Xây dựng hoạt động đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chính sách tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Côn Sơn (Trang 87 - 90)

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

XÂY DỰNG CÔN SƠN

3.2.2. Xây dựng hoạt động đánh giá thực hiện công việc

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Đánh giá THCV là việc thông qua các chỉ tiêu đã đề ra để đánh giá kết quả làm việc của NLĐ. Công ty chưa xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, chi tiết. Việc đánh giá đang được tiến hành tại Công ty chỉ dựa trên việc ghi chép và nhận xét giản đơn, xếp loại ở mức độ tốt hay khơng tốt. Mọi tiêu chí đánh giá và cách đánh giá đều rất chung chung, kết quả thi đua cũng được lấy từ sự đánh giá chung chung đó và sự bầu chọn của nhân viên trong Cơng ty, có thể người được yêu quý hơn sẽ được thưởng thay vì người làm tốt hơn mà chưa dựa vào đúng vào kết quả hay hiệu quả làm việc, do đó làm giảm động lực phấn đấu và cống hiến.

Nội dung giải pháp:

Cần xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc, sắp xếp và cho điểm mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn đó, từ đó tiến hành cho điểm, đánh giá với từng NLĐ, tính ra điểm cụ thể của từng người, tiến hành so sánh kết quả đó. Sử dụng kết quả và dữ liệu có được từ đánh giá THCV để thi đua và tính

Một là, xây dựng tiêu chuẩn THCV theo phương pháp trọng số: kết hợp với

cơng tác phân tích cơng việc, Cơng ty có được hệ thống các tiêu chuẩn gắn với mức độ ảnh hưởng của tiêu chuẩn đó đến kết quả. Sau đó tính tốn mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí để đưa ra trọng số của các tiêu chí (điểm trọng số từ 0,00 đến 1,00).

Hai là, đo lường sự THCV: việc đo lường thông qua các tiêu thức đã được

xây dựng, cần hướng đến việc đánh giá được số lượng và chất lượng THCV của lao động. Người quản lý cho điểm theo các tiêu chí sau đó tính điểm trung bình:

Điểm trung bình = ∑ (Trọng số*Điểm đánh giá)

Ba là, nhận phản hồi: những ý kiến phản hồi là giúp cho Công ty thể hiện

sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của lao động về kết quả đánh giá THCV và giải đáp thắc mắc. Từ đó Cơng ty có thể sửa đổi một số nhược điểm mắc phải.

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Hiện nay Cơng ty có kế hoạch xây dựng hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc của NLĐ, đánh giá phải đảm bảo có các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết, có trọng số từng tiêu chuẩn và có điểm số rõ ràng. Việc cho điểm vẫn tiếp tục dựa vào ghi chép, theo dõi tình hình làm việc của NLĐ qua từng ngày.

Người đánh giá, cho điểm phải là người cơng minh, rõ ràng, khơng bị chi phối bởi tình cả cá nhân, được qua đào tạo về quản lý nguồn nhân lực, được địa tạo cơ bản về chấm cơng, đánh giá về việc sử dụng và tiết kiệm nguyên liệu, ... và cần được yêu cầu các bộ phận khác hỗ trợ trong khi thực hiện công việc với những đánh giá cần chuyên môn sâu, như vậy đảm bảo được sự chính xác và cơng bằng của kết quả đánh giá.

Nghiên cứu xây dựng hoặc mua ngoài một hệ thống giao tiếp nội bộ trong Cơng ty để có thể vừa theo dõi vừa nhận phản hồi những thắc mắc từ NLĐ nhanh hơn, chính xác hơn và xử lý kịp thời hơn.

Kết quả dự kiến đạt được:

Sau khi xây dựng được các tiêu chuẩn để đánh giá NLĐ, có thể đưa ra một mẫu đánh giá THCV một lao động trong tổ xây dựng số 1 như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chính sách tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Côn Sơn (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w