- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương.
4.3. Nội dung tái định cư
Cơ quan (tổ chức) được UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí TĐC phải thơng báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí TĐC. Q trình xây dựng các khu TĐC phải căn cứ theo quy hoạch dự án đầu tư và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng.
5. Những nhân tố ảnh hưởng đến BT GPMB khi nhà nước thu hồiđất đất
Công tác BT GPMB là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, là cơng việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngànhm và rất nhạt cảm, phức tạp gắn liền với quyền lượi của người dân, nhất là trong việc xác định nguồn gốc sử dụng đất đai, thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ về đất đai và giá BT về đất đai, tài sản, cây cối, hoa màu. Đây là một cơng việc phức tạp, khó khăn chịu nhiều yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan, cụ thể như sau:
5.1. Nhân tố chủ quan
- Công tác quản lý, đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD đất, sở hữu nhà ở đô thị
Công tác quản lý đất đai bảo gồm: giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận QSD đất. Nếu công tác quản lý đất đai thực hiện tốt thì cơng tác đền bù thiệt hại sẽ được tiến hành nhanh chóng, ngược lại nó sẽ làm chậm q trình đền bù thiệt hại và tất nhiên làm chậm tiến độ của các dự án đầu tư. Trong công tác giao đất, cho th đất thì cơng tác thẩm duyệt dự án là cơng tác rất quan trọng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất và quyền sở hữu (QSH) nhà ở cũng giữ vai trò rất lớn trong việc xác định tính hợp pháp của mảnh đất và tài sản gắn liền với mảnh đất đó làm căn cứ để xét xem mảnh đất đó có được đền bù hay khơng. Do đó, cơng tác cấp giấy CNQSD đất ở và
QSH nhà ở tác động đến việc xác định đối tượng được đền bù thiệt hại, nếu công tác cấp giáy CNQSH và QSD đất ở được tiến hành đúng, đủ đối tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đền bù thiệt hại. Vì khi đó việc xác định đối tượng đền bù thiệt hại sẽ rất dễ dàng. Ngược lại sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc xác định đất sử dụng hợp pháp hay bất hợp pháp để thực hiện chính sách đền bù khi Nhà nước thu hồi đất.
- Công tác đánh giá đất
Đánh giá đất là phương pháp kinh tế nhằm tính tốn lượng giá trị của đất đai bằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm xác định khi chúng tham gia trong một thị trường nhất định.
Trong giai đoạn hiện nay, cơng tác đánh giá đất cịn đang rất mớimer, song số lượng các dự án đầu tư xây dựng ngày càng tăng, cơng tác GPMB có vị trí quan trọng và được đặt lên hàng đầu, trọgn tâm để đảm bảo tiến độ thi công không chỉ về khối lượng công việc mà cịn cả tính chất phức tạp, chi phí tốn kém và mất nhiều thời gian.
Chính vì vậy việc đánh giá đất chính xác, hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng trình và hiệu quả sử dụng đất, nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc ổn định tình hình kinh tế xã hội chính trị của một đất nước và sự phát triển chung của mỗi quốc gia trong quá trình CNH-HĐH đất nước, ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Nguồn vốn thực hiện GPMB
Nguồn vốn để thực hiện công tác GPMB bao gồm: vốn Ngân sách Nhà nước, vốn của chủ dự án và nguồn vốn khác.
Có thể coi nguồn vốn có vai trị quan trọng, quyết định tiến độ GPMB, tiến độ thi conog nhanh hay chậm. Nguồn vốn lớn, mạnh thì cơng tác đền bù diễn ra nhanh, kết thúc sớm. Ngược lại, thiếu vốn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cũng như chất lượng công việc.
- Vai trị, năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong cơng tác GPMB
Chính quyền địa phương là cơ quan quản lý trực tiếp về đất đai, gần gũi nhất với nhân dân, nắm rõ nhất tình hình kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân.
Vì vậy, chính quyền địa phương phải là người nắm bắt được những lợi ích kinh tế mà dự án đem lại, tình hình sử dụng đất đai của địa phương. Từ đó, phổ biến tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân hiểu được giá trị lợi ích mà dự án đem lại, đảm bảo cơng bằng về lợi ích giữa chủ dự án và nhân dân để họ có ý thức tự giác thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương cũng cần phải sớm tiến hành cưỡng chế để GPMB nếu đối tượng cố tình khơng nhận đền bù.
Ngồi ra, sự phối hợp đồng bộ giữua các cấp. các ngành liên quan, sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của cơ quan trung ương cũng có tác động tích cực đến cơng tác GPMB. Nếu khơng có sự quản lý tập trung thống nhất của các cấp quản lý và đội ngũ làm cơng tác đền bù GPMB khơng có ý thức trách nhiệm, cơng tác vận động phổ biến chính sách pháp luật khơng được làm tốt thì việc GPMB sẽ rất khó khăn, vì người dân khơng tự giác thực hiện, thậm chí cịn cản trở.
5.2. Nhân tố khách quan
- Chính sách đền bù của Nhà nước
Chính sách đền bù của Nhà nước là một trong những nhân tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác đền bù GPMB. Nó là căn cứ pháp lý quan trọng mà dựa vào đó để xác định nội dung đền bù, mức đền bù, giá đền bù và phương án TĐC, HT chuyển đổi nghề nghiệp, HT sản xuất, ổn định đời sống dân bị di dời.
Những quy định của Nhà nước liên quan đến đền bù thiệt hại là những nhân tố tác động trực tiếp lên lợi ích kinh tế của các bên liên quan (chủ đầu tư, người được nhận đền bù, đối tượng bị thu hồi). Do đó, nó mang tính chất quyết định đối với cơng tác đền bù GPMB. Công tác đền bù thiệt hại GPMB được thực hiện nhanh, hiệu quả, đúng tiến độ địi hỏi phảo có một hệ thống chính sách đầy đủ, đúng đắn, thống nhất và đồng bộ, cơng bằng. Ngược lại, chính sách chồng chéo, thiếu cơng khai, minh bạch sẽ gây nhiều khó khắn, vướng mắc trong cơng tác thực hiện. Một chính sách thỏa đáng, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan thì cơng tác GPMB thuận lợi. Vì vậy, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến tiến độ thi cơng của các dự án. Vì thế, chính sách của Nhà nước ln địi hỏi được bổ sung, sửa đổi kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tế.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển đô thị
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đau, xây dựng và phát triển đơ thị là việc bố trí sắp xếp các loại đất đai, xây dựng phương án mở rộng, nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trong phạm vi không gian và thời gian nhất định nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất các yếu tố đất đai, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng phát triển đô thị cần phải xem xét tồn diện các khía cạnh, đặc biệt phải chú ý đến tính phức tạp của cơng tác đền bù GPMB. Các nhà lập quy hoạch, kế hoạch phải tính tốn, cân nhắc làm sao cho quy hoạch, kế hoạch đó có tính khoa học, khả thi cao nhất, giảm được chi phí đền bù khi thu hồi đất. Muốn vậy, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, phát triển đô thị phải ổn định, lâu dài và công khai.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI – NGHIÊN
CỨU THỰC TẾ DỰ ÁN MỞ RỘNG ĐƯỜNG TAM TRINH