Hoàn thiện lập kế hoạch chấtlượnghuyđộngvốn từkhách hàng cá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 103 - 104)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chấtlượnghuyđộngvốn từkhách hàng cá

3.2.2. Hoàn thiện lập kế hoạch chấtlượnghuyđộngvốn từkhách hàng cá

Hiện tại, trong lập kế hoạch chất lượng huy động vốn, Chi nhánh chưa phân tích đầy đủ và kỹ càng về chất lượng huy động, cơ cấu vốn huy động của đối thủ cạnh tranh. Các giải pháp hoạch định đưa ra cịn tương đối đơn giản.

a. Phân tích kỹ lưỡng các căn cứ hoạch định ảnh hưởng đến kế hoạch chất lượng huy động.

Ngoài những yếu tố cốt lõi về chính sách sản phẩm, lãi suất, nhân sự liên quan đến nội tại bên trong ảnh hưởng đế kế hoạch huy động thì chi nhánh cần đặc biệt quan tâm đến hối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Nhất là những ngân hàng có thị phần lớn về số dư huy động. Ngồi khảo sát, đánh giá về sản phẩm, chính sách bán hàng, thì cịn phải phân tích thêm các nhân tố khác như hình thức tiếp thị, khuyến mãi hoặc chăm sóc khách hàng

b. Các giải pháp đưa ra cần được cụ thể hóa và tạo điều kiện hoạt động

Thực hiện hoạt động quản lý chất lượng huy động vốn hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của quản lý hoặc một vài nhân sự thuộc phòng KHCN mà cần sự phối hợp của tất cả các nhân sự, nguồn lực, cơ sở vật chất và công nghệ kĩ thuật tại chi nhánh. Do vậy, khi xây dựng kế hoạch chi nhánh cần đưa ra các giải pháp cụ thể, dễ thực hiện, tránh xa rời thực tế. Và những nhân sự lãnh đạo, chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng huy động vốn cần tạo điều kiện hết sức để thực hiện thuận lợi

Tác giả đưa ra các giải pháp khuyến nghị chi nhánh hoàn thiện các phương hướng liên quan đến lập kế hoạch như:

- Về chất lượng sản phẩm chi nhánh cần phân loại đối tượng sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau để có thể khai thác hết nhu cầu sử dụng, Tránh trường hợp khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi ít lại tư vấn sản phẩm kì hạn dài, khơng phù hợp khiến sổ rút trước hạn nhiều. Điều này cũng gây ra biến động về nguồn vốn.

- Về chính sách lãi suất: Theo cơ chế huy động vốn của Hội sở, chi nhánh có thể trình xin Ngân hàng duyệt thuận ưu đãi lãi suất. Với những khách hàng có số dư lớn, thường xuyên quan tâm đến lãi suất chi nhánh cần tự chủ động giới thiệu khách hàng; tránh trường hợp để bị lôi kéo về lãi suất bởi Ngân hàng khác

- Về chăm sóc, khuyến mãi: Ngồi các chương trình của Hội sở chính, chi nhánh cần tự chủ động, trích lập thêm chi phí để tổ chức những chương trình huy động quà tặng thêm từ chi nhánh, chú trọng hơn vào chăm sóc khách hàng sau khi bán, Định kỳ hàng năm nên tổ chức chương trình tri ân khách hàng, tơn vinh những khách hàng có TOI lớn để gia tăng sự thân thiết giữa khách hàng với Ngân hàng

- Về nhân sự tham gia: để tạo động lực cho toàn thể nhân sự tham gia vào quá trình chất lượng huy động vốn, chi nhánh cần đưa ra thêm những chương trình thi đua tự phát động. Ngồi quỹ khen thưởng, cần biểu dương hàng tuần, thường xuyên đối với những nhân sự có thành tích tốt để duy trì, khích lệ tinh thần làm việc.

3.2.3. Hồn thiện triển khai kế hoạch chất lượng huy động vốn từ kháchhàng cá nhân tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 103 - 104)