Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa (Trang 109 - 116)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Thử nghiệm sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược để phòng và trị bệnh

4.5.8. Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc

thảo dƣợc

4.5.8.1. Kết quả xác định khả năng ức chế vi khuẩn trong dịch tử cung của bò cái bị viêm sau đẻ của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược

* Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung bị cái sau đẻ trước khi sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược

Tiến hành phân lập xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 45 mẫu dịch tử cung bị sau đẻ của lơ thí nghiệm và 25 mẫu dịch tử cung bị sau đẻ của lơ đối chứng (kết quả tại bảng 4.28).

Bảng 4.28. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bị trƣớc khi sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc

Loại mẫu Số lƣợng

mẫu Tổng số (CFU/ml) (X ± SD)

Lô dùng kháng sinh Dịch tử cung 25 (6,74 ± 2,87) x 108

Lô dùng dung dịch

dạng huyền phù Dịch tử cung 25 (6,87 ± 2,73) x 108

Trong tất cả các mẫu dịch tử cung của bị ở cả lơ thí nghiệm cũng như lơ đối chứng đều xuất hiện các vi khuẩn hiếu khí. Kết quả này phù hợp với nhận định của Pulfer and Riese (1991) khi cho rằng việc các vi khuẩn xuất hiện trong tử cung của bò sau khi đẻ không nhất thiết phải được coi là bất bình thường. Theo Sheldon and Dobson (2004) có tới 95% vi khuẩn có thể có mặt trong mơi trường tử cung của bị sau khi đẻ nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với việc tử cung bị viêm vì thực tế tỉ lệ bị bị viêm tử cung sau đẻ được công bố là nhỏ hơn rất nhiều so với tỉ lệ bị có chứa vi khuẩn trong tử cung sau khi đẻ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tổng số vi khuẩn trong dịch tử cung của bị ở lơ bị trước khi được điều trị bệnh viêm tử cung bằng kháng sinh là

(6,74 ± 2,87) x 108 CFU/ml; ở lơ bị trước khi được điều trị bệnh viêm tử cung

bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù là (6,87 ± 2,73) x 108

CFU/ml; ở lơ bị trước khi được điều trị bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm có

nguồn gốc thảo dược dạng viên là (6,93±2,94) x 108

CFU/ml.

Tác giả Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) khi nghiên cứu về thành phần và số lượng vi khuẩn có trong dịch tử cung bị thơng báo: tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung bị sau đẻ bình thường trung bình là (6,80 ± 2,95) x 106

CFU/ml, đồng thời các kết quả nghiên cứu đó cũng chỉ ra rằng khi bò bị viêm tử

cung tổng số vi khuẩn hiếu khí là (7,70 ± 2,71) x 108 CFU/ml, có sự chệnh lệch

nhau rõ rệt. Kết quả phân tích trên cho thấy bò bị viêm tử cung sau đẻ khi số lượng vi khuẩn trong dịch tử cung tăng lên gấp nhiều lần. Tổng số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của bị trước khi điều trị ở cả 3 lơ thí nghiệm chênh lệch khơng nhiều, sự sai khác này khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

* Kết quả xác định tổng số vi khuẩn có trong dịch tử cung bò cái sau đẻ sau khi sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược

Để xác định tổng số vi khuẩn có trong dịch tử cung bị cái sau đẻ sau khi thụt dung dịch chế phẩm có nguồn gốc thảo dược chúng tơi tiến hành phân lập vi khuẩn hiếu khí trong 25 mẫu dịch tử cung bị ở mỗi lơ thí nghiệm (2 lơ điều trị và 1 lô đối chứng). Kết quả thể hiện ở bảng 4.29.

Bảng 4.29. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bị sau khi dùng sản phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc

Loại mẫu Số lƣợng

mẫu Tổng số (CFU/ml) (X ± SD)

Lô dùng kháng sinh Dịch tử cung 25 (6,76 ± 2,64) x 106

Lô dùng dung dịch

dạng huyền phù Dịch tử cung 25 (7,01 ± 2,32) x 10

6

Lô dùng viên đặt Dịch tử cung 25 (6,85 ±2,04) x 106

Kết quả ở bảng 4.29, chúng tơi có nhận xét sau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi dùng thuốc (kháng sinh hoặc chế phẩm có nguồn gốc thảo dược) số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của bò đã giảm xuống hàng trăm lần. Cụ thể, ở lơ bị được sau khi được điều trị bằng kháng sinh, tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung bò giảm còn (6,76 ± 2,64) x 106CFU/ml so với trước khi điều trị là (6,74 ± 2,87) x 108 CFU/ml; ở lơ bị sau khi được điều trị bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù giảm còn (7,01 ± 2,32) x 106 so với trước khi điều trị là (6,87 ± 2,73) x 108

CFU/ml; ở lơ bị sau khi được điều trị bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng viên giảm còn (6,85 ±2,04) x 106 so với trước khi điều trị là (6,93±2,94) x 108

CFU/ml. Tổng số vi khuẩn hiếu khí của 03 lơ thí nghiệm thấp hơn nhiều so với trước khi điều trị, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Sự sai khác về tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của giữa 03 lơ thí nghiệm sau khi được điều trị bệnh viêm tử cung khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều đó chứng tỏ khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn của các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược có hiệu quả cao khơng kém gì so với kháng sinh Norfloxacin.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà và cs. (2017) thông báo cao dịch chiết của một số thảo dược có trong thành phần của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược có khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Streptococcus spp., Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò tương đồng với nhận xét của chúng tơi

trong nghiên cứu này. Có thể lý giải rằng: Khi sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng viên vào tử cung bò đã làm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có trong tử cung bị sau đẻ hạn chế sự nhiễm trùng của tử cung.

Điều này cho phép chúng tơi đưa ra nhận xét: Sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù hay dạng viên để thụt hay đặt vào cung sau đẻ của bị có tác dụng ức chế sự phát triển về số lượng vi khuẩn hiếu khí tương đương với việc sử dụng kháng sinh.

4.5.8.2. Kết quả đánh giá hiệu sử dụng của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung sau đẻ của bò

Để kiểm chứng hiệu quả thực tế của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược chúng tơi tiến hành điều trị thử nghiệm trên bị bị viêm tử cung. Trong nghiên cứu thử nghiệm này chúng tôi sử dụng 03 phác đồ, phác đồ 01 điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh Norfloxacin thường được các bác sỹ thú y sử dụng được

dùng làm đối chứng, phác đồ 2 (phác đồ thử nghiệm) chúng tôi thay thế kháng sinh này bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù và phác đồ 3, chúng tơi tiến hành điều trị bị bị viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng viên. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung trên bò của 3 phác đồ được thể hiện ở bảng 4.30.

Bảng 4.30. Hiệu quả của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung sau khi đẻ của bò

Phác đồ điều trị Số bò điều trị (con)

Tỉ lệ khỏi (%)

Thời gian điều trị (ngày)

Sử dụng kháng sinh 25 100 4,15 ± 0,86

Sử dụng dung dịch huyền

phù 25 100 5,05 ± 0,93

Sử dụng viên đặt 25 100 4,98 ± 1,02

* Kết quả điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở bò

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 3 phác đồ đều cho hiệu quả điều trị khỏi bệnh đạt 100%, tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh là khác nhau. Phác đồ sử dụng kháng sinh cho thời gian điều trị 4,15 ± 0,86 ngày, phác đồ sử dụng dung dịch huyền phù có nguồn gốc thảo dược cho thời gian khỏi là 5,05 ± 0,93 ngày và phác đồ sử dụng viên đặt tử cung có nguồn gốc thảo dược cho thời gian khỏi là 4,98 ± 1,02 ngày. Như vậy, lô sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược số ngày điều trị trung bình kéo dài hơn lơ sử dụng kháng sinh (P<0,05). Theo chúng

tơi sở dĩ có kết quả như vậy là do các hoạt chất có trong chế phẩm có nguồn gốc thảo dược tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn chậm hơn thuốc kháng sinh nên có thời gian điều trị dài hơn. Tuy vậy, về mặt lâm sàng cho thấy thời gian để điều trị viêm tử cung sau đẻ ở bò sữa khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược là ở mức hợp lí, rất khả thi trong việc áp dụng trong thực tế.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây khi so sánh hiệu quả điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn của một số thảo dược như Huyền Diệp và Mò hoa trắng với kháng sinh, trong đó kháng sinh cho tác dụng nhanh hơn nên thời gian điều trị ngắn hơn (Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải, 2014). Tuy nhiên, nếu xét đến tính an tồn hay tồn dư, thì việc sử dụng cây thuốc sẽ ưu việt hơn. Bên cạnh đó, tuy thời gian điều trị bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược là kéo dài hơn, nhưng trên thực tế vẫn mang lại được hiệu quả khỏi 100%, không kém so với kháng sinh.

Như vậy, sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược điều trị bệnh viêm tử cung bò cho tỷ lệ khỏi tương đương với sử dụng kháng sinh, tỷ lệ phối có chửa ở lần phối đầu có phần cao hơn từ đó nâng cao hiệu quả cho người chăn ni.

4.5.8.3. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của bò sau khi điều trị khỏi bệnh viêm nội mạc tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược

Chúng tơi theo dõi khả năng sinh sản của những bị cái bị viêm tử cung ở cả lơ thí nghiệm và đối chứng thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ động dục lại sau 60 ngày tính từ khi khỏi bệnh và tỷ lệ có thai ở lần phối đầu, thời gian khám thai là sau 60 ngày tính từ khi phối giống (kết quả tại bảng 4.31).

Bảng 4.31. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của bò sau khi điều trị khỏi bệnh viêm nội mạc tử cung

Phác đồ điều trị Số bò theo dõi

Tỉ lệ động dục lại trong vòng 60 ngày

Tỉ lệ có chửa sau lần phối giống đầu

Sử dụng Kháng sinh 25 64 (16/25) 50 (8/16)

Sử dụng dung dịch

huyền phù 25 72 (18/25) 56 (10/18)

Bò được điều trị khỏi bằng kháng sinh có 16/25 bị động dục lại trong vòng 60 ngày kể từ khi khỏi, chiếm tỉ lệ thấp nhất 64%. Ở hai nhóm bị được điều trị bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù có 18/25 bị động dục lại trong vòng 60 ngày kể từ khi khỏi, chiếm tỉ lệ cao hơn 72%. Ở nhóm bị được điều trị bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm thảo dược dạng viên có 19/25 bị động dục lại trong vịng 60 ngày kể từ khi khỏi, chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 nhóm bị thí nghiệm 76%. Tuy vậy, sự sai khác giữa các nhóm khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).

Tương tự, số bị có chửa sau khi phối giống lần đầu ở nhóm bị được điều trị bằng kháng sinh là 8/16 con, chiếm tỷ lệ 50%. Ở nhóm bị được điều trị khỏi bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù, số bị có chửa sau lần phối giống đầu là 10/18 con, chiếm 56%. Ở nhóm bị được điều trị khỏi khi sử dụng chế phẩm dạng viên có số bị có chửa sau lần phối giống đầu là 11/19 con, chiếm tỷ lệ 58%. Như vậy, cũng như tỉ lệ động dục lại trong vòng 60 ngày sau khi điều trị, tỷ lệ bị có chửa sau lần phối giống đầu ở nhóm bị được điều trị bằng chế phẩm thảo dược dạng viên là cao nhất, sau đó đến nhóm bị được điều trị bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm thảo dược dạng huyền phù và thấp nhất ở nhóm bị được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, sự sai khác này giữa 3 nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Hình 4.17. Một số hình ảnh bị đƣợc điều trị khỏi bệnh viêm nội mạc tử cung và đang mang thai

Theo Cui et al. (2014) khi nghiên cứu điều trị bệnh sát nhau bò bằng dịch chiết của một số thảo dược và kháng sinh Oxytetracyclin cho biết ở nhóm dùng thảo dược có thời gian động dục lại sau đẻ ngắn hơn và tỉ lệ thụ thai cao hơn so

với nhóm dùng kháng sinh. Rahi et al. (2013) trong nghiên cứu điều trị bò viêm tử cung bằng thảo dược và kháng sinh (Ciprofloxacin) thông báo lượng dịch tử cung thải ra ít hơn, nhanh hết hơn, số lượng vi khuẩn cũng giảm nhanh hơn ở nhóm dùng kháng sinh. Một điều quan trọng hơn nữa là tỷ lệ chửa sau khi chữa khỏi bệnh ở nhóm dùng thảo dược cũng cao hơn ở nhóm dùng kháng sinh thơng thường. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của các tác giả đã nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)