Thực trạng bồi thường GPMB tại dự án

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội - Nghiên cứu thực tế dự án mở rộng đường Tam Trinh (Trang 72 - 78)

4. Thực trạng cơng tác BT GPMB tại quận Hồng Mai thông qua dự án mở

4.3. Thực trạng bồi thường GPMB tại dự án

Ngày 28/11/2012, UBND TP Hà Nội có Quyết định 5504/QĐ-UBND phê duyệt xây dựng, mở rộng Nguyễn Tam Trinh nhằm mục đích kết nối mạng lưới giao thơng từ đường Vành đai 1 đến đường Vành đai 3, đồng thời, giảm tải áp lực giao thông cho tuyến đường cũ và tạo nên diện mạo mới cho khu vực. Đến năm 2017, nhằm đảm bảo tiến độ thi công dự án, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Hoàng Mai đã xây dựng dự thảo phương án chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng với 200 hộ dân trong diện bị thu hồi đất (ở tổ dân phố 1, 3 và 27 phường Yên Sở). Tuy nhiên, các hộ dân này khơng đồng tình với giá bồi thường cùng như việc thu hồi thêm 15m đất để làm đường gom và trồng cây xanh. Dự án cũng vì thế mà đến nay sau 5 năm vẫn chưa thể hồn thành cơng tác giải phóng mặt bằng.

Ngày 08/5/2017, UBND Thành phố có Quyết định số 2616/QĐ-UBND về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh, giá đất ở cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường Nguyễn Tam Trinh đoạn từ Cầu Giẽ vào Khu đô thị Đền Lừ (đường Vành đai 2,5) đến cuối đường, quận Hoàng Mai. Cụ thể như sau:

- Vị trí 1 đường Nguyễn Tam Trinh đoạn từ Cầu Giẽ vào Khu đô thị Đền Lừ (đường Vành đai 2,5) đến cuối đường: hệ số điều chỉnh giá đất K= 1,87 lần so với giá đất ở cùng vị trí quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ- UBND ngày 29/12/2014 của UBND Thành phố. Tương ứng với giá đất cụ thể là 48.620.000 đồng/m2;

- Vị trí 2 đường Nguyễn Tam Trinh đoạn từ Cầu Giẽ vào Khu đô thị Đền Lừ (đường Vành đai 2,5) đến cuối đường: hệ số điều chỉnh giá đất K= 1,89 lần so với giá đất ở cùng vị trí quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ- UBND ngày 29/12/2014 của UBND Thành phố. Tương ứng với giá đất cụ thể là 27.518.000 đồng/m2;

- Vị trí 3, 4 đường Nguyễn Tam Trinh đoạn từ Cầu Giẽ vào Khu đô thị Đền Lừ (đường Vành đai 2,5) đến cuối đường: hệ số điều chỉnh giá đất K= 1,91 lần so với giá đất ở cùng vị trí quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-

UBND ngày 29/12/2014 của UBND Thành phố. Tương ứng với giá đất cụ thể là 22.844.000 đồng/m2;

Vị trí 1 đường Yên Sở: hệ số điều chỉnh giá đất K= 2,0 lần so với giá đất ở cùng vị trí quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND Thành phố. Tương ứng với giá đất cụ thể là 38.000.000 đồng/m2.

UBND Thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt hệ số điều chỉnh, giá đất cụ thể theo đúng quy định pháp luật.

Theo ông Nguyễn Văn Khang và ông Trần Văn Tăng, đại diện cho 26 hộ dân thuộc khu tập thể Cảng Khuyến Lương, khu tập thể nơi họ sinh sống có diện tích 2.100m2, vốn là đất ao hồ do UBND TP Hà Nội giao theo Quyết định số 24/QĐ-UB ngày 8-1-1992. Ngày 17-8-1992, Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép xây dựng số 920-8-92 GP/SXD, cho phép Cảng Khuyến Lương xây dựng hai dãy nhà ở hai tầng cho cán bộ, nhân viên. Trên cơ sở đó, ngày 16-1-1993, lãnh đạo Cảng Khuyến Lương có Cơng văn số 89/HC, thơng báo giao đất cho 21 hộ gia đình là cán bộ, nhân viên tại ngã ba Yên Sở (nay là đường Yên Sở). Từ năm 1995-1997, các hộ dân đã lần lượt xây dựng nhà cao tầng và sinh sống ổn định trên diện tích đất được giao, khơng phát sinh tranh chấp. Một số hộ chuyển nhượng lại đất cho nhiều cá nhân, nâng tổng số gia đình sinh sống tại khu tập thể Cảng Khuyến Lương lên 26 hộ. Tuy nhiên, trong dự thảo phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Hồng Mai ban hành ngày 20-10-2017, các gia đình chỉ được xác nhận một phần diện tích đất hợp pháp, phần cịn lại là đất khơng có giấy tờ và áp giá đền bù bằng 50% mức giá quy định.

Theo các hộ dân, hiện theo giá thị trường, vị trí đất mặt đường Nguyễn Tam Trinh hoặc Yên Sở có giá từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng/m2, thì mức giá họ được nhận chỉ 48,62 triệu đồng/m2 là bất hợp lý. Bên cạnh đó, tuy giá đền bù thấp nhưng giá bán căn hộ tái định cư lên tới 28 triệu đồng/m2, ngang với giá nhà thương mại tại nhiều quận nội thành. Ông Khang cho biết: "Gia đình tơi sở hữu căn nhà 5 tầng trên diện tích đất 39m2 tại mặt đường Yên Sở. Theo giá thị trường, căn nhà có giá trị trên 4 tỷ đồng nhưng theo dự thảo bồi thường, chúng tôi chỉ được nhận 1,3 tỷ đồng, tương đương 1/3 giá thị trường. Với số tiền này, để mua một căn hộ tái định cư rộng 65m2, gia đình tơi phải bù thêm số tiền 500 triệu đồng nữa. Từ một gia đình có nhà mặt phố, chúng tơi phải sống ở chung cư tái định cư và “ôm” thêm khoản nợ lớn...".

Riêng trên địa bàn quận Hồng Mai hiện có hơn 70 dự án đang thực hiện công tác GPMB. Một sự việc nổi cộm mà người dân khiếu nại là sự chênh lệch về giá thu hồi đất. Nhiều người dân thuộc diện GPMB mở rộng đường Tam Trinh khiếu nại giá đền bù 50 triệu đồng/m2 là quá thấp. Trong khi đó, giá đền bù cho người dân di dời mở rộng đường Minh Khai lại lên đến 95 triệu đồng/m2. Bà Bùi Thị Thắm, Phó Chánh Thanh tra quận Hồng Mai, cho hay: “Hiện 14 phường thuộc quận Hồng Mai có dự án trọng điểm. Đó cũng là nguyên nhân khiến số lượng đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo phát sinh lớn”.

Trước những kiến nghị của người dân, ông Nguyễn Quốc Quyết - Chủ tịch UBND phường Yên Sở cho biết: Trong thông báo giao đất ban hành ngày 16-1-1993, lãnh đạo Cảng Khuyến Lương ghi rõ, phần diện tích đường đi là 100m2, diện tích đất lưu khơng giáp đường 1B là 1.760m2. Lãnh đạo Cảng Khuyến Lương giao 21 hộ gia đình trực tiếp quản lý, sử dụng phần đất lưu khơng liền kề diện tích đất được phân với điều kiện khơng được xây dựng cơng trình kiên cố trên phần đất này. Mặt khác, theo giấy phép của Sở Xây dựng, Cảng Khuyến Lương được phép xây dựng hai dãy nhà ở hai tầng cho cán bộ nhân viên. Nhưng thực tế, Cảng chỉ xây dựng hai dãy nhà cấp 4 là sai so với giấy phép xây dựng được cấp. Trong quá trình sinh sống, các hộ dân đều lấn chiếm, xây dựng cơng trình kiên cố trên đất lưu khơng được Cảng giao quản lý, do đó, diện tích này khơng được coi là đất hợp pháp để đền bù 100% đơn giá.

Trong khi đó, theo ơng Nguyễn Minh Căn - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hồng Mai, việc hàng loạt cơng trình kiên cố được xây dựng trong khu tập thể Cảng Khuyến Lương do lỗi của chính quyền cơ sở đã khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Về bất cập liên quan đến mức giá đền bù và giá nhà tái định cư, ơng Căn cũng đồng tình cho rằng biểu giá đền bù cịn chưa thỏa đáng, gây thiệt thòi cho người dân...

Được biết, chiều 5-12-2017 Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Hoàng Mai đã họp bàn với các ban, ngành liên quan, tập hợp những kiến nghị, khúc mắc của người dân để trình UBND TP Hà Nội, tìm phương án tháo gỡ.

Phường Mai Động có tiến độ giải tỏa có vẻ “khá khẩm” hơn so với các phường khác. Số nhà được phá và số nhà đã giải tỏa tăng hơn so với mấy năm trước.

Cho đến đầu năm 2020, phường Hồng Văn Thụ vẫn chỉ có 14 hộ đã được nhận tiền bồi thường, và vẫn còn 154 hộ “dậm chân tại chỗ” chưa được bồi thường gì.

Phỏng vấn chủ nhà số 441 Tam Trinh cho biết, chủ nhà đã kí chấp nhận phương án đền bù giá 48 triệu/m2 từ tháng 10 năm 2019 và được nhận tiền đền bù rồi. Tuy nhiên giá đền bù vẫn thấp so với giá thị trường, chỉ bằng 30% đến 35% so với giá thực tế. Đoạn dãy nhà này thuộc đoạn 40m khơng khiếu kiện hay có kiện cáo gì, vì vậy việc bồi thường GPMB cũng nhanh hơn so với đoạn 55m. Chủ nhà còn cho hay, đất đoạn này hầu hết là đất khơng/chưa có sổ, đất “nhảy dù”, cịn vùng xung quanh Yên Sở tuy có sổ nhưng loại thuộc vào loại đất “giãn dân”. Đất này đã được cấp từ những năm 1990-1992 và được coi là cấp sai thẩm quyền, nhưng vẫn được nhận bồi thường bình thường.

Cách đó mấy nhà, chủ nhà tiếp theo lại cho thấy trường hợp trái ngược khi chỉ cách mấy nhà nhưng vẫn chưa nhận được tiền bồi thường chỉ vì nhà khơng có sổ dù giống như chủ nhà số 441 khi đã họp, đồng ý ký mức đền bù 48 triệu trên phường từ tận tháng 7/2019.

Chiều 1/6/2020, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố Quyết định số 345/QĐ- TTCP về việc thanh tra toàn diện Dự án (DA) đường Nguyễn Tam Trinh. Đồn thanh tra do ơng Nguyễn Văn Thảo, Phó Cục trưởng Cục I (TTCP) làm trưởng đồn.

Thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định (khơng tính ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định).

Trước đó, trên cơ sở báo cáo của TTCP tại Văn bản số 396/BC-TTCP ngày 12/3/2020 về kiến nghị của ông Lê Tuấn Kiệt và một số công dân (tổ dân phố 1, 3 và 27, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) liên quan đến việc xây dựng tuyến đường Tam Trinh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hịa Bình đã giao TTCP chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội thành lập đoàn liên ngành để thanh tra toàn diện DA xây dựng tuyến đường Tam Trinh và các DA liền kề với đoạn mở rộng thêm 15m đoạn

đi qua tổ 1, 3 và 27, phường Yên Sở, quận Hồng Mai; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu tại buổi cơng bố, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh cho biết, vụ việc khiếu nại của các công dân liên quan đến việc thực hiện DA đường Nguyễn Tam Trinh và các DA liền kề với đoạn mở rộng thêm 15m, đoạn đi qua tổ 1, 3 và 27, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai được các cơ quan chức năng Hà Nội tiếp cơng dân, giải quyết, nhưng cơng dân khơng đồng tình, tiếp khiếu và có thêm nội dung tố cáo lên Trung ương. Vụ việc này, TTCP đã đưa vào danh sách các vụ việc phức tạp, cần phải rà soát theo quy định.

Cũng theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh, vụ việc khơng lớn, nhưng do có nhiều tình tiết phức tạp, TTCP đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ, được Phó Thủ tướng chỉ đạo giao TTCP thành lập đoàn liên ngành để thanh tra toàn diện DA, làm rõ phản ánh của người dân.

Ơng Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, khiếu nại của các công dân liên quan đến việc thực hiện DA đường Nguyễn Tam Trinh và các DA liền kề với đoạn mở rộng thêm 15m, đoạn đi qua tổ 1, 3 và 27, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai đã được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết nhiều lần, nhưng công dân không đồng tình. Hy vọng, với sự vào cuộc của TTCP, vụ việc sẽ sớm được làm sáng tỏ.

Tình hình dự án (đoạn từ Cầu Đền Lừ hắt về Vành đai 3) vào tháng 1 năm 2021: đập phá rất nhiều nhà

Cho đến chiều ngày 9/3/2021, 50% người dân có đất bị thu hồi đã lên gặp chủ tịch phường Hoàng Văn Thụ để nộp đơn khiếu nại do không đồng ý với mức bồi thường như đất nông nghiệp trong khi phường Mai Động và

phường Yên Sở chi trả 48 triệu. Điều này cho thấy dự án khó có thể giải quyết và kết thúc nhanh chóng như dự định.

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội - Nghiên cứu thực tế dự án mở rộng đường Tam Trinh (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w