Điều trị bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa (Trang 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Điều trị bệnh viêm tử cung

2.3.1. Điều trị viêm tử cung bằng hormone

Trong một nghiên cứu trên 445 bị cái Holstein mắc bệnh đẻ khó, sót nhau

hoặc cả hai, tác giả Risco et al. (1994) sử dụng PGF2α và GnRH riêng lẻ hoặc

kết hợp. Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu đẻ khó và sót nhau được dùng để xác định bị khơng có sự hồi phục tử cung một cách bình thường. PGF2α được sử dụng vào ngày 12 và 26 sau khi đẻ cho kết quả thụ thai cao hơn bị khơng được điều trị. Đối với bò được dùng GnRH riêng lẻ và bò dùng PGF2α 10 ngày sau khi dùng GnRH, kết quả thụ thai khơng thay đổi so với bị khơng được điều trị. Ở những bò được sử dụng GnRH, sự rụng trứng và thể vàng hóa nang trứng xảy ra đồng thời với thời gian tử cung bị nhiễm trùng. Khi hàm lượng progesterone tăng cao trong thời điểm tử cung đang nhiễm trùng càng làm cho sự viêm nhiễm trùng ở tử cung trầm trọng hơn do đó mà làm giảm tỉ lệ thụ thai. Nghiên cứu trước đây cho thấy hầu hết bò sữa ở thời gian 26-30 ngày sau đẻ đều có thể vàng có thể phản ứng với PGF2α (Risco et al., 1994). Sử dụng PGF2α vào khoảng thời gian 30 ngày sau đẻ để điều trị các loại viêm tử cung khác nhau có thể kích thích bị động dục.

Trong nghiên cứu của Risco et al. (1994), tác giả không đánh giá hiệu quả của PGF2α đơn lẻ tại ngày 12 hoặc 26, nhóm tác giả kết luận rằng khi sử dụng PGF2α vào ngày 12 và tiếp theo là mũi PGF2α thứ 2 vào ngày 26 có thể cải thiện được tỉ lệ thụ thai ở lần thụ tinh đầu tiên đối với bị bị sót nhau.

Ở Việt Nam đã có nghiên cứu sử dụng hormone PGF2α trong điều trị bệnh viêm tử cung bò. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến (2007) thử nghiệm sử dụng 03 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung bò.

* Phác đồ 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng

Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung; kết hợp

điều trị tồn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị khơng q 5 ngày.

* Phác đồ 2: Dùng 6ml Oxytocin tiêm dưới da, thụt rửa tử cung 500ml

dung dịch Lugol 0,1%, Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị khơng q 5 ngày.

* Phác đồ 3: Dùng Lutalyze một dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần; thụt rửa tử cung 500ml dung dịch Lugol 0,1%, dùng

Norfloxacin5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần;

kết hợp điều trị tồn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều tối đa là 5 ngày. Kết quả cho thấy trong 03 phác đồ thử nghiệm, phác đồ 3 (phác đồ có sử dụng PGF2α) có hiệu quả tốt nhất, thể hiện ở các chỉ tiêu: tỷ lệ khỏi bệnh cao (100%); số ngày điều trị ngắn, tỷ lệ động bò động dục lại cao đồng thời thời tỷ lệ phối lần đầu có thai lại là cao nhất. Theo các tác giả nêu trên sở dĩ phác đồ 3 có hiệu quả điều trị cao theo chúng tôi do chế phẩm Lutalyze chứa hoạt chất PGF2α có tác dụng kích thích tử cung co bóp, tống hết dịch viêm ra ngồi, đồng thời có tác dụng phá vỡ thể vàng, kích thích nang trứng phát triển gây hiện tượng động dục. Lugol có chứa nguyên tố Iod có tác dụng sát trùng, đồng thời thông qua niêm mạc tử cung cơ thể hấp thu được dung dịch Iod giúp cho cơ quan sinh dục mau chóng hồi phục làm xuất hiện chu kỳ sinh dục sớm hơn.

2.3.2. Điều trị viêm tử cung bằng hóa dƣợc

Các chất hóa dược được được sử dụng trong điều trị viêm tử cung bao gồm Iodine, Chlorhexidine và Saline (Pulfer and Riese, 1991). Tuy vậy, ít có các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các chất này trong điều trị bệnh viêm tử cung cho bị. Hiện nay có một hóa dược không phải là kháng sinh được cấp phép để điều trị viêm tử cung trên bò sữa ở Mỹ, đó là Chlorhexidine (Bouters and Vandeplassche, 1977). Không chỉ trực tiếp diệt vi khuẩn, các chất này gây kích ứng niêm mạc của tử cung và được cho là sẽ làm tăng sự co bóp, cung cấp máu và kích thích hệ miễn dịch ở tử cung của bò. Khả năng tiêu diệt vi khuẩn và phản ứng viêm được gây ra bởi Chlorhexidine được cho là làm giảm số lượng vi khuẩn ở trong tử cung và giúp cho quá trình loại thải các dịch viêm ở trong tử cung ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các hóa chất kích ứng tử cung có thể rút ngắn qng thời gian tử khi điều trị đến khi bò động dục lại. Tuy nhiên, nhìn chung việc sử dụng các hóa chất để điều trị viêm tử cung không được khuyến khích. Việc điều trị này có thể gây ra tổn thương trên đường sinh dục của bị cái và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát bởi các loại vi khuẩn khác.

2.3.3. Điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh viêm tử cung ở bò hiện nay là rất phổ biến và có nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng.

Oxytetracycline cũng được sử dụng nhiều trong điều trị viêm tử cung trên bò. Thuốc được sử dụng nhiều nhất đối với các thể bệnh viêm tử cung nhẹ (Gilbert and Schwark, 1992). Nghiên cứu bởi Bretzlaff et al. (1993) cho thấy liều 11mg/kg tiêm tĩnh mạch, 2 lần/ngày mới đủ để điều trị bệnh. Khi sử dụng liều trên, tiêm 1 lần/ngày, hiệu quả điều trị bệnh sẽ thấp, đây là một liệu trình khơng có tính thực tiễn cao. Chính vì vậy, mặc dù là thuốc duy nhất được Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Mỹ cấp phép cho sử dụng điều trị viêm tử cung sau đẻ ở bị sữa, nhưng Oxytetracycline khơng phải là kháng sinh ưa thích trong điều trị viêm tử cung ở đối tượng này.

Các kháng sinh có thể được kết hợp với nhau để điều trị viêm tử cung ở bò. Nhiều tác giả khuyến cáo việc dùng Penicillin kết hợp với Oxytetracycline tại chỗ để điều trị bệnh (Thurmond et al., 1993). Tuy nhiên việc sử dụng liệu trình này gây ra vấn đề tồn lưu kháng sinh trong sữa trong một thời gian dài làm giảm lợi nhuận từ sữa. Hơn nữa, nếu không biết được thời gian cần loại bỏ sữa hoặc không quan tâm tới thời gian cần loại bỏ sữa, hoặc khơng có kit để chẩn đốn kháng sinh trong sữa thì sẽ làm tăng nguy cơ tồn lưu kháng sinh trong các sản phẩm sữa. Chính vì các lí do đó mà việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm tử cung trên bò cần phải được xem xét cẩn thận. Ceftiofur cũng được sử dụng để điều trị viêm tử cung trên bị (Reppert, 2015). Đối với kháng sinh này, khơng cần phải loại bỏ sữa sau khi điều trị. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng, Ceftiofur không phải là kháng sinh được cấp phép cho sử dụng để điều trị viêm tử cung ở bị. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh này được coi là không tuân thủ theo hướng dẫn.

Việc sử dụng kháng sinh để điều trị toàn thân hay điều trị cục bộ để điều trị viêm tử cung cần phải được cân nhắc. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị viêm tử cung cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, sự mẫn cảm của nguyên nhân gây bệnh, sự tương tác giữa kháng sinh và môi trường của tử cung, động lực học của thuốc, sự miễn dịch của cơ thể bò và sự tồn dư kháng sinh trong sữa và thịt. Chính vì các yếu tố đó, việc lựa chọn kháng sinh hiệu quả để điều trị viêm tử cung ở bò sữa là một vấn đề rất nan giải.

2.3.4. Điều trị viêm tử cung bằng thuốc có nguồn gốc thảo dƣợc

Ahmed et al. (2014) sử dụng một số chiết suất thảo dược từ các cây Sầu

đông (Aradirachta indica), Bông cận đông (Gossypium berbaceum), Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) và Keo (Aacacia catechu) để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. Các tác giả cho biết với các tính chất kháng nấm, kháng vi khuẩn, kháng virus và kháng viêm của các hoạt tính trong các chiết suất từ các thảo dược trên, chúng đều có khả năng điều trị bệnh viêm tử cung cho bò.

Sử dụng chiết suất từ tỏi và hormone PGF2α để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò, Sarkar et al. (2006) cho thấy tỉ lệ bò khỏi bệnh ở hai nhóm là tương

đương nhau. Marquez et al. (2007) cho biết chiết suất từ cây Sim (Montanoa tomentosa) cho hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở bị sữa rất cao mà khơng

làm ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng.

Cui et al. (2014) cho biết dịch chiết từ cây Ích mẫu (Herba Leonuri),

Đương qui (Angelicae Sinensis Radix), Hồng hoa (Flos Carthami), Cỏ gấu (Rhizoma Cyperi) và Mộc dược (Myrrha) hịa tan trong cồn 70 làm tăng nhanh q trình đào thải nhau thai ở bị bị sát nhau. Bò được xác định là sát nhau nếu sau 12h từ khi đẻ mà nhau chưa được đẩy ra ngồi. Mỗi bị sát nhau được dùng 450ml dung dịch tương đương với 0,45g bột hỗn hợp của các thảo dược/kg thể trọng trong 1 lần hoặc có thể dùng lần 2 nếu sau 4-6h mà nhau vẫn chưa ra. Ở nhóm đối chứng, bị được dùng 2.000 mg Oxytetracyclin trong 3 ngày liên tục. Kết quả so sánh giữa nhóm dùng dịch chiết thảo dược và nhóm dùng Oxytetracyclin cho thấy bị ở nhóm dùng thảo dược có thời gian động dục lại sau đẻ ngắn hơn và tỉ lệ thụ thai cao hơn so với nhóm dùng kháng sinh.

Esparza-Borges et al. (1996) cho biết dịch chiết của Tỏi (Allium sativum,

L), Khuynh diệp (Eucalyptus globules) và Rau khúc (Gnaphalium conoideum) có

tác dụng rút ngắn thời gian động dục lại sau đẻ của bò bị viêm tử cung.

Một nghiên cứu khác cho thấy Kim ngân hoa (honeysuckle), Hoa mai (forsythia), Bồ công anh (dandelion), hoa Violet Tokyo (Tokyo violet), Ngải cứu (motherwort), Đương qui (angelica), Xuyên khung (chuanxiong), Địa hoàng (rehmannia), Hồng hoa (safflower), Cam thảo (radix glycyrrhizae) có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của các tế bào biểu mô tử cung của bị, do đó có thể dùng để điều trị bệnh viêm tử cung (Du et al., 2010).

Đã có một số nghiên cứu so sánh tác dụng điều trị bệnh viêm tử cung của bò bằng thảo dược và bằng kháng sinh cho kết quả rất khả quan, ủng hộ quan

điểm sử dụng thảo dược. Một nhóm tác giả cho thấy dịch chiết của tỏi kết hợp với sâm Ấn Độ có tác dụng tốt hơn Ciprofloxacin trong điều trị viêm tử cung của những bò phối giống nhiều lần không chửa. Trong nghiên cứu trên, những bò được điều trị bằng thảo dược thì lượng dịch viêm tử cung ít hơn, nhanh hết hơn, số lượng vi khuẩn cũng giảm nhanh hơn ở nhóm dùng kháng sinh. Một điều quan trọng hơn nữa là tỷ lệ chửa sau khi chữa khỏi bệnh ở nhóm dùng thảo dược cũng cao hơn ở nhóm dùng kháng sinh.

2.4. HIỆN TƢỢNG KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN VÀ TỒN DƢ KHÁNG SINH TRONG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

2.4.1. Hiện tƣợng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30/4/2014 ra cảnh báo kháng thuốc kháng sinh là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Sau khi thu thập dữ liệu tại 114 quốc gia trên tồn cầu về tình trạng kháng thuốc, trong đó đặc biệt là kháng sinh, báo cáo của WHO nêu rõ mối đe dọa nghiêm trọng này khơng cịn là dự báo cho tương lai mà đang diễn ra ở mọi khu vực trên thế giới, có nguy cơ ảnh hưởng tới mọi người dân ở mọi lứa tuổi và các quốc gia khác nhau. Theo ông Keiji Fukuda (Trợ lý Tổng Giám đốc WHO), nếu không phối hợp hành động tức thời, thế giới sẽ đối mặt với một kỷ nguyên “hậu thuốc kháng sinh”, khi đó các bệnh truyền nhiễm thơng thường hoặc những vết thương nhỏ trước đó có thể chữa trị được thì nay có thể gây chết người do kháng thuốc kháng sinh (WHO, 2014).

Nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1999) đã tìm thấy chủng vi khuẩn kháng lại 11 loại kháng sinh, đồng thời cũng chứng minh khả năng di truyền tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn thơng qua plasmid.

Theo nghiên cứu của Cù Hữu Phú và cs. (1999), 80-90% vi khuẩn

Salmonella phân lập được kháng mạnh với Penicillin và Ampicillin.

Nguyễn Ngọc Nhiên và cs. (1999) khi nghiên cứu các chủng phân lập từ sữa bò bị viêm vú cho thấy hầu hết các chủng phân lập được đều kháng lại nhiều loại kháng sinh như Chloramphenicol, Sulfadimethoxine, Tetracycline...

Các chủng vi khuẩn Salmonella có độ mẫn cảm cao với Furazolidon

(100%), Chloramphenicol (87,5%), ít mẫn cảm với Penicillin (25%) và hoàn toàn kháng lại Tetracyclin (Đỗ Trung Cứ và cs., 2003).

Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106 chủng vi khuẩn phân lập được từ lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Đỗ Ngọc Thúy (2002) đã thu được kết quả các chủng có xu hướng kháng mạnh với các loại kháng sinh thông thường dùng để điều trị đặc biệt với Streptomycin lên tới 88,68%. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn với trên 3 loại kháng sinh là khá phổ biến (chiếm 90,57%).

Theo số liệu giám sát trong năm 2012 tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

(2012), tỷ lệ kháng ampicilin của E.coli lên tới 81,4%; kháng

amoxicillin/clavunanic và ampicillin/sulbactam khoảng 40%. Các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ ba cũng bị kháng đến gần một nửa, và nhóm fluoro- quinolon cũng bị kháng khoảng 45%.

2.4.2. Vấn đề tồn dƣ kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi

Ngày nay, chất kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, có tác dụng rất lớn là giúp cho vật nuôi chống lại bệnh tật từ vi sinh vật. Tuy vậy, chất kháng sinh như một con dao hai lưỡi. Một mặt giúp sinh vật chống lại bệnh tật, mặt khác, có thể làm cho sinh vật xuất hiện phản ứng phụ và đặc biệt là lượng chất kháng sinh tồn dư sinh vật có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, nhất là sức khỏe người tiêu dùng.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh (2014), trong đợt kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng đầu năm 2014, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều mẫu thịt có tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng. Cụ thể, khi lấy ngẫu nhiên 60 mẫu thịt (30 mẫu thịt lợn, 30 mẫu thịt gia cầm) từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đem về giết mổ tại 2 cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn thành phố, qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện 13/30 mẫu thịt lợn (tỷ lệ 43,33%) và 01/30 mẫu thịt gia cầm (3,33%) có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép.

Kháng sinh Tetracycline trong 290 mẫu thịt lợn trên thị trường thuộc các quận huyện nội, ngoại thành Hà Nội được xác định bằng phương pháp kiểm tra khả năng ức chế vi khuẩn trên đĩa thạch (agar inhibition test) với chủng Bacillus cereus (ACTT 11778). Các mẫu nghi ngờ được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (high-performance liquid chromatography - HPLC). 5,5% số

mẫu nói trên cho kết quả dương tính (có tồn dư kháng sinh tetracycline) (Duong Van Nhiem, 2005).

2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÕ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.5.1. Tình tình nghiên cứu điều trị viêm cung bò trên thế giới

Vấn đề về bệnh sinh sản của gia súc, bệnh viêm tử cung cũng là chủ đề được các nhà thú y đặc biệt quan tâm. Tác giả Chaffaux and Bhat (1987) đã tiến hành sinh thiết niêm mạc tử cung bị bị bệnh sản khoa để tìm hiểu quá trình sinh bệnh cho biết: hậu quả của thụ tinh nhân tạo thô bạo, sai nguyên tắc đã làm tăng tỷ lệ bệnh viêm tử cung trong chăn ni bị sữa. Bhattacharyya et al. (2011) nghiên cứu điều trị lâm

sàng bệnh viêm tử cung bị. Barman et al. (2013) nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn được phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Bhat et al. (2014) nghiên cứu sử dụng phương pháp WST chẩn đoán phát hiện bệnh viêm tử cung bị.

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ứng dụng thảo dược trong điều trị bệnh viêm tử cung bò, sử dụng cây sầu đông (Aradirachta indica), bông Cận Đông (Gossypium berbaceum), bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) và keo (Aacacia

catechu) (Ahmed et al., 2014); dịch chiết xuất từ tỏi (Sarkar et al., 2006); cây

sim (Montanoa tomentosa) (Marquez et al., 2007); cây ích mẫu (Herba

Leonuri), đương qui (Angelicae Sinensis Radix), hồng hoa (Flos Carthami), cỏ

gấu (Rhizoma Cyperi) và mộc dược (Myrrha) (Cui et al., 2014).

2.5.2. Tình hình nghiên cứu viêm tử cung bị tại Việt Nam

Hơn 10 năm trở lại đây, phong trào chăn ni bị sữa tại Việt Nam đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng ở trang trại cũng như trong nông hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)