Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội - Nghiên cứu thực tế dự án mở rộng đường Tam Trinh (Trang 49 - 53)

1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Hoàng Mai ảnh hưởng đến công

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hồng Mai nằm ở phía nam khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20o53’-21o35’ độ vĩ bắc và 105o44’- 106o02’ độ kinh đơng. Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xn; phía Đơng giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên. Quận Hồng Mai có tổng diện tích tự nhiên là 4.032,3878 ha, với 14 đơn vị hành chính cấp phường.

Với lợi thế nằm cửa ngõ phía Nam khu vực nội thành phố Hà Nội có các trục giao thơng đường bộ, đường sắt và đường thủy (sơng Hồng) là điều kiện thuận lợi để quận Hồng Mai phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.

1.1.2. Địa hình, địa mạo

* Địa hình: Hồng Mai nằm ở vùng trũng phía Nam thành phố, có độ cao trung bình khoảng 4 - 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng. Khu vực phía Bắc bao gồm các phường Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát và Hồng Văn Thụ có độ cao từ 6 đến 6,2m; khu vực phía Nam bao gồm các phường Đại Kim, Định Cơng, Hồng Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú có độ cao từ 5,20 đến 5,8m. Khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m. Địa hình có sự khác biệt rõ rệt ở trong đê và ngoài đê:

- Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của quận, địa hình bị chia cắt bởi các trục giao thơng Pháp Vân - Yên Sở và các sông tiêu nước thải của thành phố như sông Kim Ngưu, sơng Sét, sơng Lừ, nên đã hình thành các tiểu vùng nhỏ có nhiều đầm, ruộng trũng. Địa hình này một mặt gây những khó khăn do tình trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng, một số điểm ngập úng khi mưa to kéo dài.

- Vùng ngồi đê bao gồm một phần diện tích các phường Thanh Trì, Trần Phú, n Sở, Lĩnh Nam với diện tích khoảng 920 ha. Đây là vùng đất phù sa được bồi tụ thường xuyên nên cao hơn vùng đất trong đê. Vùng này rất thích hợp cho việc trồng hoa màu.

* Địa chất: Căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội (do chuyên gia Liên Xô cũ lập trước đây), quận Hoàng Mai nằm trên khu vực đất bồi châu thổ sơng Hồng, chủ yếu trong vùng đất thuận lợi có mức độ cho xây dựng (vùng đất II-2B và II-2C) và một phần trong vùng đất thuận lợi cho xây dựng (vùng I-1B, vùng I-1D, vùng I-2A và vùng I-3A). Phần ngồi đê sơng Hồng nằm trong vùng không thuận lợi cho xây dựng và bị lũ ngập hàng năm (vùng đất III).

1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Hồng Mai cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mùa mưa; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đơng thời tiết khơ ráo. Giữa hai mùa đó lại có thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10).

- Mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10): khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là Đơng Nam, nhiệt độ trung bình là 27-290C, mùa mưa tháng 7 - 9, lượng mưa trung bình là 1.676mm.

- Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại ẩm ướt, hướng gió chủ đạo là Đơng Bắc, nhiệt độ trung bình là 230C tháng thấp nhất là 6-8 0C, độ ẩm thấp nhất 84%, cao nhất 95%.

1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước

Quận Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Hồng, lưu lượng trung bình hàng năm 2710m3/ngày. Mực nước sơng Hồng lên xuống 9- 12m.

Trên địa bàn quận có 4 sơng tiêu chính của thành phố chảy qua (Tơ Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu). Sông Tô Lịch chảy qua địa phận các phường Định Cơng, Đại Kim và Hồng Liệt. Sơng Kim Ngưu là một nhánh tách ra từ sơng Tơ Lịch chảy qua phường Hồng Liệt, Mai Động và Hồng Văn Thụ. Sơng Lừ chảy qua địa phận phường Định Công, bán đảo Linh Đàm nối với

sông Tô Lịch. Sông Sét chảy địa phận phường Giáp Bát, Tương Mai, Tân Mai, Thịnh Liệt chảy vào hồ Yên Sở.

1.1.5. Các nguồn tài nguyên1.1.5.1. Tài nguyên đất 1.1.5.1. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra trên địa bàn quận có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa khơng được bồi, không glây hoặc glây yếu: Loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình cao và trung bình, tập trung ở các phường Định Cơng, Đại Kim, Hồng Liệt, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam. Đất có màu nâu tươi hoặc nâu xám, độ pH từ trung tính đến ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, các chất dinh dưỡng tổng số từ khá đến giàu, các chất dễ tiêu khá, thuận lợi cho phát triển cây thực phẩm, cây lương thực và các loại hoa màu.

- Đất phù sa không được bồi glây mạnh: Đất nằm rải rác ở những nơi trũng, long chảo, có ở phường Đại Kim. Do hàng năm bị ngập nước liên tục vào mùa hè nên đất thường ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùn khá, độ chua pHKCl từ 4,5 - 6 do ảnh hưởng của chất hữu cơ chưa phân giải.

- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu: Đất phân bổ ở những giải đất thuộc ngồi đê sơng Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Trần Phú. Phần lớn loại đất này có thành phần cơ giới cát pha, khả năng giữ màu, giữ nước kém và không bị chua

- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu: Đất phân bố ở những dải đất dọc theo bờ sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Những nơi có địa hình cao, đất có thành phần cơ giới nhẹ; nơi có địa hình thấp, đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Đây là một trong những loại đất tốt, chủ yếu trồng màu và những cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt.

- Đất cồn cát, bãi ven sông: Đất nằm ở bãi sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Hàng năm bị ngập nước, bãi cát được bồi thêm hay bị cuốn cát đi, do đó địa hình, địa mạo ln bị thay đổi. Cát có phản ứng trung tính, độ phì kém. Trên diện tích này một phần sử dụng để khai thác cát phục vụ xây dựng, còn lại chủ yếu bỏ hoang.

- Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu do lượng nước mưa và hệ thống sông, hồ đầm trong quận. Lượng mưa trung bình trong năm khá lớn, nhưng phân bố không đồng đều trong năm, tập trung đến 80% lượng mưa vào mùa hè nên dễ gây ngập úng cục bộ ở một số khu vực, trong khi mùa đơng lượng nước cung cấp khơng đủ.

Bên cạnh đó, hệ thống sơng Tơ Lịch, sơng Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu cùng hệ thống hồ đầm lớn như Yên Sở, Linh Đàm, Định Cơng có chức năng tiêu thốt nước nhưng do lượng nước thải của thành phố hầu hết chưa được xử lý nên hiện dang ô nhiễm, không được sử dụng được cho sản xuất.

- Nguồn nước ngầm: Qua thăm dò khảo sát và đánh giá cho thấy trữ lượng nước ngầm trên địa bàn quận rất phong phú, có thể khai thác đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Nước có trong tầng cuội sỏi đệ tứ, tầng chứa nước cách mặt đất tự nhiên từ 30 - 40 m, tuy nhiên nguồn nước ngầm trên quận chứa nhiều sắt.

1.1.6. Thực trạng mơi trường

Quận Hồng Mai có các hồ lớn như hồ Yên Sở, Linh Đàm với diện tích mặt nước lớn, tạo cho quận cảnh quan đẹp, thích hợp cho điều kiện phát triển các khu vực công viên cây xanh, phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí và điều hịa khơng khí. Tuy nhiên, do là khu vực tiêu thốt nước thải của thành phố chảy qua các con sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét vào hệ thống hồ điều hòa Yên Sở trong khi nước thải chưa được xử lý triệt để nên vấn đề ô nhiễm đang là mối quan tâm hàng đầu trên địa bàn quận.

Đã có rất nhiều nghiên cứu điều tra khảo sát chất lượng môi trường nên các con sông này, theo kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tại sông Sét và sông Lừ, chỉ số về ô nhiễm BOD5 đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 6 - 8 lần. Cịn sơng Tơ Lịch và sơng Kim Ngưu là 10 - 12 lần. Hàm lượng COD, SS ở sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ cũng đã vượt ô nhiễm nặng tới hàng chục lần. Điều đáng lo ngại nhất là: kết quả khảo sát cho thấy phần lớn chức năng lọc nước sạch tự nhiên ở các sông này đã khơng cịn, yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại của các dịng sơng.

Ngồi ra mơi trường khơng khí cũng đang ảnh hưởng khá nghiêm trọng do mức độ ơ nhiễm của khí thải phương tiện giao thơng và bụi từ các cơng trình đang xây dựng trên địa bàn quận. Từ năm 2000 đến nay, nồng độ bụi

tăng dần, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 4,5 lần trong khu vực nội thành.

Một phần của tài liệu Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội - Nghiên cứu thực tế dự án mở rộng đường Tam Trinh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w