4. Nội dung công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất
4.2. Nội dung hỗ trợ
4.2.4. Hỗ trợ khác
* Hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước
- Hộ gia đình, cá nhân đang th nhà ở khơng phải là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Ví dụ: Ở TP. Hồ Chí Minh, hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản như sau: + Theo điểm a khoản 3 Điều 23 Quyết định 28/2018/QĐ-UBND: Khi hộ gia đình, cá nhân di chuyển chỗ ở cũ đến chỗ ở mới hoặc phải tháo dỡ tồn bộ nhà ở thì được hỗ trợ 10.000.000 đồng/hộ.
+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có các loại giấy tờ chứng minh được chuyển đến cư trú tại các tỉnh, thành phố khác thì được hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ (khơng phải nhà ở dạng lắp ghép, có thể tháo dỡ và lắp lại được).
Ngoài ra, trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt (Khoản 1 Điều 91 Luật Đất đai 2013).
* Hỗ trợ khi thu hồi đất cơng ích của xã, phường, thị trấn
- Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất cơng ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ cao nhất có thể bằng mức bồi thường
- Mức hỗ trợ cao nhất có thể bằng mức bồi thường, mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định;
- Tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của cấp xã; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích cơng ích của cấp xã.
- Ngoài việc hỗ trợ trên, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và cơng bằng đối với người có đất thu hồi;
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà khơng đủ điều kiện được bồi thường thì UBND cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương.