Phun và hình thành hỗn hợp cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng dầu diesel sinh học từ mỡ cá da trơn cho động cơ của phương tiện khai thác thủy sản (Trang 98 - 100)

8. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN

3.3. Kết quả mơ phỏng

3.3.1. Phun và hình thành hỗn hợp cháy

Thơng thường khi khối lượng riêng của nhiên liệu tăng lên theo tỷ lệ pha trộn, chiều dài tia nhiên liệu tăng và kích thước hạt nhiên liệu cũng tăng theo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của độ nhớt và đặc biệt là sức căng bề mặt của nhiên liệu lớn cĩ xu hướng giữ nguyên hình dạng của hạt nhiên liệu và hình dáng chùm tia khi nhiên liệu được phun vào buồng cháy nên độ xuyên sâu của tia phun bị hạn chế. Sau khi rời khỏi lỗ phun, tia phun bắt đầu tách ra thành hình nĩn phun, đây là sự phá vỡ đầu tiên của nhiên liệu tạo ra các hạt cĩ đường kính nhỏ và tiếp tục va chạm, phân rã theo thời gian phun tạo thành quá trình hình thành hỗn hợp cháy. Quá trình này đánh giá chất lượng cháy nhiên liệu hỗn hợp và là yếu tố chính đánh giá chỉ tiêu cơng tác của động cơ khi sử dụng các nhiên liệu khác nhau.

Hình 3.7 biểu thị quá trình phun nhiên liệu, hình 3.8 thể hiện cấu trúc tia phun của nhiên liệu Biodiesel B10 so với DO ở chế độ 1200 v/p. Trong đĩ cho thấy ở cùng điều kiện phun của động cơ, tia nhiên liệu DO cĩ cấu trúc phát triển tốt hơn, điều này thấy rõ khi so sánh độ xuyên sâu của tia phun như trên hình 3.9. Kết quả này phù hợp với những phân tích, tính tốn lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến tính chất của nhiên liệu đã được cơng bố trước đây.

Thời điểm 150BTDC (sau khi phun 30CA) Thời điểm 130BTDC (sau khi phun 50CA)

Hình 3.8. Cấu trúc tia phun nhiên liệu B10 so với DO

Hình 3.9. Sự phát triển tia phun của nhiên liệu theo thời gian

Khi khảo sát một số thơng số cụ thể như độ nhớt, tỷ trọng của nhiên liệu B10 theo bảng 3.5, luận án nhận thấy độ nhớt động học cĩ sự thay đổi (độ nhớt của nhiên liệu B10 tăng 17.7% so với DO, tỷ trọng của nhiên liệu B10 tăng 1% so với DO). Theo tiêu chuẩn thì các thơng số trên của nhiên liệu B10 đều nằm trong khoảng cho phép khi sử dụng cho động cơ, tuy nhiên sự tạo hỗn hợp, độ phun xa của chùm tia sẽ cĩ

những thay đổi nhất định so với DO. Vì thế từ hình 3.9 xuất hiện sai lệch trung bình về chiều dài tia phun giữa nhiên liệu B10 và DO khoảng 3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng dầu diesel sinh học từ mỡ cá da trơn cho động cơ của phương tiện khai thác thủy sản (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)