Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa (Trang 82)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.2. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm

viêm đƣờng sinh dục bò sữa với một số thuốc kháng sinh

Chúng tôi đã làm kháng sinh đồ trực tiếp với cả tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung của bò mắc bệnh để chọn thuốc kháng sinh hiệu quả nhất

trong điều trị bệnh viên tử cung ở bò sữa. Từ đó, làm căn cứ để so sánh hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa bằng thảo dược và bằng kháng sinh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.

Từ kết quả xác định được ở bảng 4.11 và dựa vào bảng đánh giá đường kính vịng vơ khuẩn chuẩn cho thấy: Mức độ mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung âm đạo của bị với thuốc kháng sinh là khơng cao.

Trong 14 loại kháng sinh thí nghiệm chỉ có 3 loại thuốc là Amoxicillin, Norfloxacin, Tetracycline là có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm từ trên 85% trở lên và đường kính vịng vơ khuẩn đạt trên 23mm.

Các loại kháng sinh Streptomycin, Colistin, Lincomycin, Tylosin hoàn tồn khơng có tác dụng với vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung, tỷ lệ mẫn cảm 0% và đường kính vịng vơ khuẩn bằng 0mm.

Bảng 4.11. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn

Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Đƣờng kính vịng vơ khuẩn (mm) Amoxicillin 15 13 86,67 23,94 ± 0,44 Ceftiofur 15 11 73,33 19,25 ± 0,52 Enrofloxacin 15 6 40,00 17,25 ± 0,48 Norfloxacin 15 14 93,33 24,56 ± 0,32 Doxycycline 15 4 26,67 18,25 ± 0,63 Tetracycline 15 13 83,67 23,28 ± 0,45 Streptomycin 15 0 0,00 00,00 ± 0,00 Kanamycin 15 12 80,00 21,97 ± 0,34 Colistin 15 0 0,00 00,00 ± 0,00 Lincomycin 15 0 0,00 00,00 ± 0,00 Erythromycin 15 1 6,67 8,34 ± 0,71 Tylosin 15 0 0,00 00,00 ± 0,00 Floxy 15 2 13,33 15,11 ± 0,26 Tiamulin 15 2 13,33 14,73 ± 0,57

Qua đây, chúng tôi khuyến cáo để điều trị bệnh viêm tử cung bò sữa, tốt nhất nên dùng các thuốc kháng sinh Amoxicillin, Norfloxacin. Trong đó, Norfloxacin có tác dụng tốt nhất.

Tác giả Trương Quang và cs. (2008) cơng bố, có thể sử dụng Amoxicillin để điều trị bệnh do vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus gây ra. Nguyễn

Văn Thanh và cs. (2016) nghiên cứu thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung bò cho biết Norfloxacin là một trong những thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm tử cung ở bò.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các công bố của các tác giả nêu trên trong việc đưa ra khuyến cáo nên dùng Norfloxacin để điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa.

4.5. THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NGUỒN GỐC THẢO DƢỢC ĐỂ PHÕNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM NỘI MẠC TỬ CUNG Ở BÕ SỮA

4.5.1. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ 100 mg/ml với vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò

Sau khi thu được 8 loại cao khô dược liệu sử dụng dung mơi thơng dụng ethanol 70%, với mục đích lựa chọn được dược liệu mục tiêu để tiến hành nghiên cứu sâu hơn từ 8 loại dược liệu ban đầu, chọn lựa 5 loại thảo dược có tác dụng tốt trong phòng và trị bệnh viêm tử cung.

Chúng tơi tiến hành thí nghiệm khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của các

loại cao khô dược liệu đối với các 02 chủng vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bị.

Dung mơi Dimethyl Sulphoxit (DMSO) được sử dụng để pha cao khô dược liệu đến nồng độ 100 mg/ml.

Bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, 8 loại cao khơ dịch chiết có nồng độ 100 mg/ml được thử hoạt tính trên vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bị. DMSO là dung mơi được

sử dụng làm đối chứng.

Bảng 4.12. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ 100 mg/ml với vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus

spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò

S TT Dƣợc liệu Vi khuẩn Staphylococcus spp. Streptococcus spp. Đƣờng kính vịng vơ khuẩn, mm 1 Huyền diệp 22,67 ± 1,53 22,00 ± 1,00 2 Tô mộc 23,00 ± 1,73 18,33 ± 1,53 3 Đơn đỏ 21,67 ± 1,15 21,67 ± 0,58 4 Mò hoa trắng 23,00 ± 1,00 25,00 ± 1,15 5 Sài đất 25,3 ± 1,52 24,3 ± 1,52 6 Mỏ quạ 10,08 ± 1,52 11,80 ± 1,73 7 Bồ công anh 22,67 ± 1,73 23,67 ± 1,52 8 Xuân hoa 20,67 ± 1,15 21,67 ± 1,15

Kết quả thu được cho ta thấy, cả 8 loại dịch chiết thảo dược đều cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh và khả năng kháng khuẩn của chúng là khác nhau.

Từ kết quả xác định được ở bảng 4.12 và dựa vào bảng đánh giá đường kính vịng vơ khuẩn chuẩn với nồng độ dịch chiết 100mg/ml cho kết quả đường kính vịng vơ khuẩn như sau: khả năng ức chế vi khuẩn của 8 loại thảo dược được nghiên cứu cũng tương đối cao, có khả năng sử dụng thay thế kháng sinh. Trong đó, dịch chiết của 5 loại thảo dược Mị hoa trắng, Sài đất, Bồ cơng anh, Đơn đỏ và Huyền diệp có đường kính vịng vơ khuẩn cao nhất đối với cả vi khuẩn

Staphylococcus spp. Streptococcus spp., có tiềm năng thay thế kháng sinh

trong một số trường hợp để chữa bệnh viêm tử cung ở bị sữa vừa an tồn, vừa tránh khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Cụ thể: đường kính vịng vơ khuẩn đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. của dịch chiết Mò hoa trắng lần lượt là 23,00 ± 1,00mm và 25,00 ± 1,15mm; của dịch chiết cây Sài đất là 25,3 ± 1,52mm và 24,3 ± 1,52mm; của dịch chiết cây Bồ công anh là 22,67 ± 1,73mm và 23,67 ± 1,52mm; của cây Đơn đỏ lần lượt là 21,67 ± 1,15mm và

21,67 ± 0,58mm; của cây Huyền Diệp lần lượt là 22,67 ± 1,53mm và 22,00 ± 1,00mm. Trong đó, cây Mị hoa trắng và cây Sài đất có tác dụng ức chế vi khuẩn tốt nhất.

Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược của chúng tôi khá tương đồng với những nhận định của tác giả Nguyễn Thị

Thanh Hà và cs. (2017) trong nghiên cứu đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in

vitro của cao khô 08 loại thảo dược (Huyền diệp, Tơ mộc, Đơn đỏ, Mị hoa trắng,

Sài đất, Mỏ quạ, Bồ công anh, Xuân hoa) đối với 02 chủng vi khuẩn

Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò cho

thấy, ở nồng độ 100 mg/ml các cao khô dịch chiết đều có khả năng ức chế vi khuẩn in vitro tốt đối với 02 chủng vi khuẩn. Đối với vi khuẩn Streptococcus spp, đường kính vịng vô khuẩn biến đổi từ 11,80mm (Mỏ quạ) đến 25,00mm (Mò hoa trắng). Đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. đường kính vịng vơ khuẩn biến đổi từ 10,28mm (Mỏ quạ) đến 25,30mm (Sài đất).

Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) khi nghiên cứu về dược liệu Đơn đỏ cũng cho thấy, ở nồng độ 100 mg/ml các cao khô dịch chiết đều có khả năng ức chế vi khuẩn in vitro tốt đối với 02 loài vi khuẩn. Đối với vi khuẩn Streptococcus spp, đường kính vịng vơ khuẩn biến đổi từ 17,67mm (dung môi nước cất) đến 24,67mm (dung môi Chloroform). Đối với vi khuẩn

Staphylococcus spp. đường kính vịng vơ khuẩn biến đổi từ 20,67mm (dung mơi

nước cất) đến 24,00mm (dung môi Chloroform). Cao khô dịch chiết sử dụng dung mơi Chloroform khi pha lỗng ở nồng độ 0,195 mg/ml khi bổ sung vào lỗ thạch vẫn quan sát thấy vịng vơ khuẩn đối với cả 2 chủng vi khuẩn nghiên cứu.

4.5.2. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch

viêm tử cung bò

Nồng độ ức chế tối thiểu được hiểu là nồng độ thấp nhất của 1 kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn sau khoảng 24h nuôi cấy. Xác định được nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh, hay dịch chiết là một bước quan trọng trong việc lựa chọn liều điều trị trong thú y cũng như trong nhân y.

Bảng 4.13. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò

Dƣợc liệu Hệ số pha loảng dịch chiết từ nồng độ gốc 100mg/ml

21 22 23 24 25 26 27 28 29 210 Nồng độ dịch chiết, mg/ml 50,00 25,00 12,50 6,25 3,13 1,56 0,78 0,39 0,20 0,10 Huyền diệp + + + + + + + + - - Tô mộc + + + + + + - - - - Đơn đỏ + + + + + + + + - - Mò hoa trắng + + + + + + + + + - Sài đất + + + + + + + + + - Mỏ quạ + + + - - - - - - - Bồ công anh + + + + + + + - - - Xuân hoa + + + + - - - - - -

Ghi chú: + uan sát thấy vịng vơ khuẩn - Khơng quan sát thấy vịng vô khuẩn

Nhằm nghiên cứu sâu hơn về khả năng kháng khuẩn in vitro của dịch

chiết một số loại thảo dược trong dung mơi ethanol 70%, cũng như tìm ra nồng độ thấp nhất khi pha lỗng có khả năng kháng khuẩn in vitro đối với 02 chủng vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn liều điều trị thử nghiệm trên bò bị viêm tử cung, chúng tơi tiến hành thí nghiệm pha lỗng dịch chiết để kiểm tra khả năng kháng khuẩn in vitro.

Kỹ thuật này nhằm mục đích xác định chính xác nồng độ nhỏ nhất của dịch chiết một số loại thảo dược có tác dụng ức chế sự phát triển của một chủng vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy (phương pháp định lượng). Dựa theo nguyên lý nồng độ kháng sinh (dịch chiết) tăng dần trong môi trường nuôi cấy, khi đạt đến một nồng độ nhất định nó sẽ ức chế được sự phát triển của vi khuẩn và bằng mắt thường đã có thể xác định được điều này thơng qua quan sát sự xuất hiện có hay khơng có vịng vơ khuẩn.

Bằng phương pháp pha loãng liên tiếp cao dịch chiết một số loại thảo dược trong dung môi ethanol 70% ở nồng độ 100mg/ml với hệ số pha lỗng ½, sau đó, tiến hành kiểm tra khả năng kháng khuẩn in vitro trên môi trường thạch.

Thơng qua sự có hay khơng xuất hiện của vịng vơ khuẩn, có thể xác định nồng độ tối thiểu thấp nhất của dịch chiết của thảo dược có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kết quả được thể hiện ở bảng 4.14.

Qua kết quả kháng sinh đồ các nồng độ cao pha loãng khác nhau từ dịch chiết cây Huyền diệp, Tơ mộc, Đơn đỏ, Mị hoa trắng, Sài đất, Bồ công anh, Mỏ Quạ, Xuân hoa khi sử dụng dung môi ethanol 70% trên vi khuẩn Staphylococcus

spp. cho thấy:

Cao khơ dịch chiết cây Mị hoa trắng và Sài đất sử dụng dung mơi ethanol 70% pha lỗng lớn nhất 512 lần, với nồng độ tương ứng là 0,2 mg/ml vẫn còn khả năng ức chế vi khuẩn thử nghiệm. Từ các số liệu trên ta thấy rằng, cao khô dịch chiết cây Mị hoa trắng, Bồ cơng anh, Đơn đỏ, Sài đất và cây Huyền diệp có tác dụng rất tốt đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. gây bệnh viêm tử cung ở bò sữa.

4.5.3. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch

viêm tử cung bị

Chúng tơi tiến hành kiểm tra kháng sinh đồ các nồng độ cao pha loãng khác nhau từ dịch chiết cây Huyền diệp, Tơ mộc, Đơn đỏ, Mị hoa trắng, Sài đất,

Bồ công anh, Xuân hoa khi sử dụng dung môi ethanol 70% trên vi khuẩn

Bảng 4.14. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò

Dƣợc liệu

Hệ số pha loảng dịch chiết từ nồng độ gốc 100mg/ml

21 22 23 24 25 26 27 28 29 210 Nồng độ dịch chiết, mg/ml 50,00 25,00 12,50 6,25 3,13 1,56 0,78 0,39 0,20 0,10 Huyền diệp + + + + + + + + - - Tô mộc + + + + + + - - - - Đơn đỏ + + + + + + + + - - Mò hoa trắng + + + + + + + + + - Sài đất + + + + + + + + + - Mỏ quạ + + + + - - - - - - Bồ công anh + + + + + + + - - - Xuân hoa + + + + - - - - - -

Ghi chú: + uan sát thấy vịng vơ khuẩn - Khơng quan sát thấy vịng vơ khuẩn

Hình 4.11. Tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá cây Đơn đỏ khi pha lỗng

Hình 4.12. Tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá cây Huyền diệp khi pha loãng

Qua kết quả tại bảng 4.14 cho thấy, cao khơ dịch chiết cây mị hoa trắng và sài đất sử dụng dung mơi ethanol 70% pha lỗng lớn nhất 512 lần, với nồng độ tương ứng là 0,2 mg/ml vẫn còn khả năng ức chế vi khuẩn thử nghiệm. Từ các số liệu trên ta thấy rằng, cao khơ dịch chiết cây Mị hoa trắng, Bồ công anh, Đơn đỏ, Sài đất và cây Huyền diệp có tác dụng rất tốt đối với vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh viêm tử cung ở bò sữa.

4.5.4. Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết

dƣợc liệu khi phối hợp

Sau khi thu được 5 loại cao khô dược liệu sử dụng dung môi ethanol 70%, với mục đích lựa chọn được cách phối trộn tối ưu để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

Chúng tôi xác định tỉ lệ phối hợp 5 loại cao khô từ dịch chiết của các loại

thảo dược trong phịng thí nghiệm thơng qua vịng ức chế vi khuẩn in vitro của

chúng đối với 02 chủng vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò (16 mức tỉ lệ khác nhau để chọn ra công thức tối ưu cho mỗi dạng bào chế).

Dung môi Dimethyl Sulphoxit (DMSO) được sử dụng để pha cao khô dược liệu đến nồng độ 100 mg/ml.

Bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, 16 công thức phối hợp các loại cao khô dịch chiết dược liệu có tổng nồng độ cao là 100mg/ml được thử hoạt tính trên vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch

viêm tử cung bị. DMSO là dung mơi và cao khơ dịch chiết các loại dược liệu khi chưa phối trộn được sử dụng làm đối chứng. Các cơng thức thí nghiệm được bố trí cụ thể trong nội dung nghiên cứu.

Kết quả thử nghiệm khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Staphylococcus spp.

phân lập từ dịch viêm tử cung bò được thể hiện ở bảng 4.15.

Khả năng ức chế của các công thức phối trộn đối với vi khuẩn

Staphylococcus spp. biến đổi khá lớn. Đường kính vịng vơ khuẩn trung bình

biến đổi từ 23,70mm (cơng thức 16) đến 25,90mm (cơng thức 9). Nhìn chung

khi phối hợp các cao khô dịch chiết khả năng ức chế vi khuẩn in vitro có tăng

nhưng không rõ rệt khi so sánh với các công thức đối chứng (khi sử dụng riêng rẽ từng loại cao khô). Riêng công thức phối hợp giữa các loại cao khơ 9 và 15 có khả năng ức chế vi khuẩn lớn hơn và có sự sai khác về mặt thống kê so với các công thức khác.

Bảng 4.15. Khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bị của các cơng thức thí nghiệm

Cơng thức thí nghiệm Tỷ lệ cao khơ (%) Đƣờng kính vịng vơ khuẩn (mm) Mị hoa trắng Bồ

cơng anh Đơn đỏ

Sài đất Huyền diệp 1 20,00 20,00 20,00 20,00 20,00 23,94 2 25,00 18,75 18,75 18,75 18,75 23,88 3 30,00 17,50 17,50 17,50 17,50 23,82 4 35,00 16,25 16,25 16,25 16,25 23,76 5 18,75 25,00 18,75 18,75 18,75 23,98 6 17,50 30,00 17,50 17,50 17,50 24,03 7 16,25 35,00 16,25 16,25 16,25 24,07 8 18,75 18,75 25,00 18,75 18,75 23,92 9 17,50 17,50 30,00 17,50 17,50 25,90 10 16,25 16,25 35,00 16,25 16,25 23,89 11 18,75 18,75 18,75 25,00 18,75 24,04 12 17,50 17,50 17,50 30,00 17,50 24,15 13 16,25 16,25 16,25 35,00 16,25 24,26 14 18,75 18,75 18,75 18,75 25,00 23,86 15 17,50 17,50 17,50 17,50 30,00 25,28 16 16,25 16,25 16,25 16,25 35,00 23,70 ĐC1 100 0 0 0 0 22,00 ĐC2 0 100 0 0 0 23,67 ĐC3 0 0 100 0 0 22,67 ĐC4 0 0 0 100 0 24,67 ĐC5 0 0 0 0 100 21,67

Kết quả thử nghiệm khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò được thể hiện ở bảng 4.16.

Bảng 4.16. Khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Streptococcus spp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)