Một số tiêu chí đánh giá kết quả của công tác tạo động lực tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Côn Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chính sách tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Côn Sơn (Trang 72 - 77)

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

3 Lợi nhuận trước

2.2.3. Một số tiêu chí đánh giá kết quả của công tác tạo động lực tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Côn Sơn

Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Côn Sơn

2.2.3.1. Mức độ hài lịng và sự gắn bó của người lao động

Nếu NLĐ hài lịng với các chính sách đãi ngộ, với mơi trường làm việc của Cơng ty thì họ sẽ gắn bó và trung thành với Cơng ty. Ngược lại, khi họ khơng hài lịng, thậm chí là bất mãn, Công ty không tạo được động lực làm việc cho họ thì họ sẽ tìm một mơi trường khác phù hợp hơn. Bên cạnh đó, Cơng ty cổ phần vật liệu xây dựng Cơn Sơn hoạt động chính trên lĩnh vực xây dựng nên bên cạnh những lao động cố định tại Cơng ty thì cịn có thêm nhiều lao động thời vụ thuê ngoài, các lao động thuê ngoài sau khi kết thúc công việc nếu làm tốt, tùy thuộc vào nhu cầu của Cơng ty và nhu cầu lúc đó của họ mà có thể được tuyển làm nhân viên chính thức. Một số lao động thuê ngoài họ vẫn quay lại ký hợp đồng thời vụ với Công ty vào những lần tiếp theo, có người khơng hài lịng với Cơng ty thì họ sẽ không hợp tác làm việc lại. Số lượng lao động nghỉ việc từ năm 2017 - 2021 (khơng tính lao động thời vụ th ngồi) được thống kê trong bảng sau:

Bảng 2.17. Số lao động nghỉ việc năm 2017-2021

(Đơn vị: người)

Năm Lao động trực tiếp nghỉ việc Lao động gián tiếp nghỉ việc Tổng

2017 8 3 11 2018 11 1 12 2019 9 2 11 2020 8 1 9 2021 4 1 5 Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự

Số lao động nghỉ việc có xu hướng giảm qua các năm. Đa số lao động nghỉ việc là lao động trực tiếp, trung bình nghỉ 8 người/năm, lao động gián tiếp nghỉ việc chỉ từ 1 đến 2 người/năm. Năm 2017, 2018 do bố trí lao động khơng hợp lý, áp lực công việc lớn nên số lao động nghỉ việc cao. Năm 2019, số lao động trực tiếp nghỉ việc giảm nhưng lao động gián tiếp nghỉ lại tăng lên, điều này gây trở ngại khi các lao động gián tiếp nghỉ việc đểu là người có trình độ chun mơn, có tay nghề lại lần lượt xin nghỉ việc. Đến năm 2020, Cơng ty đã có sự xem xét lại và bố trí lao động phù hợp hơn nên từ năm 2020 số lượng người xin nghỉ việc đã giảm đi so với các năm trước, giảm 18,2% so với năm 2019. Năm 2021 số lượng nghỉ việc giảm hẳn, giảm 4 người, tương ứng giảm 44,4% so với năm 2020. Hai năm 2020, 2021 số lượng lao động gián tiếp nghỉ việc chỉ là 1 người/năm.

Như vậy, Công ty đã thực hiện tương đối tốt và có sự cải thiện tích cực cơng tác TĐL thơng qua bố trí lao động, từ đó nâng cao được mức độ hài lịng và sự gắn bó của NLĐ, để NLĐ hăng hái làm việc, cống hiến nhiều hơn.

2.2.3.2. Năng suất lao động

Cơng tác TĐL của Cơng ty vừa có tác dụng nâng cao tinh thần làm việc, mong muốn cống hiến của NLĐ, đồng thời cũng là một phương pháp để có thể quản lý lao động. Khi NLĐ vừa được đảm bảo điều kiện sống, vừa được tạo các giá trị tăng thêm để có thể thoải mái, yên tâm và có tâm lý ổn định thì họ sẽ tập trung vào cơng việc hơn để nhằm nâng cao khả năng của bản thân, phấn đấu và cống hiến nhiều hơn cho Cơng ty, có thể hạn chế sai sót, năng suất lao động cá nhân tăng lên từ đó năng suất lao động chung của Công ty cũng tăng lên. Năng suất lao động tăng lên làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng giá trị của Cơng ty, từ đó Cơng ty có thể đấu thầu và thực hiện tốt hơn nhiều cơng trình hơn nữa, nhờ đó lại làm tăng nguồn lực để đảm bảo và cải thiện đời sống cho NLĐ, làm tăng động lực lao động. Như vậy, TĐL lao động và năng suất lao động có mỗi quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Có thể xem năng suất lao động là một trong những kết quả của quá trình TĐL lao động của Công ty.

Sự thay đổi năng suất lao động qua từng năm của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Côn Sơn trong giai đoạn 2017-2021 như sau:

Bảng 2.18. Năng suất lao động bình qn của lao động

Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu thuần 26.286.473 29.845.152 47.801.711 47.140.808 56.925.764

Lợi nhuận trước thuế 441.166 516.819 216.583 544.382 957.086

Tổng số lao động (người) 65 71 106 122 131 NSLĐ bình quân năm 1 lao động 404.407 420.354 450.959 386.400 434.548 Mức lợi nhuận BQ năm 1 lao động 6.787 7.279 2.043 4.462 7.306 Nguồn: Phịng Kế tốn và phịng Hành chính nhân sự

Từ biểu đồ 2.4 ta có thể thấy năng suất lao động giai đoạn 2017-2021 có sự thay đổi khác nhau qua các năm. Năng suất lao động của một lao động bình quân trong cả giai đoạn khoảng 419,3 triệu đồng/người, mức lợi nhuận một lao động bình quân cả giai đoạn đạt 5,6 triệu đồng/người.

(Đơn vị: triệu đồng/người)

Biểu đồ 2.4. Năng suất lao động bình quân giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Phịng Kế tốn và phịng Hành chính nhân sự

Năm 2017, NSLĐ bình quân đã đạt mức khá cao 404,4 triệu đồng/người, mức lợi nhuận bình quân một lao động cũng đạt mức cao, đạt 6,7 triệu đồng/người. Nguyên nhân do doanh thu năm này tăng cao mà số lao động chỉ có 65 người, tuy nhiên lao động phải làm việc với áp lực khá cao.

Năm 2018, NSLĐ bình quân một lao động đã tăng lên mức 420,3 triệu đồng/người, tăng 15,9 triệu đồng/người, tốc độ tăng trưởng đạt 3,9%. Tuy mức tăng trưởng chưa cao nhưng đây được xem là dấu hiệu tốt cho sự tăng trưởng của các năm sau đó.

Năm 2019, NSLĐ bình qn một lao động tiếp tục tăng cao lên mức 450,9 triệu đồng/người, tăng 30,6 triệu đồng trên người, tương ứng tăng gần 7,3%. Tuy nhiên, ngược với NSLĐ bình quân thì mức lợi nhuận bình quân một lao động lại giảm mạnh, giảm 5,2 triệu đồng/người, giảm tới 71,9% so với năm 2018. Nguyên nhân do doanh thu năm 2019 cao, mức tăng trưởng nhanh nhưng do số lượng lao động thuê ngoài ở mức cao, bố trí và sắp xếp lao động chưa hợp lý dẫn tới việc lao động làm trái ngành nhiều, áp lực công việc tăng cao dẫn tới làm việc kém hiệu quả. Ngồi ra, cũng do năm 2017 Cơng ty đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị mới nhằn tăng năng suất lao động và mở rộng thêm hoạt động cung cấp bê tơng nhựa Asphalt tuy nhiên lao động chưa thích nghi kịp thời với sự thay đổi của máy móc mới, khối lượng cơng việc tăng nhanh nên NLĐ thường xuyên phải tăng ca, làm giảm động lực lao động, giảm năng suất lao động. Mức lợi nhuận bình quân giảm mạnh và quá thấp so với mức tăng của NSLĐ bình quân là một vấn đề nghiêm trọng mà Công ty cần phải xem xét nghiêm túc và khắc phục ngay, cần bố trí lao động lại cho hợp lý, tổ chức đào tạo lao động ứng với sự thay đổi của máy móc thiết bị.

Năm 2020, NSLĐ bình qn một lao động lại có sự sụt giảm mạnh xuống mức 386,4 triệu đồng/người, giảm 64,6 triệu đồng/người, tương ứng giảm 14,3%. Tuy nhiên, mức lợi nhuận bình qn một lao động lại có sự khởi sắc khi tăng lên mức 4,4 triệu đồng/người, tăng 2,4 triệu đồng/người, ứng với tăng 118,4% so với năm 2019. Sau khi nghiêm túc nghiên cứu và xem xét vấn đề của các năm trước, đặc biệt là năm 2019 thì Cơng ty đã tuyển dụng thêm lao động nhằm giảm áp lực công việc, giảm tăng ca cho NLĐ và có sự bố trí lại lao động hợp lý hơn, xây

dựng các kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu từng cơng trình, hơn nữa NLĐ cũng đã dần hiểu hơn, quen hơn với máy móc thiết bị mới, vận hành trơn tru hơn, làm giảm áp lực công việc, làm gia tăng mức lợi nhuận bình quân.

Năm 2021 được xem là năm lấy lại phong độ khi cả NSLĐ bình quân và mức lợi nhuận bình quân một lao động đều tăng trưởng trở lại. NSLĐ bình quân tăng 48,1 triệu đồng/người, tăng 12,5% so với NSLĐ bình qn năm 2020; cịn mức lợi nhuận bình quân tăng 2,8 triệu đồng/người, tăng 63,7%. Nguyên nhân do năm này Công ty vẫn tiến hành đầu tư thêm thiết bị máy móc mới, kết hợp với đào tạo lao động, bố trí lao động và quan tâm hơn tới cơng tác TĐL lao động nên giải phóng phần nào được sức lao động của công nhân, giảm bớt khối lượng việc nặng nhọc bằng máy móc từ đó tăng năng suất lao động.

Nhìn chung, năng suất lao động của giai đoạn 2017-2021 đạt mức khá cao, phần nào cho thấy được kết quả của công tác TĐL lao động của Công ty tương đối tốt trong cả giai đoạn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng NSLĐ trong cả giai đoạn thì khơng nhiều, Cơng ty cần lưu ý và hồn thiện hơn công tác TĐL lao động để tránh lặp lại những vấn đề làm ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.

2.2.3.3. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động

Thái độ làm việc của NLĐ: Thái độ làm việc thể hiện được NLĐ đó có tích

cực, chủ động, sáng tạo và nghiêm túc trong công việc hay không. Đây là một trong những yếu tố phản ánh kết quả TĐL lao động của Công ty. Tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Cơn Sơn vẫn cịn có tình trạng vi phạm nội quy Cơng ty, kỷ luật cơng trường, cịn có lao động đi muộn về sớm, trong thời gian làm việc cịn chưa tích cực, phải để nhắc nhở nhiều lần. Hơn nữa cịn có những lao động gây bất hịa trong khi thi cơng, tự ý nghỉ buổi làm mà không báo trước cho chỉ huy trưởng công trường hay đội trưởng đội thi công. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ xảy ra ở lao động trực tiếp, chủ yếu là những lao động phổ thơng có tay nghề thấp, cịn lại đa số NLĐ vẫn chấp hành đúng quy định về giờ giấc đi làm, có thái độ tích cực hịa hảo giữa các nhân viên với nhau và tập trung vào cơng việc để đảm bảo hồn thành công việc và đảm bảo thu nhập của họ.

Ý thức chấp hành kỷ luật lao động: Đây cũng là một yếu tố phản ánh kết

quả TĐL trong tổ chức. Đội trưởng đội thi công, chỉ huy trưởng cơng trường và phịng hành chính nhân sự có trách nhiệm theo dõi và ghi chép lại các lỗi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ cấp dưới mình. Các hành vi sẽ được đánh giá theo mức độ nặng hay nhẹ, lặp lại ít hay nhiều lần để có biện pháp giải quyết, từ nhắc nhở, khiển trách phê bình đến trừ lương, thun chuyển vị trí làm việc và sa

thải. Dưới đây là tổng hợp số lượt vi phạm kỷ luật lao động: Bảng 2.19. Số lần vi phạm kỷ luật lao động từ 2017-2021 (Đơn vị: lần) Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Nhắc nhở, khiển trách 75 67 92 61 43 Trừ lương 11 9 16 7 5

Thuyên chuyển công tác 15 13 24 18 12

Sa thải 2 1 3 0 0

Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự

Số lần vi phạm kỷ luật của Công ty trong giai đoạn 2017-2021 tương đối nhiều, tuy nhiên chủ yếu là ở mức độ nhẹ, mới chỉ bị nhắc nhở, khiển trách. Chủ yếu người vi phạm là công nhân xây dựng tại công trường.

Năm 2017, có 75 lần khiển trách NLĐ, nguyên nhân chủ yếu là do việc sắp xếp, thu dọn nguyên vật liệu tại công trường thi công và vệ sinh nơi ở chung của đội thi cơng tại cơng trường. Có 11 lần trừ lương lao động, tuy nhiên mức trừ không nhiều, chủ yếu là để răn đe. Thuyên chuyển công tác chủ yếu là thuyên chuyển công nhân ở tổ đội này sang tổ đội khác, từ công trường này sang công trường khác để tránh xích mích giữa các cơng nhân. Có 2 trường hợp bị sa thải là do họ có hành vi trộm cắp nguyên vật liệu xây dựng (trộm dầu và thép) đem đi bán trộm. Hành động này đã bị phát hiện và ngay lập tức bị sa thải ngay.

Đến năm 2018, số lần vi phạm cũng gần với năm 2017, tuy nhiên có giảm đi đơi chút.

Năm 2019, số lượt vi phạm tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân do năm 2019 tuyển dụng nhân viên nhiều do nhu cầu sử dụng cao, tiến độ cơng trình gấp gáp nên thuê nhiều lao động thời vụ bên ngồi, việc kiểm sốt lao động chưa chặt chẽ, tuyển nhiều lao động mà chưa để ý đến chất lượng, nhiều người có ý thức làm việc khơng tốt, xảy ra tình trạng đùn đẩy cơng việc, khơng dọn dẹp vệ sinh xung quanh công trường thi công, không thực hiện các biện pháp bảo hộ an tồn lao động. Cơng ty sa thải 3 lao động nguyên nhân do việc báo cáo sai số lượng nguyên liệu nhập về, cấu kết với nhân viên cung cấp dầu để chia lợi, khơng thực hiện biện pháp an tồn lao động, căng dây và lắp đèn cảnh báo nguy hiểm dù đã được nhắc nhở làm một người bị thương.

nên công tác quản lý lao động, TĐL lao động cũng có cải thiện hơn. Hai năm này có số lượt vi phạm kỷ luật giảm xuống rõ rệt, khơng có người nào bị sa thải. Nhờ việc bố trí lao động hợp lý, sắp xếp lao động ổn định hơn kết hợp cùng các chính sách lương thưởng, phúc lợi, đào tạo, .... mà NLĐ có ý thức tuân thủ tốt hơn.

(Đơn vị: lần)

Biểu đồ 2.5. Số lần vi phạm kỷ luật lao động từ 2017-2021

Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự

Như vậy, kết quả của công tác TĐL lao động đã phần nào được thể hiện khá rõ thơng qua các tiêu chí như mức độ hài lịng, gắn bó của lao động, năng suất lao động hay tính tích cực, chủ động của NLĐ. Có thể nhận xét chung rằng, những năm đầu của giai đoạn (từ 2017-2019) thì cơng tác TĐL cịn chưa đem lại kết quả như mong muốn, còn nhiều hạn chế xảy ra dẫn tới kết quả kinh doanh của Công ty cũng chưa được tốt. Tuy nhiên, hai năm cuối giai đoạn (2020 và 2021) thì đã được cải thiện phần nào tốt hơn, cơng tác TĐL lao động cũng đã phát huy được nhiều hơn tác dụng của nó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chính sách tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Côn Sơn (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w