4.6b Ảnh hưởng của sát nhau đối với bệnh viêm tử cung ở bò sữa
2.2. Viêm cơ tử cung
Theo Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016), viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tử cung làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương mạch quản và lâm ba quản. Từ đó làm cho các lớp cơ và một ít lớp tương mạc tử cung bị hoại tử. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Có khi vì lớp cơ và lớp tương mạc tử cung bị phân giải, bị hoại tử mà tử cung bị thủng hay bị hoại tử từng đám.
Hình 2.2. Viêm cơ tử cung
Nguồn: Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016)
2.1.2.3. Viêm tương mạc tử cung (Perimestritis Puerperali)
Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính, cục bộ, tồn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng. Bị sữa biểu hiện triệu chứng tồn thân: nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh, con vật ủ rũ, mệt mỏi, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Lượng sữa rất ít hoặc mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật ln biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có màu nâu và mùi thối khắm. Khi kích thích vào thành bụng thấy con vật có phản xạ đau rõ hơn, rặn nhanh hơn, từ âm hộ dịch chảy ra nhiều hơn. Trường hợp một số vùng của
tương mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện được trạng thái thay đổi về vị trí và hình dáng của tử cung, có khi khơng tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng. Nếu điều trị khơng kịp thời sẽ chuyển thành viêm mãn tính, tương mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì q trình thụ tinh và sinh đẻ lần sau sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn tới vơ sinh. Thể viêm này thường kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.
2.1.3. Chẩn đoán bệnh viêm tử cung
Trong vòng vài ngày đầu sau khi bò đẻ, sản dịch chảy ra có màu hồng, lẫn máu, sau đó biến thành màu vàng nhạt, cuối giai đoạn là màu trong suốt, cuối giai đoạn sản dịch không chảy ra nữa. Lúc đầu sản dịch chảy ra khơng có vi khuẩn, sau đó sản dịch chảy ra có vi khuẩn xâm nhập nhưng cơ thể mẹ khơng có biến đổi, thân nhiệt khơng tăng lên, con vật khơng có triệu chứng gì, vì vi khuẩn có số lượng ít. Nhưng nếu sản dịch chảy ra kéo dài thì tử cung bị có thể bị viêm (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2016).
Để chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ và tồn thân. Việc chẩn đốn phân biệt các thể viêm tử cung có một ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những phác đồ điều trị thích hợp với từng thể viêm nhằm đạt kết quả điều trị cao: Thời gian điều trị ngắn, chi phí cho điều trị thấp đặc biệt là đảm bảo khả năng sinh sản cho gia súc cái.
Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung
Triệu chứng Viêm nội mạc Viêm cơ Viêm tƣơng mạc
Sốt (0C) Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao Dịch viêm - Mầu - Mùi Trắng, xám Tanh Hồng, nâu đỏ Tanh thối Nâu rỉ sắt Thối khắm
Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Rất đau kèm theo triệu
chứng viêm phúc mạc Phản ứng co nhỏ của
tử cung Giảm nhẹ Yếu ớt Mất hẳn
2.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở BÕ SỮA
2.2.1. Ảnh hƣởng của giống
Mỗi một giống bị có nguồn gốc xuất xứ khác nhau và thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như điều kiện chăm sóc, ni dưỡng đặc trưng của vùng đó. Khi di chuyển hay thay đổi môi trường sống, bị có thể khơng thích nghi được hoặc bị xáo trộn nặng dẫn đến giảm sức đề kháng. Từ đó, những nguyên nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho bò. Những giống bò sữa cao sản thường dễ bị viêm tử cung hơn.
2.2.2. Ảnh hƣởng của mùa vụ
Thời tiết trong giai đoạn thu đơng thì nhiệt độ mát mẻ làm sức đề kháng của con vật được nâng cao. Mặt khác, có những thời điểm nhiệt độ hạ thấp xuống rất thấp gây sự bất lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vì thế mà các bệnh xảy ra trên đàn bị sữa cũng giảm. Điều đó cho thấy tỷ lệ bệnh viêm tử cung ở hai thời điểm khác nhau có sự khác nhau rõ rệt (Hossein-Zadeh and Ardalan, 2011).
2.2.3. Ảnh hƣởng của lứa đẻ
Tác giả Bruun et al. (2002) thấy rằng, bò đẻ lứa đầu và bò đẻ lứa thứ 3 trở đi có nguy cơ mắc viêm tử cung cao hơn ở lứa thứ 2. Trong một nghiên cứu ở Argentina, Giuliodori et al. (2013) cho biết bò đẻ ở lứa sau có xu hướng mắc
viêm tử cung thấp hơn so với lứa đẻ đầu (tỉ suất chênh = 0,65, khoảng tin cậy 95% = 0,37-1,25, P = 0,08). Tuy nhiên, Gröhn et al. (1990) khi nghiên cứu trên 61.124 bò ở Phần Lan thấy rằng khơng có mối liên hệ nào giữa lứa đẻ và tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung.
2.2.4. Ảnh hƣởng của quá trình đẻ
Bị sữa đẻ bình thường sẽ làm khả năng nhiễm bệnh đường sinh dục thấp hơn khi bò đẻ phải can thiệp. Tuy nhiên, thời gian đẻ kéo dài và có một số yếu tố khác dẫn đến cần sự can thiệp của người chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật. Người chăn nuôi hoặc cán bộ kỹ thuật dùng tay hoặc dây kéo, các thiết bị hỗ trợ khác để đưa thai ra đều có thể làm gây xây xát niêm mạc và dễ nhiễm vi khuẩn từ ngồi mơi trường vào gây viêm tử cung.
Theo các tác giả Fishwick (1997), Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016), nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm tử cung thường là do niêm mạc âm đạo, tử cung bị xây xát trong các trường hợp can thiệp đẻ khó bằng tay hay dụng cụ sản khoa.
2.2.5. Ảnh hƣởng của sản lƣợng sữa
Suriyasathaporn et al. (2000) cho biết, xeton huyết làm giảm khả năng hấp dẫn bạch cầu vào trong các tổ chức khi có tác động của nguyên nhân gây viêm dẫn đến làm giảm số lượng bạch cầu đa nhân trong các tổ chức bị viêm, bạch cầu cũng giảm sản xuất các cytokines quan trọng trong q trình viêm và phịng ngự của cơ thể như interferon, interleukin, tumor necrosis factor, những bị có năng suất sữa cao thì bị stress nhiều hơn các bị có năng suất thấp. Stress làm tăng tiết hormone cortisol, tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy viêm tử cung ở bò sữa.
Theo Norgaard et al. (1999), những bị có năng suất sữa cao thì bị stress nhiều hơn các bị có năng suất thấp. Stress làm tăng tiết hormone cortisol, tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy viêm tử cung ở bò sữa.
2.2.6. Ảnh hƣởng của một số bệnh sản khoa
* Bệnh sát nhau bò
Theo LeBlanc (2008), có khoảng 30-50% bị bị sót nhau bị mắc viêm tử cung. Kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy bị bị sót nhau làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa từ 5,7-27,4 lần.
* Hiện tượng đẻ khó
Trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài, những bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ gọi là hiện tượng đẻ khó. Hiện tượng bị đẻ khó do rất nhiều ngun nhân dẫn tới và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong quá trình tiến hành thủ thuật đỡ đẻ, do không nắm vững các thao tác kỹ thuật nên làm sây sát niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập từ ngồi vào gây viêm. Chính vì vậy, có thể nói đẻ khó là một trong những nguyên nhân chính gây viêm tử cung ở gia súc sinh sản nói chung và bị sữa nói riêng.
Hình 2.3. Đẻ khó do kích thƣớc của bào thai khơng bình thƣờng (thai quá to)
Nguồn: Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016)
Hình 2.4. Đẻ khó do tƣ thế thai khơng bình thƣờng
Nguồn: Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016)
* Viêm âm mơn, tiền đình và âm đạo
Trong quá trình gia súc sinh đẻ, khi can thiệp những trường hợp đẻ khó, khi đỡ đẻ bình thường hoặc khi phối giống không đúng kỹ thuật thường làm cho niêm mạc âm mơn, tiền đình, âm đạo bị sây sát, bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Q trình viêm âm mơn, tiền đình, âm đạo nếu khơng điều trị kịp thời sẽ kế phát bệnh viêm tử cung ở bò sữa.
2.3. ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG 2.3.1. Điều trị viêm tử cung bằng hormone 2.3.1. Điều trị viêm tử cung bằng hormone
Trong một nghiên cứu trên 445 bị cái Holstein mắc bệnh đẻ khó, sót nhau
hoặc cả hai, tác giả Risco et al. (1994) sử dụng PGF2α và GnRH riêng lẻ hoặc
kết hợp. Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu đẻ khó và sót nhau được dùng để xác định bị khơng có sự hồi phục tử cung một cách bình thường. PGF2α được sử dụng vào ngày 12 và 26 sau khi đẻ cho kết quả thụ thai cao hơn bị khơng được điều trị. Đối với bò được dùng GnRH riêng lẻ và bò dùng PGF2α 10 ngày sau khi dùng GnRH, kết quả thụ thai khơng thay đổi so với bị khơng được điều trị. Ở những bò được sử dụng GnRH, sự rụng trứng và thể vàng hóa nang trứng xảy ra đồng thời với thời gian tử cung bị nhiễm trùng. Khi hàm lượng progesterone tăng cao trong thời điểm tử cung đang nhiễm trùng càng làm cho sự viêm nhiễm trùng ở tử cung trầm trọng hơn do đó mà làm giảm tỉ lệ thụ thai. Nghiên cứu trước đây cho thấy hầu hết bò sữa ở thời gian 26-30 ngày sau đẻ đều có thể vàng có thể phản ứng với PGF2α (Risco et al., 1994). Sử dụng PGF2α vào khoảng thời gian 30 ngày sau đẻ để điều trị các loại viêm tử cung khác nhau có thể kích thích bị động dục.
Trong nghiên cứu của Risco et al. (1994), tác giả không đánh giá hiệu quả của PGF2α đơn lẻ tại ngày 12 hoặc 26, nhóm tác giả kết luận rằng khi sử dụng PGF2α vào ngày 12 và tiếp theo là mũi PGF2α thứ 2 vào ngày 26 có thể cải thiện được tỉ lệ thụ thai ở lần thụ tinh đầu tiên đối với bị bị sót nhau.
Ở Việt Nam đã có nghiên cứu sử dụng hormone PGF2α trong điều trị bệnh viêm tử cung bò. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến (2007) thử nghiệm sử dụng 03 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung bò.
* Phác đồ 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng
Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung; kết hợp
điều trị tồn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị khơng q 5 ngày.
* Phác đồ 2: Dùng 6ml Oxytocin tiêm dưới da, thụt rửa tử cung 500ml
dung dịch Lugol 0,1%, Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị khơng q 5 ngày.
* Phác đồ 3: Dùng Lutalyze một dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần; thụt rửa tử cung 500ml dung dịch Lugol 0,1%, dùng
Norfloxacin5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần;
kết hợp điều trị tồn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều tối đa là 5 ngày. Kết quả cho thấy trong 03 phác đồ thử nghiệm, phác đồ 3 (phác đồ có sử dụng PGF2α) có hiệu quả tốt nhất, thể hiện ở các chỉ tiêu: tỷ lệ khỏi bệnh cao (100%); số ngày điều trị ngắn, tỷ lệ động bò động dục lại cao đồng thời thời tỷ lệ phối lần đầu có thai lại là cao nhất. Theo các tác giả nêu trên sở dĩ phác đồ 3 có hiệu quả điều trị cao theo chúng tơi do chế phẩm Lutalyze chứa hoạt chất PGF2α có tác dụng kích thích tử cung co bóp, tống hết dịch viêm ra ngồi, đồng thời có tác dụng phá vỡ thể vàng, kích thích nang trứng phát triển gây hiện tượng động dục. Lugol có chứa nguyên tố Iod có tác dụng sát trùng, đồng thời thông qua niêm mạc tử cung cơ thể hấp thu được dung dịch Iod giúp cho cơ quan sinh dục mau chóng hồi phục làm xuất hiện chu kỳ sinh dục sớm hơn.
2.3.2. Điều trị viêm tử cung bằng hóa dƣợc
Các chất hóa dược được được sử dụng trong điều trị viêm tử cung bao gồm Iodine, Chlorhexidine và Saline (Pulfer and Riese, 1991). Tuy vậy, ít có các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các chất này trong điều trị bệnh viêm tử cung cho bị. Hiện nay có một hóa dược khơng phải là kháng sinh được cấp phép để điều trị viêm tử cung trên bò sữa ở Mỹ, đó là Chlorhexidine (Bouters and Vandeplassche, 1977). Không chỉ trực tiếp diệt vi khuẩn, các chất này gây kích ứng niêm mạc của tử cung và được cho là sẽ làm tăng sự co bóp, cung cấp máu và kích thích hệ miễn dịch ở tử cung của bò. Khả năng tiêu diệt vi khuẩn và phản ứng viêm được gây ra bởi Chlorhexidine được cho là làm giảm số lượng vi khuẩn ở trong tử cung và giúp cho quá trình loại thải các dịch viêm ở trong tử cung ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các hóa chất kích ứng tử cung có thể rút ngắn qng thời gian tử khi điều trị đến khi bò động dục lại. Tuy nhiên, nhìn chung việc sử dụng các hóa chất để điều trị viêm tử cung khơng được khuyến khích. Việc điều trị này có thể gây ra tổn thương trên đường sinh dục của bị cái và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát bởi các loại vi khuẩn khác.
2.3.3. Điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh viêm tử cung ở bò hiện nay là rất phổ biến và có nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng.
Oxytetracycline cũng được sử dụng nhiều trong điều trị viêm tử cung trên bò. Thuốc được sử dụng nhiều nhất đối với các thể bệnh viêm tử cung nhẹ (Gilbert and Schwark, 1992). Nghiên cứu bởi Bretzlaff et al. (1993) cho thấy liều 11mg/kg tiêm tĩnh mạch, 2 lần/ngày mới đủ để điều trị bệnh. Khi sử dụng liều trên, tiêm 1 lần/ngày, hiệu quả điều trị bệnh sẽ thấp, đây là một liệu trình khơng có tính thực tiễn cao. Chính vì vậy, mặc dù là thuốc duy nhất được Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Mỹ cấp phép cho sử dụng điều trị viêm tử cung sau đẻ ở bị sữa, nhưng Oxytetracycline khơng phải là kháng sinh ưa thích trong điều trị viêm tử cung ở đối tượng này.
Các kháng sinh có thể được kết hợp với nhau để điều trị viêm tử cung ở bò. Nhiều tác giả khuyến cáo việc dùng Penicillin kết hợp với Oxytetracycline tại chỗ để điều trị bệnh (Thurmond et al., 1993). Tuy nhiên việc sử dụng liệu trình này gây ra vấn đề tồn lưu kháng sinh trong sữa trong một thời gian dài làm giảm lợi nhuận từ sữa. Hơn nữa, nếu không biết được thời gian cần loại bỏ sữa hoặc không quan tâm tới thời gian cần loại bỏ sữa, hoặc khơng có kit để chẩn đốn kháng sinh trong sữa thì sẽ làm tăng nguy cơ tồn lưu kháng sinh trong các sản phẩm sữa. Chính vì các lí do đó mà việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm tử cung trên bò cần phải được xem xét cẩn thận. Ceftiofur cũng được sử dụng để điều trị viêm tử cung trên bị (Reppert, 2015). Đối với kháng sinh này, khơng cần phải loại bỏ sữa sau khi điều trị. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng, Ceftiofur không phải là kháng sinh được cấp phép cho sử dụng để điều trị viêm tử cung ở bị. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh này được coi là không tuân thủ theo hướng dẫn.
Việc sử dụng kháng sinh để điều trị toàn thân hay điều trị cục bộ để điều trị viêm tử cung cần phải được cân nhắc. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả