Bò sữa sau đẻ mắc viêm tử cung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa (Trang 69 - 71)

4.6b Ảnh hưởng của sát nhau đối với bệnh viêm tử cung ở bò sữa

4.2. Bò sữa sau đẻ mắc viêm tử cung

Theo chúng tôi, giai đoạn sau đẻ > 24 ngày đàn bò sữa mắc bệnh do mầm bệnh xâm nhập vào tử cung từ giai đoạn đẻ; do công tác phối giống không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng và có thể do nhiễm khuẩn đường tiết niệu nên khả năng nhiễm bệnh khơng nhiều. Trong khi đó, giai đoạn sau đẻ ≤ 24 ngày, đàn bò sữa chịu tác động của nhiều yếu tố gây bệnh viêm tử cung như công tác hộ lý đỡ đẻ không tốt, do tác động của dụng cụ sản khoa khi đỡ đẻ gây xây xước niêm mạc đường sinh dục và tử cung, điều kiện vệ sinh sau đẻ kém nên khả năng vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh là rất lớn.

4.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc các thể viêm tử cung ở bò sữa

Theo Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016), viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ thể viêm cơ tử cung. Các tác giả này cho biết viêm tử cung có thể chia ra ba thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.

Việc chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung có một ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những phác đồ điều trị thích hợp với từng thể viêm nhằm đạt kết quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, chi phí cho điều trị thấp đặc biệt là đảm bảo khả năng sinh sản cho gia súc cái. Dựa vào những biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình của những con bị sữa mắc bệnh viêm tử cung kết hợp với việc khám tử cung bằng phương pháp khám trực tiếp thông qua trực tràng chúng

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc các thể viêm tử cung ở bò sữa (n=189)

Thể viêm Số mắc (con) Tỷ lệ (%)

Viêm nội mạc tử cung 152 80,43

Viêm cơ tử cung 29 15,34

Viêm tương mạc tử cung 8 4,23

Tổng 189 100,00

Trong số bò mắc viêm tử cung, chủ yếu là bò mắc viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao 80,43%, tiếp đến là thể viêm cơ tử cung 15,34% và thấp nhất là viêm tương mạc tử cung 4,23%.

Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) cho rằng, phương pháp đỡ đẻ thô bạo, không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung. Đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay và các dụng cụ sản khoa.

Bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ làm niêm mạc tử cung bị xây xát, tổn thương. Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung và viêm tương mạc tử cung kế phát từ thể viêm cơ tử cung.

4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỈ LỆ VIÊM TỬ CUNG Ở BÕ SỮA

4.2.1. Ảnh hƣởng của lứa đẻ đối với viêm tử cung ở bò sữa

Qua khảo sát trực tiếp 857 con bị sữa được ni tại huyện Ba Vì (Hà Nội) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trong đó có 189 con bị sữa mắc bệnh viêm tử cung, chúng tơi thấy có sự khác nhau về tỉ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ (đẻ lứa 1, đẻ từ lứa 2 đến lứa 5 và bò đã đẻ trên 5 lứa) (bảng 4.4):

Bảng 4.4. Sự ảnh hƣởng của lứa đẻ đối với bệnh viêm tử cung ở bò sữa

Lứa đẻ Số con đƣợc theo dõi Số con mắc viêm tử cung Tỉ lệ viêm tử cung (%) 1 278 57 20,50 2 204 42 20,59 3 167 35 20,96 4 108 23 21,30 ≥5 100 32 32,00 Tính chung 857 189 22,05

Tỷ lệ viêm tử cung của bò sữa ở các lứa đẻ khác nhau được so sánh bằng phương pháp Chi-quare.

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy, tỉ lệ viêm tử cung ở các lứa đẻ 1 - 4 tương đối giống nhau (từ 20,50% đến 21,30%). Tuy nhiên, đến lứa thứ 5 thì tỷ lệ viêm tử cung ở bò sữa tăng lên đến 32,00%.

Thơng thường, ở lứa đẻ đầu tiên, bị có nguy cơ bị đẻ khó cao và cần sự can thiệp nhiều hơn. Điều đó làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn và sự tổn thương của niêm mạc tử cung. Chính vì vậy, nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung của bò ở lứa đẻ lứa đầu cao hơn ở các lứa sau. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tơi, khơng có sự khác nhau về nguy cơ bị sót nhau và đẻ khó ở các lứa đẻ khác nhau, đó có thể là ngun nhân giải thích tại sao sự ảnh hưởng của lứa đẻ đầu đối với tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung không được phát hiện. Tuy nhiên, Grohn

et al. (1997), khi nghiên cứu trên 61.124 bị ở Phần Lan thấy rằng khơng có mối

liên hệ nào giữa lứa đẻ và tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung. Trong nghiên cứu của chúng tơi thấy bị ở lứa đẻ ≥ 5 thì có tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn những bị có lứa đẻ nhỏ hơn. Điều này có thể là do ở các lứa đẻ sau thời gian hồi phục tử cung của bò lâu hơn ở các lứa trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)