Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng LB việt nam (Trang 33 - 39)

1.1. Tổng quan lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của

nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng

1.1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan + Mơi trường tự nhiên

Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên như khí hậu thời tiết, địa hình, địa chất…tác động tới hoạt động SXKD của các DN. Đối với các doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn tất cả các điều kiện sản xuất khác như lao động, vật tư… đều phải di chuyển theo đặc điểm cơng trình. Mặt khác, hoạt động xây lắp lại tiến hành ngoài trời nên phải chịu ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên và mơi trường như: mưa, bão, nóng, ẩm… nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cơng trình, thời gian thi công cũng như thời gian thu hồi vốn. Nếu các điều kiện khí hậu thời tiết, địa hình bất lợi sẽ làm tăng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của DN giảm.

+ Sự ổn định của hệ thống chính trị và luật pháp

Hệ thống chính trị và pháp luật, sự ổn định về chính trị, sự nhất quán trong chủ trương, đường lối và chính sách của Nhà nước luôn là yếu tố tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư và các DN.

trong khn khổ nào, có các quyền và nghĩa vụ gì, những hoạt động nào được Nhà nước bảo vệ, những hoạt động nào bị Nhà nước cấm không cho phép kinh doanh… Một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, minh bạch, nhất qn và có hiệu lực cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạch định kế hoạch SXKD trung và dài hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Sự cải thiện đáng kể về môi trường đầu tư nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước trong thời gian qua đã thu hút nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam kéo theo sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường xây dựng và kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó các luật và các văn bản dưới luật tạo khung pháp chế cho lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản cũng được ban hành như: Luật xây dựng số 50/2014/QH13; Luật đấu thầu số 43/2013/QH13; Luật đất đai số 45/2013/QH13, Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 đã tạo ra môi trường kinh doanh hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước từ đó góp phần giúp các DN tìm kiếm được nhiều cơng trình thi cơng, tăng doanh thu và lợi nhuận.

+ Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước

Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng các chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước tác động một phần khơng nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập một số loại cơng nghệ nhất định đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các quy định của Nhà nước về phương hướng, định hướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuỳ từng doanh nghiệp và tùy từng thời kỳ khác nhau mà mức độ ảnh hưởng, tác động của các yếu tố này có khác nhau. Các chính sách kinh tế tài chính của nhà nước như chính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư, lãi suất… có tác dụng đặc biệt quan trọng đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng. Lãi suất giảm giúp doanh nghiệp xây dựng có cơ hội tiếp cận các nguồn tiền vay với mức lãi suất ưu đãi, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh,

từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế

Đây là nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, đã có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động SXKD của DN trong nước. Sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, nước ta đã thể hiện được vị thế và mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Các tổ chức kinh tế quốc tế đã quyết định đầu tư vốn vào thị trường Việt Nam. Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho thị trường vốn và thị trường hàng hóa phát triển mạnh. Thơng qua việc hợp tác kinh doanh với các quốc gia phát triển, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã giúp cho các DN trong nước nâng cao được trình độ về tổ chức quản lý, chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động SXKD. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp thu hút nguồn đầu tư từ nước ngồi, đầu tư cơng về xây dựng hạ tầng tăng tạo cơ hội việc làm mới cho các doanh nghiệp xây lắp. Tuy nhiên việc đấu thầu của công ty xây dựng tại các dự án cũng gặp nhiều khó khăn khi phải sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ mạnh trên thị trường như Coteccons, Hịa Bình, Delta, Icon…

+ Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Sự phát triển của khoa học và công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và từng DN nói riêng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào thi công xây lắp sẽ giúp cho các DN xây dựng tạo ra năng lực sản xuất cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu chất lượng của sản phẩm thi công ngày càng cao từ khách hàng và đặc biệt có điều kiện để giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thi cơng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nhận thức rõ và chủ động nghiên cứu các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN (về tích cực và tiêu cực) giúp cho các nhà quản lý có các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, khai thác những

cơ hội thuận lợi để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo sự phát triển ổn định của DN.

1.1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Có rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân DN tạo nên làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này cực kỳ quan trọng. Thơng thường trên góc độ tổng quát người ta thường xem xét các yếu tố sau:

+ Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề sản xuất kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng này thể hiện trong việc bố trí cơ cấu vốn của doanh nghiệp, bố trí vốn khác nhau vào tài sản của doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu vốn của chúng cũng khác nhau (ví dụ: trong các doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng chủ yếu), do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

Riêng đối với các doanh nghiệp xây dựng, do sản phẩm là những cơng trình, hạng mục kiến trúc… có quy mơ lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi cơng kéo dài và phân tán… Doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, vốn thu hồi chậm, vịng quay thấp do đó dễ gây ra tình trạng vốn bị ứ đọng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Sản phẩm hoàn thành không nhập kho mà tiêu thụ ngay theo giá dự toán thanh toán với chủ đầu tư bên A hoặc giá thỏa thuận (cũng được xác định trên dự tốn cơng trình). Do đó tính chất sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp xây dựng thể hiện không rõ. Thời gian sử dụng sản phẩm lâu dài, do vậy chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo tốt, độ an toàn cao. Đặc điểm này địi hỏi cơng tác quản lý phải chặt chẽ, hợp lý sao cho chất lượng sản phẩm đúng dự toán, thiết kế, làm tiền đề cho công tác bàn giao cơng trình, ghi nhận doanh thu và giá vốn, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng từ đồng vốn doanh nghiệp đã bỏ ra.

Vai trị của người lãnh đạo trong q trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành và quản lý sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí khơng cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quản lý khơng có phương án sản xuất hữu hiệu, khơng bố trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất, sẽ gây lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên vật liệu… Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Trong quản lý tài chính, nhà quản lý doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn kinh doanh, phải bố trí cơ cấu vốn hợp lý, khơng để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất. Nếu vốn không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thì quá trình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tư lớn vào các tài sản không sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trong q trình thanh tốn bị chiếm dụng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

+ Chiến lược phát triển và tình hình tài chính của DN

Đây là nhân tố rất quan trọng tới hiệu quả sử dụng vốn của DN. Mỗi DN đều có chiến lược phát triển riêng, một chiến lược đúng đắn phải được xây dựng trên cơ sở các điều kiện hiện tại của DN như: nguồn nhân lực, trình độ quản lý, khả năng về vốn…và dự đốn được tương lai của DN, của ngành và của cả nền kinh tế.

Cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng đảm bảo vốn, tốc độ tăng trưởng của DN sẽ quyết định đến chi phí sử dụng vốn, đến khả năng đảm bảo vốn để tiến hành các hoạt động SXKD một cách liên tục và ổn định. Một chính sách huy động vốn hợp lý, đáp ứng được các nhu cầu về vốn, khơng để xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn thì sẽ đảm bảo ổn định sản xuất, tiếp kiệm chi phí vốn, do đó sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DN.

+ Tổ chức quản trị doanh nghiệp

Bao gồm cơ cấu tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động của các bộ phận trong DN nhằm đạt được mục tiêu chung của DN. Tổ chức quản lý hợp lý là cơ sở để truyền đạt và thực hiện các quy định SXKD, nó khắc phục được sự chồng chéo, tạo

ra sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động của các bộ phận góp phần tăng năng suất lao động, tiếp kiệm nhân lực, rút ngắn thời gian sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng vịng quay của vốn. Từ đó giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.

+ Uy tín và thương hiệu của DN

Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, DN có uy tín và thương hiệu mạnh thì khả năng huy động vốn và khả năng tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, nên có điều kiện để đẩy nhanh vịng quay vốn của DN.

+ Hoạt động nghiên cứu và phát triển của DN

Hoạt động nghiên cứu và phát triển của DN được thực hiện nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng thông qua việc cải tiến và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất. Hoạt động này giúp cho DN có trình độ kỹ thuật đáp ứng được sự phát triển của thị trường, theo kịp sự phát triển về khoa học, công nghệ của thế giới, nâng cao sức cạnh tranh, tiếp kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.

+ Chế độ hạch toán nội bộ của DN: Chế độ hạch toán nội bộ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng. Cơng tác hạch tốn sử dụng các cơng cụ, phương pháp để tính tốn các chi phí phát sinh, đo lường hiệu quả sử dụng vốn, từ đó phát hiện ra các nhược điểm tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất ra những hướng giải quyết. Đối với doanh nghiệp xây dựng do hoạt động sản xuất xây lắp diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Do đó, địi hỏi q trình thi cơng phải theo một tiến độ thích hợp để tránh các thiệt hại có thể xảy ra, chế độ hạch tốn cần phải được tổ chức hợp lý tạo các điều kiện để kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên các loại chi phí phát sinh cùng với tiến độ thi cơng cơng trình. Bên cạnh đó, q trình xây lắp diễn ra dưới điều kiện thiếu ổn định, ln có biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công do vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tổ chức sản xuất khá phổ biến theo phương thức khốn gọn các cơng trình, HMCT. Trong q trình khốn gọn khơng chỉ tiền lương mà cịn đủ các chi phí về vật liệu, dụng cụ thi cơng, chi phí chung của các bộ

phận khốn góp phần kiểm sốt chi phí, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong thời gian qua hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đã vận dụng cơ chế khốn áp dụng trong sản xuất thi cơng đáp ứng được những yêu cầu của sản phẩm, thị trường như chất lượng cơng trình, tiến độ thi cơng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập của người lao động nhờ đó cũng được cải thiện.

Với những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng, mỗi nhân tố đều có những tác động tích cực và tiêu cực nhất định. Do đó, trong q trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tuỳ tình hình thực tế của mình để nắm bắt và phân tích mức độ, chiều hướng tác động, trên cơ sở đó để ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tận dụng ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế tác động tiêu cực của từng nhân tố để bảo tồn, phát triển vốn và khơng ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng LB việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)