Chấtlượnghuyđộngvốn từkhách hàng cá nhân tạiNgân hàngThương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 63 - 69)

2.2. Huyđộngvốn và chấtlượnghuyđộngvốn từkhách hàng cá nhân tạiNgân

2.2.2. Chấtlượnghuyđộngvốn từkhách hàng cá nhân tạiNgân hàngThương mạ

2019-2021

a. Về cơ cấu huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Cơ cấu vốn huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng để tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Cơ cấu HĐV được đánh giá là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. NVHĐ được phân theo các tiêu thức sau: theo loại tiền, theo kỳ hạn, theo đối tượng

(i) Cơ cấu vốn theo loại tiền: bao gồm nội tệ và ngoại tệ.Nội tệ bao gồm các hình thức huy động tiền VNĐ từ tiền gửi dân cư và tiền gửi tổ chức kinh tế với nhiều mức lãi suất khác nhau. Tiền gửi ngoại tệ huy động tập trung chủ yếu vào đồng ngoại tệ mạnh là USD và CNY

Bảng 2.6. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại Sacombank chi nhánh Lạng Sơngiai đoạn 2019 -2021

STT Chỉ số 2019 2020 2021

1 Tổng huy động vốn ( tr.đ)Tăng trưởng (%) 1,803,749 1,894,296 105 1,871,369 99 2

Nội tệ (tr.đ) 1,779,833 1,876,123 1,852,106 Tiền gửi dân cư 1,766,967 1,869,412 1,847,731

Tăng trưởng (%) 106 99

Tỷ trọng (%) 99.3 99.6 99.8 3

Ngoại tệ (tr.đ) 23,916 18,173 19,263 Tiền gửi dân cư 20,889 16,002 17,316

Tăng trưởng (%) 77 108

Tỷ trọng (%) 87.3 88.1 89.9

Nhìn vào bảng kết cấu nguồn vốn huy động trên ta thấy, trong cơ cấu nguồn vốn này có sự thay đổi khơng nhiều. Nguồn vốn huy động tập trung phần lớn vào tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ từ dân cư. Tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng ít do đặc thù chỉ dùng tài khoản Ngân hàng nhà nước để trung gian thanh toán với kho bạc, đơn vị hành chính sự nghiệp khác: Bảo hiểm xã hội tỉnh, Chi cục thi hành án, nhận điều nguồn vốn từ Hội sở chính...

Tiền gửi USD và CNY từ dân cư cũng chiểm hơn 80% tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng nguồn vốn huy động. Từ năm 2020 tăng tưởng tiền gửi từ USD sụt giảm do chính sách thắt chặt dữ trữ ngoại hối của NTW, đến năm 2021 có sự tăng lên đáng kể do sự bùng phát dịch covid19 trực tiếp trên diện rộng tại Việt Nam, ảnh hưởng đến tâm lí tích trữ ngoại hối của người dân

(ii) Cơ cấu vốn theo đối tượng KHCN:khi phân theo đối tượng khách hàng, chi nhánh chia làm hai loại khách hàng tác động đến số dư tiền gửi huy động gồm : khách hàng VIP và khách hàng tiềm năng.

Bảng 2.7. Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng tiền gửi tại Sacombank chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2021

STT Chỉ số 2019 2020 2021 I Tổng số dư tiền gửi và số lượng khách hàng

1 Tổng số dư tiền gửi (tr.đ) 1,803,749 1,894,296 1,871,369

Tăng trưởng (%) 105 99

2 Tổng số lượng KHCN (ng) 16,892 26,003 37,898

Tăng trưởng (%) 154 146

II Khách hàng VIP 1

Số dư tiền gửi (tr.đ) 1,424,962 1,515,437 1,519,552 Tăng trưởng (%) 106 100 Tỷ trọng (%) 79 80 81 2 Số lượng khách hàng (ng) 3,547 5,201 8,527 Tăng trưởng (%) 147 164 Tỷ trọng (%) 21 20 23

III Khách hàng tiềm năng 1

Số dư tiền gửi (tr.đ) 378,787 378,859 351,817

Tăng trưởng (%) 100 93 Tỷ trọng (%) 21 20 19 2 Số lượng khách hàng (ng) 13,345 20,802 29,371 Tăng trưởng (%) 156 141 Tỷ trọng (%) 79 80 77

Tại bảng số liệu có thể thấy được nguồn vốn chính đến từ hệ KHCN và đây là đối tượng rất quan trọng để tăng trưởng lâu dài. Trong nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, số lượng khách hàng VIP chỉ chiếm 20% tổng số lượng nhưng lại mang lại hơn 80% lượng số dư tiền gửi, số lượng khách hàng vãng lai nhiều và chiếm tỷ trọng lớn nhưng mang lại số dư tiền gửi tương đối thấp. Điều này có thể thấy nguồn vốn huy động dồi dào của chi nhánh ln được duy trì bởi lượng khách hàng VIP và qua các năm khơng có sự sụt giảm do chính sách chăm sóc khách hàng tương đối tốt nên đây cũng là những khách hàng gắn bó lâu dài.

Với lượng tiền gửi lớn từ hệ khách hàng VIP này, đã mang lại nguồn vốn huy động chất lượng cho Ngân hàng cùng với sự tăng theo đồng thuận khi khách hàng có thu nhập ngày càng cao. Làm cho số dư huy động của chi nhánh ngày càng vững chắc hơn.

Để phân tích rõ hơn chất lượng khách hàng tại chi nhánh, tác giả có thực hiện so sánh với tổng số lượng khách hàng trên địa bàn và toàn hàng như sau:

Bảng 2.8. Tình hình số lượng KHCN hiện hữu của Sacombank chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2019 -2021

STT Chỉ số 2019 2020 2021 1 Số lượng KHCN của chi nhánh (ng) 16,892 26,003 37,898

2 Số lượng KHCN toàn hàng (ng)Tỷ trọng (%) 844,600 1,820,210 3,031,840 2.00 1.43 1.25 3 Số lượng KHCN trên địa bàn (ng) 177,366 208,024 284,235

Tỷ trọng (%) 9.5 12.5 13.3 Số lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm . Tuy chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2-3% so với tồn hàng Sacombank vì số lượng KHCN toàn quốc của cả hệ thống rất lớn. Nhưng so với địa bàn tỉnh Lạng Sơn, số lượng KHCN chiếm tỷ trọng khoảng 12-13%. Đây cũng là một tỷ trọng khá ổn và bền vững so với số lượng Ngân hàng đối thủ cạnh tranh – khoảng 13 NHTM trên địa bàn. Với tỷ trọng này, sẽ đem lại cho chi nhánh nguồn vốn huy động chất lượng và bền vững qua các năm. Ít bị ảnh hưởng hoặc sụt giảm khi Ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ tốt và luôn được khách hàng lựa chọn để giao dịch tiền gửi.

(iii) Cơ cấu vốn theo kỳ hạn:

Bảng 2.9. Vốn huy động theo kỳ hạn tại Sacombank chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ số 2019 2020 2021 1 Tổng nguồn vốn huy động KHCN 1,803,767 1,890,800 1,874,744 Tăng trưởng (%) 105 99 2 Tiền gửi có kì hạn 1,605,852 1,647,986 1,653,154 Dưới 06 tháng 710,220 695,302 641,823 Từ 12 tháng trở lên 895,632 952,684 1,011,331 Tỷ trọng (%) 89 87 88 3

Tiền gửi khơng kì hạn 197,915 242,814 221,590

Tăng trưởng (%) 123 91

Tỷ trọng (%) 11 13 12

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Trong bảng cơ cấu tiền gửi theo loai tiền, tiền gửi có kì hạn chiếm xấp xỉ 87% các năm. Còn lại tiền gửi KKH chỉ chiếm 11% đến 13% hàng năm; và có sự tăng trưởng đều đặn hàng năm . Trong tiền gửi có kì hạn tiền gửi từ 12 tháng trở lên chiếm tỉ trọng lớn, giúp cho Ngân hàng có thể thực hiện cho vay trung dài hạn mà không lo gặp vấn đề biến động vốn thường xuyên như kì hạn gửi ngắn dưới 06 tháng

Có thể thấy được Sacombank Lạng Sơn đang có nguồn vốn huy động chất lượng tốt, phù hợp để cho vay trung dài hạn và không sợ những biến động liên tục về thanh khoản như tiền gửi khơng kì hạn để cho vay. Vì nguồn vốn huy động của chi nhánh ln có sự tăng trưởng đều, nhất là huy động trung, dài hạn và khơng có sự sụt giảm nhiều dù bối cảnh kinh tế 2019- 2021 gặp nhiều khó khăn.

b. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân

Xác định cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, Sacombank Lạng Sơn ln cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả và chắc chắn với nền kinh tế.

Bảng 2.10. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động từ KHCN giai đoạn 2019- 2021

ST T Chỉ tiêu 2019 2020 2021 1 Tổng nguồn vốn huy động KHCN (tr.đ) 1,779,67 9 1,866,731 1,831,345 2 Tốc độ tăng trưởng (%) 123 105 98 3 Tổng cho vay KHCN (tr.đ) 811,712 818,593 1,051,745 4 Tốc độ tăng trưởng (%) 141 101 128 5 Tỷ lệ tổng DN/ tổng nguồn vốn 0.46 0.44 0.57

Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Chi nhánh

Từ năm 2019 đến 2021 tỉ lệ dư nợ cho vay KHCN trên nguồn vốn huy động từ KHCN luôn dao động tư 0.46-0.57%. Với tỉ này có thể thấy được Chi nhánh đã sử dụng khá tốt nguồn vốn (chỉ tiêu này càng tiến đến 1 càng tốt; nhỏ hơn 1 tức sử dụng vốn không hiệu quả). Nguồn vốn huy động từ KHCN khá dồi dào và đủ lượng để cung cấp cho tín dụng.

Ngồi ra nếu xét theo tỷ lệ LDR (tỷ lệ dùng tổng số dư huy động để cho vay) của chi nhánh dao động từ 0,46 – 0,57 %; Chất lượng huy động vốn đạt mức cao, tăng trưởng đều, dồi dào để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của KHCN. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn huy động để cho vay mới đạt mức khá, chưa tận dụng hết nguồn vốn huy động của chi nhánh (vì tỷ lệ cao nhất để cho vay tối đa được 85% tổng nguồn vốn huy động) mà ở đây chi nhánh mới đạt ½ tỷ lệ LDR

c. Về chi phí huy động vốn

Một nguồn vốn huy động được coi là có hiệu quả khi đáp ứng hai điều kiện: - Về quy mô và cơ cấu của nguồn đáp ứng được các nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng

- Chi phí cho nguồn phải ở mức chấp nhận được.

Trong hai điều kiện trên thì điều kiện thứ hai được các Ngân hàng quan tâm hơn cả. Bởi vì, nó quyết định trực tiếp tới lợi nhuận. Chi phí vốn thường bao gồm các khoản như: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí về cơ sở vật chất kỹ thuật, chi phí giao dịch… nhưng trong đó chủ yếu vẫn là chi phí trả lãi.

Chi phí huy động và lãi suất bình quân đầu vào của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11. Chi phí huy động và lãi suất huy động bình quân của SacombankLạng Sơn giai đoạn 2019-2021

STT Chỉ tiêu 2019 2020 2021

1 Chi phí trả lãi thực tế (tr.đ) 197,986 186,673 183,135 2 Lãi suất HĐ bình quân

(%) 8.02 7.98 6.5

Nguồn : Báo cáo tài chính của Chi nhánh

Qua bảng bảng 2.9 cho thấy, chi phí trả lãi thực tế có xu hướng giảm trong giai đoạn 2019-2021. Chi phí trả lãi năm 2019 là 186,673 tr.đ giảm 11,313 tr.đ, năm 2021 chi phí ở mức 183,135 giảm 3,538 tr.đ so với 2020 do NHNN áp dụng mức lãi suất trần huy động giảm về mức 6.8%/năm. Ngoài ra chi nhánh cũng chủ động cắt giảm nhiều chi phí khơng cần thiết nên chi phí trả lãi thực tế giảm.

Chi phí lãi suất huy động vốn bình qn từ KHCN giảm dần qua từng năm. Năm 2020 và 2021 giảm lần lượt cịn 7.98% và 6.5%.

Có thể thấy, chi phí huy động vốn tại chi nhánh ln được kiểm sốt và giảm tối đa để mang lại lợi nhuận chênh lệch cao giữa huy động và cho vay. Dù giảm chi phí trả lãi và lãi suất huy động nhưng nguồn vốn huy động khơng bị sụt giảm vì chi nhánh đã nâng cấp thêm dịch vụ khách hàng để làm yếu tố quan trọng giữ chân khách hàng. Khi chi phí giảm mà chất lượng vốn huy động tại chi nhánh không thay đổi, ta thấy được rằng chi nhánh đã kiểm sốt tốt chi phí đầu ra mà vẫn nâng cao được chất lượng huy động.

d. Sự hài lòng của khách hàng về Sacombank chi nhánh Lạng Sơn

Sự hài lịng thường được hình thành thơng qua q trình tích luỹ và trải nghiệm của khách hàng khi thực hiện hành vi mua sắm hoặc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Sau khi sử dụng một loại sản phẩm bất kỳ sự so sánh giữa kỳ vọng và thực tế sẽ được hình thành. Điều này sẽ phản ánh được sự hài lịng của khách hàng đối với sản phẩm thơng qua khả năng đáp ứng nhu cầu của những sản phẩm đó.

Tại Sacombank chi nhánh Lạng Sơn, sự hài lòng của khách hàng được cấu thành từ 03 yếu tố: Chất lượng sản phẩm dịch vụ; dịch vụ khách hàng; giá thành sản

phẩm dịch vụ

Có hai phương pháp để đánh giá sự hài lòng của khách hàng là: phương pháp đánh giá trực tiếp (thông qua bảng hỏi, email, điện thoại hay phỏng vấn khách hàng trực tiếp) và phương pháp đánh giá gián tiếp (thông qua việc sử dụng, trải nghiệm SPDV và quan sát hành vi khách hàng, từ đó xác định sự hài lòng)

2.3. Thực trạng quản lý chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhântại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín - Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w