Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến BT GPMB

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội - Nghiên cứu thực tế dự án mở rộng đường Tam Trinh (Trang 25 - 28)

Ngày 26/11/2003 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật Đất đai 2003 và ngày 10/12/2003 lệnh của Chủ tịch nước đã công bố Luật đất đai quy định việc quản lý và sử dụng đất. Điều 39 Luật Đất đai 2003 quy định về thu hồi đất để sử dụng vào mục đich quốc phịng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích cơng cộng: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt….”

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ban hành ngày 03/12/2004 của Chính phủ về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng.

- Thông tư 116/2004/TT-BTC

Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính hướng dân thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Thơng tư này hướng dẫn cụ thể, và có them 1 số nội dung về BT đất, BT tài sản; chính sách HT, TĐC và tổ chức thực hiện BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP.

- Nghị định 17/2006/NĐ - CP

Nghị định có sửa đổi một số nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2004 ban hành ngày 27/1. Có tất cả 21 điều được sửa đổi, bổ sung; bổ sung 1 điều và bãi bỏ 1 điều trong NĐ này.

- Thông tư số 69/2006/TT-BTC

Thông tư số 69/2006/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 02/08/2006 về sửa đổi, bổ sung cho Thông tư số 116/2004/TT-BTC, cụ thể là sửa đổi, bổ sung 1 số điều khoản: điểm 3 mục 3 phần I về chi trả BT, HT và TĐC; điểm 3.1 mục

3 phần II về giá đất để tính BT, chi phí đầu tư vào đất cịn lại; mục 2 phần IV về HT chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; mục 3 và mục 4 phần VII về mức chi cho công tác tổ chức thực hiện BT, HT, TĐC: “Khơng q 2% tổng số kinh phí BT, HT của dự án”.

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung cụ thể đối với một số trường hợp thu hồi đất; BT, HT về đất; trình tự thủ tục BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại. Nghị định này được coi như là “nhát cắt pháp luật”, từ khi Nghị định này có hiệu lực thì tất cả những trường hợp cịn tồn tại, chưa giải quyết được trước đó thì sẽ được giải quyết theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP, cịn từ sau đó tất cả các trường hợp sẽ được thực hiện đúng theo Nghị định. Nghị định quy định cụ thể, chi tiết một số trường hợp thu hồi đất; BT, HT về đất; trình tự thủ tục thu hồi đất vfa thực hiện việc BT-HT-TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, trong trình tự thủ tục của cơng tác BT GPMB, Nghị định bổ sung mới về lập phương án BT-HT-TĐC bao gồm có phương án tổng thể và phương án chi tiết, quy định cụ thể thẩm quyền, thời hạn giải quyết từng khâu trong công việc và đặc biệt bổ sung thêm khâu kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai được tiến hành trước khi lập BT, TĐC nhằm xác định giá BT và chính sách HT một cách khách quan. Trong điều khoản thi hành, Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 6 và khoản 8 Điều 8, các Điều 41, 42, 47, 49, đoạn 2 khỏan 2 Điều 50 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

- Thông tư 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT

Thông tư 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Mội trường ngày 31/01/2008 về hướng dân thục hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP: hướng dân về HT đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn, đất ao xen kẽ với đất ở trong khu dân cư; hướng dân kinh phí chuẩn bị hồ sơ Địa chính cho khu đất bị thu hồi bao gồm

kinh phí do nhà đầu tư trả sẽ được quyết toán vào vốn đầu tư của dự án, kinh phí do Nhà nước trả sẽ được quyết tốn vào nguồn kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan Tài nguyên – Mơi trường hoặc Văn phịng đăng ký QSD đất; hướng dẫn lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về BT-HT-TĐC, phương án BT-HT-TĐC và việc lập them “Hội đồng thẩm định” khi cần thiết.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP đã ban hành quy định mới về trình tự, thủ tục thu hồi đất theo hướng tinh gọn, đơn giản. Trình tự, thủ tục thu hồi đất gồm các bước sau:16 (i) Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất, (ii) Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, (iii) Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, (iv) Cưỡng chế. Nhìn chung, trình tự thu hồi đất tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP đã kế thừa và rút gọn quy định tại Nghị định số 84/2007/NĐ- CP. Tuy nhiên, những quy định của Nghị định vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, rút gọn những quy định trước đây nhưng khơng có sự thay thế thích hợp, cụ thể như: quy trình kiểm kê (kiểm đếm) rút gọn nhiều nhưng vẫn chưa quy định về kiểm kê (kiểm đếm) bắt buộc, không quy định về thời gian tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Luật Đất đai năm 2003 ra đời là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, cũng như phục vụ hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Tuy vậy, sau gần 10 năm áp dụng, những quy định của Luật Đất đai năm 2003 nói chung đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về đất đai. Việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai năm 2003 là yêu cầu cấp thiết, nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong lĩnh vực đất đai và công cuộc đổi mới đất nước.

 Trước u cầu đó, ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thơng qua Luật

Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân.

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội - Nghiên cứu thực tế dự án mở rộng đường Tam Trinh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w