Mô tả một số nghiên cứu về HQHĐ của ngân hàng ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 37)

Tác giả Phạm vi

nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Phương pháp

ước lượng Kết quả thực nghiệm

Staikouras & Wood (2004)

Châu Âu 1994-1998 POLS và FEM Lợi nhuận NH có tương quan thuận với mức độ tập trung thị trường và có tương quan nghịch với rủi ro.

Goddard & cộng sự (2004)

Châu Âu 1992–1998 GMM Tỷ lệ VCSH và tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có tác động tiêu cực trong khi sự tập trung thị trường lại có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của NH.

Pasiouras & Kosmidou (2007)

Châu Âu 1995-2001 GMM Tất cả các biến số, ngoại trừ mức độ tập trung của các NH nội, có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận mặc dù các tác động này có sự khác nhau giữa các NH trong và ngoài nước. Francis (2013) Vùng hạ Sahara, Châu Phi 1999-2006 FEM, REM và FGLS

Tỷ lệ VCSH, tăng trưởng tiền gửi khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận, trong khi tăng trưởng tài sản, HQHĐ, thanh khoản, tăng trưởng GDP và lạm phát lại có tác động tiêu cực. Goddard &

cộng sự (2013)

Châu Âu 1992–2007 GMM Các NH có sự đa dạng hóa hơn và/hoặc có mức vốn hóa thấp hơn thì lợi nhuận sẽ cao hơn. Perera & cộng sự (2013) Nam Á (Banglades, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka)

1992–2007 GMM Cạnh tranh tương quan nghịch với lợi nhuận của NH, trong khi mức vốn hóa cao, quy mơ lớn, quy trình sản xuất hiệu quả và sự chưa hoàn chỉnh của pháp luật sẽ

làm lợi nhuận của NH cao hơn. Wahidudin &

cộng sự (2017)

Châu Á 2004-2009 GMM Tác động của các yếu tố nội tại trong NH (hoạt động quản lý nguồn vốn ngắn hạn, VCSH, thanh khoản, quy mô) là tương đồng lên lợi nhuận của cả NH Hồi giáo và NH thường, nhưng lại có sự khác biệt từ tác động của các yếu tố vĩ mô.

Brockett & cộng sự (1997)

Texas, Mỹ 1984-1985 DEA Xây dựng các công thức đánh đổi giữa bù đắp rủi ro và HQHĐ của NH.

Percin & Ayan (2006)

Thổ Nhĩ Kỳ 2003-2004 DEA Các NH quốc doanh hoạt động hiệu quả hơn so với các NH tư nhân và nước ngoài.

Lu & cộng sự (2007)

Đài Loan 1998-2004 DEA Nhóm NH hiệu quả cao có quy mơ TSCĐ, tiền gửi và nợ xấu thấp hơn so với nhóm NH có hiệu quả thấp. Athanasoglou & cộng sự (2008) Hy Lạp 1985-2001 GMM Mức vốn hóa, rủi ro tín dụng, năng suất gia tăng và quản lý chi phí hoạt động có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của NH. Sufian &

Chong (2008)

Philippines 1990-2005 FEM Quy mô tài sản, rủi ro tín dụng và lạm phát có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của các NH, trong khi thu nhập phi lãi và VCSH lại có tác động tích cực. Tahir & cộng

sự (2009)

Malaysia 2000-2006 DEA + Hiệu quả tổng thể (hiệu quả kỹ thuật) ngày càng được cải thiện. + Hiệu quả kỹ thuật thuần túy chi phối hiệu quả quy mô. + Hiệu quả tổng thể của NH nội cao hơn so với NH ngoại. Liu & Wilson Nhật Bản 2000–2007 FEM và + Những NH có mức vốn hóa

(2010) GMM lớn và rủi ro tín dụng thấp có hiệu quả cao hơn những NH có vốn đầu tư thấp và rủi ro tín dụng cao hơn.

+ Sự tập trung trong ngành, tăng trưởng GDP và mức độ phát triển thị trường chứng khốn có tác động rất lớn đến lợi nhuận của các NH.

Dietrich & Wanzenried (2011)

Thụy Sĩ 1999-2009 GMM Các NH hoạt động đa dạng hơn sẽ cho lợi nhuận cao hơn. Gul & cộng

sự (2011)

Pakistan 2005-2009 POLS HQHĐ của các NH tỷ lệ thuận với quy mô VCSH, tổng tài sản, dư nợ cho vay, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và mức vốn hóa thị trường.

Hoffmann (2011)

Mỹ 1995-2007 GMM + Các NH khơng có tính hiệu quả về quy mơ.

+ Tỷ lệ VCSH có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của NH.

Kamau (2011) Kenya 1997-2009 DEA + Các NH lớn hiệu quả hơn các NH vừa và nhỏ, các NH nước ngồi có hiệu quả về quy mơ và quyền sở hữu hơn các NH nội. + Các NH có sự tiến bộ về cơng nghệ sẽ cải thiện năng suất. Sufian (2011) Hàn Quốc 1986-1995 FEM + Lợi nhuận NH bị ảnh hưởng

tiêu cực bởi thanh khoản và rủi ro tín dụng, nhưng chịu ảnh hưởng tích cực bởi đa dạng hóa thu nhập và sự tập trung thị phần. + Lợi nhuận của các NH trước khủng hoảng cao hơn so với

sau khủng hoảng. Bandaranayake

& Jayasinghe (2013)

SriLanka 2001-2011 REM + Nguồn VCSH và lãi suất cho vay tác động tích cực trong khi dự trữ bắt buộc lại tác động tiêu cực đến hiệu quả của NH. + Các NH có hình thức sở hữu khác nhau thì tác động của các yếu tố đến HQHĐ cũng khác nhau. Chronopoulos

& cộng sự (2015)

Mỹ 1984-2010 GMM + Cạnh tranh có thể làm giảm lợi nhuận một cách bất thường. + Những thay đổi về chính sách ban hành trong những năm 1990 đã ảnh hưởng đến cả mức độ và sự ổn định của lợi nhuận NH. Singh &

Gupta (2013)

Ấn Độ 2007-2011 DEA + Các NH càng tự động hóa sẽ càng hoạt động hiệu quả hơn. + Tỷ lệ CAR, TSCĐ và trái phiếu có vai trị rất quan trọng đối với hiệu quả của các NH sau khủng hoảng.

Samad (2015) Bangladesh 2009-2011 POLS, REM Rủi ro thanh khoản, VCSH và chi phí hoạt động có tác động tích cực trong khi tác động của rủi ro tín dụng là tiêu cực đến lợi nhuận NH.

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây

Bên cạnh đó, nhiều cơng trình nghiên cứu về hiệu quả NH cũng đã được triển khai thực hiện ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Chẳng hạn, Bandaranayake & Jayasinghe (2013) khi nghiên cứu về 14 NH ở SriLanka đã đưa ra nhận định rằng các NH có hình thức sở hữu khác nhau thì tác động của các yếu tố đến HQHĐ cũng khác nhau. Tương tự, Percin & Ayan (2006) phát hiện thấy các NH quốc doanh hoạt động hiệu quả hơn so với các NH sở hữu tư nhân và nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Tahir & cộng sự (2009) khi cho rằng hiệu quả tổng thể của các NH Malaysia ngày càng được cải thiện, trong đó, hiệu quả của các NH nội cao

hơn so với các NH ngoại. Tuy nhiên, khơng đồng tình với quan điểm trên, nghiên cứu của Kamau (2011) lại cho rằng các NH nước ngồi có hiệu quả về quy mô và quyền sở hữu cao hơn các NH nội. Ngoài ra, Kamau (2011) cịn cho rằng các NH có sự tiến bộ về cơng nghệ sẽ cải thiện được năng suất, kết luận này được ủng hộ bởi Singh & Gupta (2013) khi nhận xét các NH Ấn Độ càng được tự động hóa sẽ càng hoạt động hiệu quả hơn. Mặt khác, Sufian (2011) nhận định rằng các NH Hàn Quốc trước khủng hoảng có lợi nhuận cao hơn so với giai đoạn sau khủng hoảng. Nghiên cứu của Lu & cộng sự (2007) về hiệu quả của các NH Đài Loan cho thấy, các NH hiệu quả thấp sẽ có quy mơ tài sản cố định, tiền gửi và nợ xấu cao hơn so với nhóm NH có hiệu quả cao. Trong khi đó, Liu & Wilson (2010) thực hiện nghiên cứu ở Nhật Bản và rút ra kết luận rằng những NH có mức vốn hóa lớn và rủi ro tín dụng thấp có hiệu quả cao hơn những NH có vốn đầu tư thấp và rủi ro tín dụng cao hơn, kết luận này được ủng hộ bởi Sufian & Chong (2008) khi tiến hành nghiên cứu các NH ở Philippines giai đoạn 1990-2005 và Samad (2015) khi nghiên cứu các NH Banladesh giai đoạn 2009-2011. Ngồi ra, Sufian & Chong (2008) cịn tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô tài sản và lạm phát với khả năng sinh lợi của các NH. Kết luận này hoàn toàn trái ngược với Gul & cộng sự (2011) khi khẳng định rằng các NH Pakistan có HQHĐ biến động cùng chiều với quy mô tài sản, dư nợ cho vay, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và mức vốn hóa thị trường.

Mặt khác, bên cạnh những khác biệt về không gian và thời gian nghiên cứu, các tác giả nước ngồi khi phân tích các yếu tố quyết định đến HQHĐ của NH còn sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích. Nhìn chung, các phương pháp ước lượng được sử dụng chủ yếu gồm có:

(i) Phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) được

thực hiện bởi Brockett & cộng sự (1997), Percin & Ayan (2006), Lu & cộng sự (2007), Tahir & cộng sự (2009), Kamau (2011) và Singh & Gupta (2013). Thông qua phương pháp DEA, các nghiên cứu tiến hành đánh giá và xếp loại các NH dựa trên những tiêu chí hiệu quả về quy mô, kỹ thuật hay tổng thể. Chẳng hạn, Kamau (2011) nhận xét các NH có quy mơ càng lớn, kỹ thuật càng tiến bộ thì hiệu quả sẽ càng cao, các NH nước ngồi có hiệu quả về quy mô cao hơn các NH nội. Trong khi đó, Tahir & cộng sự (2009) khẳng định hiệu quả tổng thể của các NH nội cao hơn so với NH ngoại. Nhìn chung, những nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA chỉ tập trung đo lường mức độ hiệu quả của các NH dựa trên những yếu tố đầu và đầu ra khác nhau.

(ii) Phương pháp hồi quy gộp (Pooled Ordinary Least Squares – POLS) được sử

dụng để ước lượng tham số cho các biến có tác động đến hiệu quả NH. Chẳng hạn, Gul & cộng sự (2011) nhận định rằng HQHĐ của các NH tỷ lệ thuận với quy mô VCSH, tổng tài sản, dư nợ cho vay, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và mức vốn hóa thị trường. POLS là phương pháp hồi quy dữ liệu bảng đơn giản nhất với các giả định nghiêm ngặt. Tuy nhiên, ước lượng POLS rất dễ mắc những khuyết tật như tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và biến nội sinh dẫn đến những kết quả ước lượng chệch, không vững và thường được thay thế bằng những kiểm định khác hiệu quả hơn (Staikouras & Wood, 2004; Goddard & cộng sự, 2004).

(iii) Phương pháp ước lượng mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) được sử dụng bởi

Sufian & Chong (2008), Liu & Wilson (2010), Sufian (2011), Bandaranayake & Jayasinghe (2013), Staikouras & Wood (2004), Francis (2013) và Samad (2015). Khác với phương pháp POLS, mơ hình FEM và REM tuy cũng ước lượng tham số cho các biến quyết định hiệu quả NH nhưng có thể tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) của mỗi NH ra khỏi các biến độc lập để có thể ước lượng những tác động thực của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Dựa trên kết quả của kiểm định Hausman, các tác giả tiến hành lựa chọn phương pháp ước lượng POLS, FEM hay REM cho phù hợp với mơ hình nghiên cứu.

(iv) Phương pháp ước lượng mơ hình GMM (General Method of Moments) được

dùng để ước lượng dữ liệu bảng động tuyến tính trong nghiên cứu của Athanasoglou & cộng sự (2008), Dietrich & Wanzenried (2011), Hoffmann (2011), Chronopoulos & cộng sự (2015), Goddard & cộng sự (2004), Pasiouras & Kosmidou (2007), Goddard & cộng sự (2013), Perera & cộng sự (2013) và Wahidudin & cộng sự (2017). Mơ hình GMM cho phép khắc phục cả những vi phạm tự tương quan, phương sai thay đổi và biến nội sinh. Do đó mơ hình GMM và các mơ hình ước lượng dữ liệu bảng tĩnh khác thường được sử dụng kết hợp để cho ra kết quả không chệch, vững và hiệu quả nhất (Liu & Wilson, 2010; Goddard & cộng sự, 2004).

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu về HQHĐ của ngành NH Việt Nam từ lâu đã trở thành một đề tài khá quen thuộc, nhận được sự quan tâm bởi nhiều tác giả cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đa phần những nghiên cứu trước đây chỉ mới dừng lại ở phương pháp thống kê, so sánh

các chỉ tiêu tài chính theo thời gian ở cả quy mơ cấp NH hoặc cấp ngành, với những nhận xét và đánh giá mang tính chủ quan của tác giả (Lê Thị Hương, 2002; Lê Dân, 2004; Phạm Thị Bích Lương, 2007). Gần đây, đã có một số cơng trình bắt đầu áp dụng những phương pháp nghiên cứu có tính hệ thống, bao gồm cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nhìn chung, có thể chia những nghiên cứu này thành các nhóm sử dụng phương pháp ước lượng khác nhau, gồm: (i) phương pháp phân tích hiệu quả biên (DEA và SFA), (ii) phương pháp ước lượng gộp (POLS), (iii) phương pháp ước lượng mơ hình hiệu quả cố định (FEM) hay ước lượng mơ hình hiệu quả ngẫu nhiên (REM), (iv) và phương pháp ước lượng mơ hình GMM.

Hầu hết các nghiên cứu sử dụng phương pháp hiệu quả biên đều tập trung đánh giá hiệu quả của các NH Việt Nam ở mức độ vi mô. Nguyen (2007) nghiên cứu hiệu quả của 13 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001-2003 nhận thấy rằng các NH này không hiệu quả về cả khía cạnh phân bổ chi phí và kỹ thuật, trong đó sự khơng hiệu quả kỹ thuật là nghiêm trọng hơn. Kết quả này nhận được sự đồng tình với Liễu Thu Trúc & Võ Thành Danh (2012) khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQHĐ kinh doanh của 22 NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2009. Kết quả chỉ ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút HQHĐ của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu là do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ. Khoảng 7,7% đầu vào bị các NH sử dụng lãng phí. Mặt khác, những NH lớn sẽ có lợi thế về chi phí nhiều hơn so với các NH nhỏ, số lượng các NH có hiệu suất giảm dần theo quy mơ đang ngày càng ít đi. Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu ở phạm vi nhỏ hơn, cụ thể là 21 NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Thị Thu Thương (2017) lại khơng đồng tình với hai tác giả trên khi khẳng định các NHTM sử dụng tương đối hiệu quả nguồn lực đầu vào với chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 94%. Khi phân tích sự thay đổi năng suất của các NHTM theo thời gian, tác giả phát hiện thấy tiến bộ công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi Chỉ số Malmquist.

Khi phân tích hiệu quả của các NHTM Việt Nam trước và sau sáp nhập, Phan Thị Hằng Nga & Trần Phương Thanh (2017) phân tích HQHĐ của 33 NHTM Việt Nam trong giai đoa ̣n 2007-2014 với các biến đầu vào gồm chi phí trả lãi, chi phí tiền lương và các chi phí khác, trong khi các biến đầu ra gồm thu nhập lãi và các khoản thu nhập khác. Kết quả cho thấy, đa số các NH sau sáp nhập đã tận dụng được quy mơ để tăng HQHĐ. Trung bình mức phi hiệu quả các NH được nghiên cứu chỉ khoảng 10,18%. Nguyên nhân là do các NH vẫn cịn sử dụng lãng phí nguồn lực như chi phí tiền lương, chi phí lãi và chi phí khác. Mặt khác, luận án tiến sĩ của Nguyễn Việt Hùng (2008) với đề tài “Phân tích các

yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ của NHTM ở Việt Nam” sử dụng kết hợp phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và phân tích bao dữ liệu (DEA) nhằm đánh giá những tác động của các yếu tố tài chính đến HQHĐ của 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khối NHTM cổ phần hoạt động hiệu quả hơn khối NHTM Nhà nước. Tuy nhiên, nếu gộp cả khối NHTM cổ phần và liên doanh thì hiệu quả sẽ thấp hơn khối NHTM Nhà nước. Các NHTM liên doanh hoạt động kém hiệu quả nhất. Các NH sử dụng tốt nguồn vốn huy động cũng như thị phần hoạt động thì có thể làm gia tăng hiệu quả.

Bên cạnh việc phân tích hiệu quả NH theo phạm vi khu vực, các tác giả cịn tiến hành phân tích sâu hiệu quả của một số NH cụ thể. Chẳng hạn, khi đánh giả HQHĐ của 5 NHTM cổ phần gồm SCB, Ficombank, TinNghiaBank, LVB và LVPB trước và sau M&A, Nguyễn Bích Ngân (2015) đã phát hiện ra rằng hiệu quả của NH SCB bị sụt giảm trong khi hiệu quả của NH LVPB lại tăng lên.

Nhìn chung, hạn chế của hầu hết các nghiên cứu khi sử dụng phương pháp hiệu quả biên, đặc biệt là phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), là chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng các yếu tố bên trong NH để đánh giá hiệu quả dựa trên khía cạnh tài chính mà chưa đề cập đến những khía cạnh khác như tác động từ sự phát triển của ngành NH, mức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)