CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2.1. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
5.2.1.1. Cải thiện điều kiện cạnh tranh của các ngân hàng
• Cơ sở đề xuất chính sách:
Mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và hiệu quả có thể được giải thích bởi thực tế là áp lực cạnh tranh càng lớn thì các NH càng hoạt động hiệu quả. Mục đích chính của chính sách cạnh tranh là để thúc đẩy cạnh tranh công bằng giữa các NH. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cạnh tranh có mối quan hệ phi tuyến tính với hiệu quả NH, tức là nếu cạnh tranh gia tăng đến một mức độ nhất định sẽ khơng cịn tác động tích cực nữa mà thay vào đó sẽ có tác động tiêu cực đến HQHĐ của các NH. Do đó, khi xây dựng chính sách cạnh tranh cũng cần tính đến việc xác định một giới hạn cạnh tranh nhất định trên thị trường, tránh để cạnh tranh vượt quá tầm kiểm sốt (cạnh tranh hồn hảo) có thể gây ra những tác động xấu đến hiệu quả NH.
Mặt khác, như đã được chứng minh bởi một số nghiên cứu trước đây (Claessens & Laeven, 2004; Yildirim & Philippatos, 2007; Wu & cộng sự, 2010), sự xâm nhập của các NH nước ngoài vào thị trường NH Việt Nam cần được thúc đẩy vì điều này sẽ giúp gia tăng áp lực cạnh tranh, tái cấu trúc ngành NH và khuyến khích các NH nội địa thay đổi cấu trúc quản trị theo hướng hiệu quả hơn.
• Nội dung chính sách:
Chính phủ nên tạo động lực để mỗi NH khơng ngừng đổi mới công nghệ, thực hiện chính sách giá cả đầu vào và đầu ra hợp lý, tiết kiệm nguồn lực và gia tăng năng suất lao động, từ đó giúp các NH có những sơ sở vững chắc để nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện HQHĐ. Hơn nữa, chính sách cạnh tranh cũng cần hướng đến việc bảo vệ và thúc đẩy gia tăng lợi ích của những người tiêu dùng các dịch vụ tài chính thơng qua việc gia tăng sự lựa chọn, được hưởng dịch vụ với chất lượng cao hơn và mức giá thấp hơn. Dựa vào kinh nghiệm của ngành NH ở Anh và châu Âu, để chính sách cạnh tranh được triển khai hiệu quả cần đảm bảo một số trụ cột sau:
i) Chống độc quyền và độc quyền nhóm: Điều này liên quan đến việc loại bỏ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm việc cố định giá cả (lãi suất, phí dịch vụ…) và các hành động lạm quyền khác bởi các NH nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường (được xác định là có thị phần vượt q 40%). Mặt khác, Chính phủ cần cân nhắc điều
chỉnh mức vốn pháp định phù hợp để nới lỏng các rào cản gia nhập thị trường, tạo điều kiện gia tăng cạnh tranh. Việc xác định mức vốn pháp định cần căn cứ vào sự cân đối thị phần của các NH, đảm bảo khơng có NH duy nhất nào chiếm lĩnh thị trường, đồng thời duy trì thị phần đối trọng giữa nhóm các NHTM Nhà nước và nhóm các NHTM cổ phần cũng như giữa các NH với các TCTD phi NH.
ii) Tự do hóa thị trường: Chính phủ cần hạn chế các rào cản xâm nhập thị trường, tạo điều kiện để các NH nước ngồi có thể tham gia vào nổ lực gia tăng cạnh tranh trên thị trường NH Việt Nam. Chính phủ nên để ngành NH vận hành theo cơ chế thị trường, hạn chế sự can thiệp kinh tế và quy định của Nhà nước, sự cạnh tranh “sòng phẳng” sẽ tạo động lực để các NH phải tự hoàn thiện mình, nâng cao HQHĐ. Theo đó, Quốc hội cần thảo luận ban hành các văn bản pháp luật về cạnh tranh dành riêng cho hệ thống NH và các TCTD.
iii) Kiểm soát viện trợ của Nhà nước: Chính sách cạnh tranh phân tích các biện pháp viện trợ của Nhà nước cần phải được đảm bảo không làm sai lệch mức độ cạnh tranh trong các thị trường đơn lẻ. Chẳng hạn, NHNN phải kiểm soát hoạt động tái cấp vốn ngắn hạn đối với các TCTD, hạn chế bơm vốn trung và dài hạn và có thể cho phá sản các NH quá yếu kém.
iv) Kiểm soát sáp nhập: Điều này liên quan đến việc điều tra kỹ các NH sáp nhập và NH tiếp quản vì sáp nhập hai NH lớn có thể sẽ dẫn đến việc họ chiếm lĩnh thị trường. Để việc thực thi chính sách cạnh tranh trong lĩnh vực NH có hiệu quả, Thống đốc NHNN nên thành lập một bộ phận chuyên trách, thường xuyên kiểm tra và giám sát cạnh tranh NH. Bộ phận này có nhiệm vụ thực thi các quy tắc, giám sát các hoạt động cạnh tranh, các thương vụ M&A NH, nhằm bảo đảm một môi trường cạnh tranh cơng bằng và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Như vậy, hàm ý chính sách quan trọng rút ra từ nghiên cứu là Chính phủ có thể tăng cường các điều kiện cạnh tranh hơn nữa bằng cách giảm bớt các trở ngại pháp lý, tuy nhiên về lâu dài, cần chú ý theo dõi và kiểm soát áp lực cạnh tranh cũng như đánh giá sức chịu đựng của từng NH để chính sách cạnh tranh được triển khai có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
5.2.1.2. Tạo điều kiện để đẩy mạnh M&A ngân hàng
• Cơ sở đề xuất chính sách:
Một trong những thay đổi mang lại hiệu quả rõ rệt cho các NH đó chính là từ việc thực hiện chiến lược M&A. Theo đó, các cơ quan chủ quản cần tạo điều kiện để
xúc tiến và đẩy mạnh hoạt động M&A hơn nữa vì đây chính là điều kiện để các NH gia tăng quy mô vốn, mở rộng thị phần và nâng cao HQHĐ.
Mặt khác, bằng chứng từ nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu quả của các NH quốc doanh vượt trội hơn so với các NH ngoài quốc doanh. Như vậy, sự tập trung thị phần toàn ngành vào tay một số NH lớn trong thời gian qua thực sự đã mang lại những hiệu quả nhất định cho cả hệ thống NHTM Việt Nam. Thông qua sự quản lý trực tiếp từ Chính phủ, các NHTM Nhà nước ln đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế, là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Thực tế cho thấy, nhờ có những NH này mà những chủ trương, chính sách của Chính phủ có thể nhanh chóng được triển khai và mang lại những hiệu quả thật sự tích cực.
• Nội dung chính sách:
Chính phủ và NHNN nên áp dụng một cơ chế đánh giá và phê duyệt các thương vụ M&A NH ở cấp quốc gia một cách thận trọng hơn, tạo điều kiện để các thương vụ được diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất có thể. Theo đó, cần khuyến khích M&A các NH nhỏ và yếu như một phương thức để cải thiện sức mạnh tài chính và sự vững chắc của họ. Đối với các NH quá yếu kém thuộc dạng được kiểm sốt đặc biệt, cần tính đến phương án cho phá sản theo quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2018. Những việc làm này sẽ góp phần tập trung thị phần vào số ít các NH lớn, có chất lượng và tài chính vững mạnh, từ đó sẽ cải thiện được hiệu quả của cả ngành NH Việt Nam. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền khi NH phá sản, có thể tính đến việc nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên gấp nhiều lần hoặc chi vượt mức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp đặc biệt.
Mặt khác, bài toán thoái vốn Nhà nước ở các NH quốc doanh cần phải được cân nhắc thật kỹ và có lộ trình kế hoạch từng bước cụ thể, tránh chủ quan, nóng vội, vì các NH này có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt đối với một hệ thống tài chính vẫn cịn non trẻ như ở Việt Nam.
5.2.1.3. Đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành ngân hàng
• Cơ sở đề xuất chính sách: Một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả NH là sự phát triển của ngành NH trong thời gian qua. Bên cạnh đó, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các NH tiếp nhận đầu tư nhờ chuyển giao cơng nghệ hiện đại, hỗ trợ tài chính dồi dào và chia sẻ những kinh nghiệm quản trị quý giá.
• Nội dung chính sách:
Để thúc đẩy ngành NH phát triển hơn nữa, Chính phủ cần khơng ngừng cải thiện cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện hết mức thuận lợi, củng cố nền tảng vững chắc cho các NH trong tiến trình hội nhập và mở cửa thị trường; cần đẩy mạnh tư nhân hóa ngành NH, thu hút vốn từ các cổ đông và nhà đầu tư thơng qua thị trường chứng khốn.
Bên cạnh đó, các NHTM trong nước cũng cần được khuyến khích mở rộng đầu tư sang các nước trong khu vực, đặc biệt là khối ASEAN, mở rộng mạng lưới vươn tầm khu vực và quốc tế, trở thành cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế chiến lược giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Chính phủ cần tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tham gia vào nỗ lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng vốn và quy mô hoạt động của các NH Việt Nam, góp phần cải thiện cơng nghệ và chia sẻ nền tảng khách hàng.
5.2.1.4. Nâng cao năng lực dự báo và thích ứng với biến động kinh tế vĩ mơ
• Cơ sở đề xuất chính sách: Hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm
2008 đã kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống NH, tình trạng khát tín dụng, giá chứng khốn giảm sâu và đồng đơ la bị mất giá trên quy mô lớn xảy ra ở Mỹ và nhiều nước châu Âu đã gióng lên hồi chng cảnh tỉnh cho hệ thống tài chính của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia ngay sau đó (ngày 3/3/2018) như là một phương án cứu cánh để giúp các NHTM nói riêng và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung có được một cơ sở quan trọng nhằm dự báo và đối phó với viễn cảnh biến động của kinh tế vĩ mô. Hơn 11 năm hoạt động, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp đáng kể đến công tác dự báo biến động vĩ mơ, tham mưu, tư vấn cho Chính phủ các chính sách ứng phó kịp thời và hiệu quả trước những cú sốc tài chính.
• Nội dung chính sách:
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, cũng như để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và hệ thống tài chính, nâng cao chất lượng của các báo cáo kinh tế vĩ mơ, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia phải khơng ngừng đổi mới, vận dụng thêm các phương pháp phân tích và mơ hình dự báo mới nhất, hiện đại nhất trong cơng tác phân tích chun sâu để cung cấp những dự báo, cảnh báo chính xác nhất. Ủy ban cần có sự liên thơng với từng NH và các TCTD để đảm bảo thông tin dự báo được truyền đến các tổ chức này một cách nhanh chóng và kịp thời. Thậm chí,
nếu thấy cần thiết, Ủy ban cũng có thể ngay lập tức phát đi những cảnh báo (không theo chu kỳ báo cáo) để các NH kịp thời ứng phó. Các báo cáo càng chính xác sẽ càng giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý NH có thể nắm bắt được những diễn biến kinh tế vĩ mơ trong giai đoạn tiếp theo. Nhờ đó, những phản ứng chính sách kịp thời và thích hợp có thể được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu mong muốn.
Mặt khác, để nâng cao công tác dự báo, cần đặt ra mục tiêu xây dựng một hệ thống báo cáo được cơng bố hàng tháng thay vì hàng quý như hiện tại, có khả năng dự báo chu kỳ kinh tế sẽ tiếp tục đà phục hồi hay bắt đầu chuyển sang giai đoạn suy thoái chậm nhất trong vịng một q. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu của công tác nghiên cứu cũng như xây dựng các mơ hình kinh tế lượng dự báo, cần xây dựng hệ thống dữ liệu kinh tế vĩ mô dài hạn và được cập nhật hàng tháng.