Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội - Nghiên cứu thực tế dự án mở rộng đường Tam Trinh (Trang 84 - 85)

1. Phương hướng công tác BT GPMB trong những năm tới tại tỉnh quận

2.3. Giải pháp về chính sách

2.3.1. Ban hành, hồn thiện chính sách pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng và chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

- Thường xuyên sửa đổi, hoan thiện các chính sách, văn bản pháp luật quy định về thủ tục, trình tự thu hồi, BT, HT TĐC của tỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

- Tiếp tục bổ sung sửa đổi quy định về khung giá đất sao cho phù hợp thực tế. Điều chỉnh mức giá đảm bảo giá đất đền bù phù hợp với giá trị thực của đất sử dụng, sát với thị trường.

- Ban hanh quy chế sử dụng đất đai hai bên đường giao thông quy hoạch gắn liền với quy hoạch tuyến phố mới, sử dụng 2 bên đường để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Có cơ chế thu hồi, quản lý sử dụng đất do các hợp tác xã nông nghiệp đang sử dụng để các hợp tác xã này thực hiện chuyển đổi hoặc giải thể hợp tác xã theo luật, tạo quỹ đất phát triển đô thị, phục vụ GPMB.

- Cho phép các cơ sở phải di chuyển vay vốn với mức lãi suất thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới.

- Tiếp tục chỉ đạo ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung đồng bộ về chính sách và áp dụng chính sách khi thực hiện BT, HT, TĐC.

- Xây dựng quy chế quản lý xây dựng, quản lý việc chuyển đổi sản xuất trong vùng quy hoạch, tránh hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng gây lãng phí và khó khăn cho cơng tác GPMB.

2.3.2. Xây dựng điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vàphát triển cơ sở hạ tầng phù hợp phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp

- Đẩy nhanh việc hoan thành quy hoạch chi tiết mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tập trung đầu tư gọn cho từng khu vực; Tiến hành cắm mốc giới và công bố công khai quy hoạch trong nhân dân, đồng thời phân cấp quản lý cho các cấp, các nhanh quản lý quy hoạch cho phù hợp và hiệu quả.n

- Đổi mới công tác nghiên cứu, lập quy hoạch phát triển đô thị phải trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và kế hoạch sử dụng đất. Cần tập trung nghiên cứu, xác định rõ định hướng sử dụng đất, phát triển kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho công tác chỉ đjao quản lý phát triển đô thị. Trong từng giai đoạn cụ thể ưu tiên quy hoạch các khu đô thị mới, tập trung đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội để dự án đầu tư có tính khả thi, khơng bị động. Khi lập dự án chủ đầu tư phải lập phương án GPMB trước khi

trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với dự án có di dân, nhất thiết phải xác định được nơi TĐC mới được giao đất.

- Hạn chế việc giao đất xây dựng thực hiện các dự án vào các khu dân cư đã ổn định và có truyền thống lâu đời. Coi trọng nguyên tắc di dân tại chỗ hoặc gần nơi ở cũ, ưu tiên dành quỹ đất, lựa chọn các ku vực có điều kiện thuận lợi, có khả năng phát triển theo huớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hồi các diện tích của các đơn vị sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, vi phạm Luật đất đai sử dụng để xây dựng khu TĐC.

2.3.3. Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đền bù giải phóngmặt bằng mặt bằng

Tiếp tục cải cách hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng, GPMB ở các cơ quan liên quan như Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên – Mơi trường, phịng Quản lý đơ thị Thành phố, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng tài chính và Ban Quản lý dụe án. Cần có sự phân cơng chỉ đạo rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan này trong việc GPMB đối với từng dự án. Trong đó tập trung vào các khâu:

- Xác định chỉ giới, thiết kế tổng mặt bằng

- Giao đất, cho thuê đất, bán và cho thuê nhà TĐC

- Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

- Xác định giá BT thiệt hại, xây dựng quy chế hoạt động thẩm định làm rõ trách nhiệm quyền hạn của từng thành viên, đảm bảo tính chất pháp lý.

2.3.4. Hồn thành cơng tác cấp giấy đất

Thực tiễn công tác BT GPMB đã cho thấy việc xác minh đất có đủ điều kiện hay khơng đủ điều kiện được BT đang gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nguyên nhân chính là do các hộ đều thiếu giấy CNQSD đất, việc đo đạc lại tạo ra sự chênh lệch về diện tích nên đãn gây ra nhiều tranh cãi, phân bua, khơng nhất trí của khơng ít hộ dân. Do vậy cần nhanh chơng thiết lập và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính một cách đầy đủ, chính xác, thường xuyên theo dõi chỉnh lý biến động kịp thời để tạo cơ sở cho việc cấp giấy CNQSD đất. Điều này là vơ cùng quan trọng, nó giải quyết cho các hộ đều có giấy CNQSD đất với số liệu chính xác để đảm bảo quyền lợi của họ, bên cạnh đó cịn quản lý và ngăn chặn kịp thời tình trạng lấn chiếm đất trai phép, rồi dẫn đến khiếu nại tố cáo phức tạp.

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội - Nghiên cứu thực tế dự án mở rộng đường Tam Trinh (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w