác, Heffernan (2005) cho rằng số lượng giao dịch không phải là thước đo doanh thu hay lợi nhuận. Theo đó, các biến quan trọng để đo lường hiệu quả như quy mơ, chi phí lãi vay, doanh thu hoặc lợi nhuận trên mỗi giao dịch không được phương pháp này tính đến (Berger & Humphrey, 1997). Điều này có nghĩa là phương pháp tiếp cận sản xuất chỉ tập trung vào kết quả giao dịch chứ không quan tâm đến doanh thu được sinh ra từ các giao dịch này.
ii) Phương pháp tiếp cận trung gian (Intermediation Approach)
Phương pháp tiếp cận trung gian ban đầu được phát triển bởi Sealy & Lindley (1977). Phương pháp này thừa nhận rằng hoạt động kinh doanh cốt lõi của NH hoặc các tổ chức tài chính khác là để thực hiện chức năng trung gian tài chính giữa những người gửi tiền và người đi vay (Berger & Humphrey, 1997). Các NH không phải là nhà sản xuất ra các sản phẩm cho vay hay nhận tiền gửi mà là những nhà cung cấp dịch vụ (Mester, 2008; và Heffernan, 2005). Phương pháp tiếp cận trung gian xác định đầu ra là các tài sản tạo ra thu nhập như cho vay, chứng khoán, đầu tư và các dịch vụ NH quan trọng khác trong khi đầu vào là các nguồn vốn làm phát sinh chi phí lãi như tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán...
So với phương pháp tiếp cận sản xuất, Heffernan (2005) cho rằng phương pháp tiếp cận trung gian được hầu hết các nhà nghiên cứu ưa thích vì dễ dàng thu thập dữ liệu có sẵn từ các báo cáo tài chính. Elyasiani & Mehdian (1990) cho rằng phương pháp trung gian đề cập đến chi phí lãi vay là loại chi phí chủ yếu của NH do đó có thể cung cấp kết quả đo lường hiệu quả đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, hạn chế của cả hai phương pháp tiếp cận sản xuất và trung gian được Heffernan (2005) chỉ ra là đều bỏ qua chất lượng của các khoản vay và tiền gửi. HQHĐ của các NH có thể bị ảnh hưởng rất lớn bởi rủi ro tín dụng, trạng thái thanh khoản của NH, và các yếu tố bên ngoài như cạnh tranh và chu kỳ kinh tế.
iii) Phương pháp tiếp cận lợi nhuận (Profit Approach)
Phương pháp tiếp cận lợi nhuận, một biến thể của phương pháp trung gian, cho rằng NH cũng như mọi tổ chức kinh doanh khác, sẽ bỏ ra chi phí để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu cuối cùng là tạo ra thu nhập và mang về lợi nhuận (Drake & cộng sự, 2006). Bên cạnh thu nhập lãi từ các hoạt động cho vay truyền thống, các khoản mục tài sản ngoại bảng như các dịch vụ thu phí đã bắt đầu tăng trưởng và có tác động đáng kể đến tổng doanh thu của NH, các nghiên cứu gần đây đã bắt đầu tính đến các khoản mục tài sản này và xem chúng như các đầu ra có tác động tích cực đến HQHĐ của NH (Heffernan, 2005). Do đó, đầu ra của hoạt động NH chính là thu nhập từ lãi và thu nhập ngồi lãi trong khi đầu vào gồm chi phí lãi và chi phí ngồi lãi.
iv) Phương pháp tiếp cận giá trị gia tăng (Value‐added Approach)
Trong phương pháp tiếp cận giá trị gia tăng, các khoản mục trong bảng cân đối tài sản của NH (tài sản Có và tài sản Nợ) đều có thể là đầu ra vì chúng đều đóng góp vào giá trị hoặc liên quan đến việc tiêu thụ tài nguyên của NH (Berger & cộng sự, 1987). Khác với phương pháp tiếp cận trung gian, phương pháp giá trị gia tăng cho rằng tiền gửi nên được coi là đầu ra vì khách hàng đã đánh đổi chi phí cơ hội từ chúng với mục đích tạo ra giá trị gia tăng. Nếu chi phí huy động các nguồn tiền gửi thấp hơn chi phí cơ hội đó thì chúng nên được coi là đầu vào của NH (Hancock, 1985). Do đó, theo cách tiếp cận này, các loại tiền gửi và tín dụng đều được coi là đầu ra vì có vai trị tạo ra giá trị gia tăng đáng kể cho NH, trong khi đó đầu vào gồm lao động, chi phí vốn, tài sản cố định và chi phí lãi. Tóm tắt các yếu tố đầu vào và đầu ra theo các phương pháp tiếp cận HQHĐ của NH được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các phương pháp tiếp cận hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Phương pháp Đầu vào Đầu ra
Tiếp cận sản xuất Vốn, lao động, tài sản cố định Số giao dịch thanh toán, các khoản tiền gửi và cho vay. Tiếp cận trung gian Tiền gửi của khách hàng Cho vay, chứng khoán, đầu tư Tiếp cận lợi nhuận Chi lãi, chi ngoài lãi Thu lãi, thu ngoài lãi
Tiếp cận giá trị gia tăng Chi lãi, tiền lương, vốn, tài sản cố định
Tiền gửi, cho vay, đầu tư
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây
➢ Lựa chọn yếu tố đầu vào và đầu ra
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khi lựa chọn cách tiếp cận hiệu quả thường gặp phải vấn đề về việc nên xem tiền gửi là đầu vào hay đầu ra. Theo phương pháp tiếp cận trung gian, tiền gửi được xem là yếu tố đầu vào, lãi tiền gửi được coi là chi phí và lãi suất được trả là giá cả đầu vào (Berger & Humphrey, 1997). Trong khi đó, cách tiếp cận sản xuất và giá trị gia tăng lại xem tiền gửi là yếu tố đầu ra liên quan đến thanh khoản, dự trữ và các dịch vụ thanh toán được cung cấp cho người gửi tiền (Berger & Humphrey, 1991; Berger & Humphrey, 1997). Việc xác định vai trị của tiền gửi trong các mơ hình hiệu quả có thể tác động đáng kể đến các ước tính hiệu quả.
Theo Berger & Humphrey (1997), khơng có cách tiếp cận hồn hảo trong việc xác định các đầu vào và đầu ra vì khơng cách tiếp cận nào có thể phản ánh đầy đủ tất cả các hoạt động, vai trò của các đơn vị sản xuất, đặc biệt là đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực trung gian tài chính như NH. Dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, hai cách tiếp cận chính và được sử dụng phổ biến nhất để lựa chọn đầu vào và đầu ra khi đo lường hiệu quả NH là cách tiếp cận sản xuất (Sherman & Zhu, 2006) và cách tiếp cận trung gian (Staub & cộng sự, 2010). Ngồi ra, đơi khi các tác giả còn kết hợp cả hai cách tiếp cận theo phương pháp hai giai đoạn, tức là áp dụng các yếu tố đầu vào theo phương pháp tiếp cận sản xuất kết hợp với yếu tố tiền gửi để tạo ra các yếu tố đầu ra theo phương pháp trung gian (Casu & Molyneux, 2000; Sufian & Majid, 2007). Theo đó, nghiên cứu này khi đo lường hiệu quả biên của các NH cũng sử dụng phương pháp tiếp cận hai giai đoạn.
Bảng 3.4. Tóm tắt các biến được sử dụng để ước tính hiệu quả NH
Biến Tên gọi Cách tính
Đầu ra
TL Dư nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay khách hàng
OEA Tài sản sinh lời khác Chứng khoán đầu tư, chứng khốn kinh doanh, các khoản đầu tư, góp vốn của NH…
OSA Chỉ tiêu ngoại bảng Các khoản mục bảo lãnh và cam kết ngoại bảng.
Đầu vào
TD Tiền gửi khách hàng Tổng số dư tiền gửi khách hàng.
PE Chi cho nhân viên Chi phí cho nhân viên như chi lương và phụ cấp, các khoản chi đóng góp theo lương, chi trợ cấp. TFA Vốn vật chất Tài sản cố định bao gồm cả tài sản cố định hữu
hình và vơ hình.
Giá cả đầu vào
W1 Giá tiền gửi Chi phí lãi chia cho tổng số tiền gửi khách hàng. W2 Giá nhân viên Chi phí nhân viên chia cho tổng số nhân viên. W3 Giá vốn vật chất Chi phí liên quan đến vốn (chi phí hoạt động -
chi phí nhân viên) chia cho tổng tài sản cố định.
Nguồn: Đề xuất từ các nghiên cứu trước đây
Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả NH theo cách tiếp cận hai giai đoạn cũng như dựa trên nguồn dữ liệu hiện có của Việt Nam thì các khoản tiền gửi của khách hàng cùng với chi phí lao động và vốn sẽ là các yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra các sản phẩm đầu ra như các khoản cho vay và các tài sản sinh lời khác (Sealey & Lindley, 1977). Mặt khác, các nghiên cứu NH gần đây đã nhấn mạnh vai trò của các khoản mục ngoại bảng (OSA) (Lozano-Vivas & Pasiouras, 2010, 2014) vì OSA đã trở nên quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của NH và việc loại trừ chúng có thể dẫn đến việc đánh giá thấp mức sản lượng, từ đó dẫn đến những ước tính khơng chính xác về hiệu quả NH (Casu & Girardone, 2006). Do đó, giá trị của các chỉ tiêu ngoại bảng cũng được xem xét như một
yếu tố đầu ra. Ngồi ra, để tính hiệu quả phân bổ cũng như hiệu quả chi phí, giá của các đầu vào cũng được xem như các đầu vào nhằm nắm bắt chi phí của các NH. Giá của các đầu vào gồm giá tiền gửi (W1), giá nhân viên (W2) và giá vốn vật chất (W3). Cách tính các biến giá cả đầu vào được mô tả trong Bảng 3.4.
3.2.2.3. Các phương pháp đo lường hiệu quả biên
Hiệu quả biên là một kỹ thuật đo lường hiệu quả thông qua độ lệch của đầu vào, đầu ra, chi phí hoặc lợi nhuận của NH so với mức tối ưu (biên). Nó giả định rằng các NH khơng thể tối ưu hóa hồn tồn các mục tiêu hoặc hành vi kinh doanh của họ và do đó ln có một mức độ kém hiệu quả. Khái niệm về hiệu quả biên được thảo luận đầu tiên bởi Koopmans (1951) và Debreu (1951) với ý tưởng phát triển một khung tiêu chuẩn cho hiệu quả sản xuất (hàm sản xuất biên). Farrell (1957) sau đó đã phát triển các phương pháp và mơ hình để đo lường hiệu quả biên có thể áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực.
Nhìn chung, hiệu quả biên có thể được đo lường thơng qua hai loại phương pháp khác nhau: tham số hoặc phi tham số. Phương pháp tiếp cận phi tham số là một thuật toán quy hoạch tuyến tính được dùng để đánh giá hiệu quả của các cơng ty có nhiều đầu vào hoặc (và) nhiều đầu ra. Ưu điểm của phương pháp tham số là có tính đến các sai số ước lượng và không phụ thuộc nhiều vào số lượng NH trong mẫu cũng như số lượng đầu vào và đầu ra được sử dụng. Tuy nhiên, kết quả từ phân tích tham số lại phụ thuộc rất nhiều vào dạng hàm được chọn và các giả thiết phân phối chuẩn của sai số. Mặt khác, phương pháp phi tham số có thể khắc phục được các vấn đề này bởi vì nó khơng cần phải giả định dạng hàm sản ước lượng cũng như phân phối xác suất cho sự phi hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp phi tham số là khơng tính đến các sai số ngẫu nhiên trong và theo