3.1. Định hướng phát triển Công ty Cổ phần Xây Dựng LB Việt Nam trong
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế
Các tổ chức tài chính quốc tế và các nước đều có chung nhận định, tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2015-2017 rất nhiều khó khăn. Dự báo của các tổ chức quốc tế cũng như trong nước cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian tới đều chậm lại và sẽ thấp hơn tốc độ tăng trưởng trước khủng hoảng. Những rủi ro đối với tiến trình phục hồi kinh tế thế giới cịn tiềm ẩn khá lớn. Năm 2017 và các năm tiếp theo, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể khá hơn nhưng vẫn phải chịu áp lực lớn nhất từ giá dầu thô trên thế giới.
Nguồn cung ODA trên thế giới có dấu hiệu giảm sút do kinh tế một số nước cung ODA để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt những nước kém phát triển và những nước có tình hình chính trị bất ổn trong thời gian gần đây ngày càng gia tăng. Ngoài ra, theo xu hướng, các nhà tài trợ dành ưu tiên nhiều hơn cho các nước kém phát triển, nên nguồn vốn ODA cung cấp cho các nước có thu nhập trung bình như Việt Nam sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Có thể khẳng định riêng trong năm 2017, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển, đã ổn định bộ máy của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 khoảng 6,7%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 5%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so GDP khoảng 31%. Tuy cịn rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng với kinh nghiệm của đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế sẽ là tiền đề quan trọng để Việt Nam hướng tới thành công.
Trong giai đoạn năm 2018 - 2022, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối của kế hoạch 5 năm 2018 - 2022.