Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 110 - 113)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mơ hình nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm kiểm tra tác động của cạnh tranh đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam thơng qua mơ hình hồi quy dữ liệu bảng. Biến phụ thuộc trong mơ hình là hiệu quả NH được đo lường thông qua phương pháp hiệu quả biên (DEA và SFA) và chỉ số hiệu quả tổng hợp (OPI).

Đối với biến cạnh tranh, nghiên cứu sử dụng lần lượt ba thước đo khác nhau là chỉ số Lerner, chỉ số Lerner hiệu chỉnh và chỉ số Boone vì những ưu điểm của chúng so với các thước đo khác. Bên cạnh đó, biến cạnh tranh bình phương cũng được đưa vào mơ hình để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ phi tuyến tính giữa cạnh tranh và HQHĐ của NH (Ariss, 2010; Soedarmono & cộng sự, 2013).

Để đảm bảo tính vững cho kết quả ước lượng, bên cạnh các biến đo lường cạnh tranh, nghiên cứu cũng đưa vào mơ hình một số biến kiểm sốt có khả năng quyết định đến hiệu quả của các NH. Các biến kiểm soát này cơ bản được chia thành ba nhóm: (i) nhóm yếu tố đặc thù NH như quy mô tài sản, đa dạng hóa thu nhập, quy mô cho vay, năng lực quản lý chi phí, loại hình sở hữu NH và tình trạng M&A; (ii) nhóm yếu tố đặc điểm ngành gồm mức độ phát triển ngành NH và tình trạng tái cấu trúc hệ thống NH; (iii) nhóm yếu tố điều kiện kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế và khủng hoảng tài chính. Bảng 3.5 mơ tả tóm tắt các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu.

Bảng 3.5. Giải thích các biến trong mơ hình nghiên cứu

Tên biến Cách đo lường Nguồn

dữ liệu

Dấu kỳ vọng

Hiệu quả hoạt động

DEA_CE Áp dụng phương pháp DEA Tác giả tính

SFA_CE Áp dụng phương pháp SFA Tác giả tính

OPI (Chỉ số hiệu quả tổng hợp)

Áp dụng phương pháp PCA để kết hợp sáu thành phần CAMELS

Tác giả tính

Cạnh tranh

Lerner Theo Lerner (1934) và Fu & cộng sự (2014) Tác giả tính +/-

Adj_Lerner Theo Koetter & cộng sự (2012) Tác giả tính +/-

Đặc điểm ngân hàng

Size (Quy mô tài sản) Logarithm tự nhiên của tổng tài sản Orbis Bank

Forcus

+/-

Div_income (Đa dạng hóa thu nhập)

1 – [(Thu nhập phi lãi/Tổng thu nhập)2 + (Thu nhập lãi/Tổng thu nhập)2]

Orbis Bank Focus

+/-

Loan_to_assets (Quy mô cho vay

Dư nợ cho vay/Tổng tài sản NH Orbis Bank Focus

+/-

Cost_to_income (Quản lý chi phí)

Tổng chi phí hoạt động / Tổng thu nhập Orbis Bank Focus

+/-

State (Sở hữu Nhà nước)

Bằng 1 nếu là NH có trên 50% vốn sở hữu Nhà nước và bằng 0 cho trường hợp cịn lại

Tác giả tính +/-

M&A (Mua bán và sáp nhập)

Bằng 1 nếu NH có M&A trong vịng ba năm trở lại và bằng 0 cho trường hợp cịn lại

Tác giả tính +

Đặc diểm ngành

Bank_development (Phát triển ngành NH)

Tổng tài sản ngành NH / GDP thực tế Tác giả tính +

Res_period (Tái cấu trúc hệ thống NH)

Bằng 1 trong giai đoạn 2012 – 2017 và bằng 0 trong những năm còn lại

Tác giả tính +/-

Kinh tế vĩ mơ

GDP_growth (Tăng trưởng kinh tế)

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

World Bank +/-

Inflation (Lạm phát) Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) World Bank +/-

Free_economic (Tự do kinh tế)

Trích báo cáo thường niên của Tạp chí “The Wall Street Journal” và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) The Wall Street Journal +/- Cris_period (Khủng hoảng tài chính)

Bằng 1 trong giai đoạn 2008 – 2011 và bằng 0 trong những năm còn lại

Tác giả tính +/-

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây

Sở dĩ biến giả Cris_period nhận giá trị 1 trong giai đoạn 2008-2011 bởi vì đây là giai đoạn mà tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu đến nền kinh tế Việt Nam được biểu hiện rõ rệt nhất. Cụ thể, do các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng trong khi sức mua trong nước suy giảm liên tục đã khiến tăng trưởng chậm kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP chưa bằng hai phần ba so với những năm trước khủng hoảng. Để ưu tiên cho tăng trưởng và khơi phục cán cân thương mại, chính sách tiền tệ liên tiếp được nới lỏng. Hậu quả là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011.

Chỉ số Free_economic được cho điểm dựa trên 10 yếu tố tổng quát về tự do kinh tế theo thống kê của các tổ chức như Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Đơn vị Tình báo Economist (The Economist Intelligence Unit): Tự do kinh doanh (Business Freedom); Tự do thương mại (Trade Freedom); Tự do tiền tệ (Monetary Freedom); Quy mơ của chính phủ (Government Size); Tự do tài khóa (Fiscal Freedom); Quyền tư hữu (Property Rights); Tự do đầu tư (Investment Freedom); Tự do tài chánh (Financial Freedom); Tự do khỏi tham nhũng (Freedom from Corruption); Tự do lao động (Labor Freedom). Mỗi yếu tố tự do được cho điểm từ 0 đến 100, trong đó 0 có nghĩa là khơng có tự do và 100 có nghĩa là hồn tồn tự do từ mơi trường hay chính sách kinh tế. Tổng số điểm được tính bằng cách lấy trung bình cộng 10 yếu tố tự do.

Bên cạnh đó, để mở rộng nghiên cứu, tác giả xem xét tác động của cạnh tranh đến HQHĐ liệu có sự khác biệt giữa các loại hình NH hay khơng thơng qua việc đưa thêm vào mơ hình các biến tương tác giữa cạnh tranh (đo lường bởi Lerner và Adj_Lerner) và biến giả sở hữu Nhà nước (đo lường bởi State). Ngoài ra, tương tác giữa các biến cạnh tranh với biến giả hoạt động M&A của các NH cũng được sử dụng để đánh giá tác động của hoạt động M&A NH sẽ điều chỉnh tác động của cạnh tranh đến hiệu quả của các NH như thế nào. Tương tự, nghiên cứu cũng xem xét liệu khủng hoảng tài chính tồn cầu và chính sách tái cấu trúc hệ thống NH có làm thay đổi mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH hay không thông qua tương tác giữa biến cạnh tranh và các biến giả tướng ứng đại diện cho giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính (Cris_period) và biến giả mô tả giai đoạn triển khai tái cấu trúc hệ thống NH (Res_period). Cơ sở đề xuất các kiểm định này xuất phát từ lập luận của giả thuyết mơ hình SCP khi cho rằng cấu trúc thị trường thay đổi sẽ tác động đến việc điều chỉnh hành vi của các NHTM nhằm đạt được mức hiệu quả cao nhất. Theo đó, chiều hướng tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH có thể sẽ bị thay đổi do việc các NH điều chỉnh hành vi theo cấu trúc mới của thị trường. Mơ hình nghiên cứu

xem xét mối quan hệ phi tuyến tính giữa cạnh tranh và hiệu quả NH dựa theo Ariss (2010) và Soedarmono & cộng sự (2013) được đề xuất như sau:

𝐸𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦𝑖𝑡 = 𝛼 + 𝛽1𝐶𝑜𝑚𝑝𝑒𝑡𝑖𝑡𝑖𝑜𝑛𝑖𝑡 + 𝛽2𝐶𝑜𝑚𝑝𝑒𝑡𝑖𝑡𝑖𝑜𝑛𝑖𝑡2 + ∑ 𝛾1𝑗𝑀𝑖𝑐𝑟𝑜𝑗,𝑖𝑡 6 𝑗=1 + 𝛾2𝐶𝑜𝑚𝑝𝑒𝑡𝑖𝑡𝑖𝑜𝑛 ∗ 𝑆𝑡𝑎𝑡𝑒𝑖𝑡+ 𝛾3𝐶𝑜𝑚𝑝𝑒𝑡𝑖𝑡𝑖𝑜𝑛 ∗ 𝑀&𝐴𝑖𝑡 + ∑ 𝛿1𝑘𝑆𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟𝑘,𝑡 2 𝑘=1 + 𝛿2𝐶𝑜𝑚𝑝𝑒𝑡𝑖𝑡𝑖𝑜𝑛 ∗ 𝑅𝑒𝑠_𝑝𝑒𝑟𝑖𝑜𝑑𝑖𝑡+ ∑ 𝜃1𝑙𝑀𝑎𝑐𝑟𝑜𝑙,𝑡 3 𝑙=1 + 𝜃2𝐶𝑜𝑚𝑝𝑒𝑡𝑖𝑡𝑖𝑜𝑛 ∗ 𝐶𝑟𝑖𝑠_𝑝𝑒𝑟𝑖𝑜𝑑𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡 (3.42)

Trong đó, i = 1,2, ..., N và t = 1,2, ..., T với N và T lần lượt là số lượng các NH và số năm nghiên cứu; Efficiencyit là các biến phụ thuộc được đo bằng phương pháp DEA,

SFA và Chỉ số hiệu quả tổng hợp (OPI); Competitionit là các biến cạnh tranh được đại diện bởi chỉ số Lerner và chỉ số Lerner hiệu chỉnh. Các biến đo lường cạnh tranh và hiệu quả NH sẽ được thay thế lần lượt trong các ước lượng để kiểm tra sự khác biệt về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH khi các thước đo khác nhau được sử dụng; Các biến kiểm soát gồm các đặc điểm riêng của NH (Microj,it), các đặc điểm ngành (Sectork,it) và các yếu tố kinh tế vĩ mô (Macrol,t) cũng được đưa vào mơ hình với các giải thích và kỳ vọng về hướng tác động được trình bày chi tiết trong Bảng 3.5; Competition*Xit là các

biến tương tác giữa cạnh tranh với các biến giả tương ứng (gồm State, M&A, Res_period

và Cris_period); β1, β2, γ1j, γ2, γ3, δ1k, δ2, θ1l và θ2 là các hệ số ước tính giải thích tác động

của các biến độc lập đến biến phụ thuộc; α là hệ số chặn và ɛit là sai số thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)