Giới thiệu về polyme phenolic và polyme Resorcinol-Formaldehyde

Một phần của tài liệu Tổng hợp và nghiên cứu đặc trưng vật liệu composite polyme resorcinol formaldehyde và g c3n4 ứng dụng làm quang xúc tác không kim loại cho phản ứng khử hợp chất crom (vi) (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.2 Tổng quan về polyme Resorcinol-Formaldehyde

1.2.1 Giới thiệu về polyme phenolic và polyme Resorcinol-Formaldehyde

Polyme Phenolic là loại polyme tổng hợp đầu tiên được sản xuất và thương mại hóa thành cơng, đánh dấu sự khởi đầu và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp nhựa. Loại polyme này ban đầu được biết đến là nhựa Phenol- Formaldehyde, hay có tên thương mại là nhựa Bakelite, được tổng hợp thành công lần đầu tiên vào năm 1907 bởi nhà hóa học người Mỹ Leo Hendrick Baekeland từ những hóa chất phổ biến là Phenol và Formaldehyde. Kể từ khi được công nhận đến nay, loại polyme này đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và cũng đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng các hợp chất phenolic khác thay thế cho phenol tạo thành nhiều sản phẩm nhựa có hoạt tính ưu việt. Ngày nay, ngoài các ứng dụng truyền thống, một số nghiên cứu sử dụng polyme phenolic làm chất hấp phụ, điện cực pin dự trữ năng lượng, chất dẫn thuốc. Polyme Resorcinol-Formaldehyde hay RF là một thành viên của dòng nhựa Phenolic đang rất được chú ý hiện nay.

Polyme Resorcinol-Formaldehyde được tổng hợp từ Resorcinol và Formaldehyde với xúc tác kiềm. Trước đây, ứng dụng chính của nhựa RF là làm chất kết dính do nó có nhiều đặc điểm nổi trội như bền ở nhiệt độ thường và điều kiện độ ẩm cao, khơng tan trong nước, nước nóng và các dung mơi khác, trừ các dung môi ăn da. Trong thế chiến thứ II, loại nhựa này chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom bằng gỗ dán và cán màng cánh quạt bằng gỗ cứng. Ngoài ra, nhựa RF rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp gỗ và cao su. Trong ngành công nghiệp gỗ, nhựa RF đã được sử dụng làm chất kết dính để liên kết các sản phẩm gỗ. Trong ngành công nghiệp cao su, các loại nhựa này được sử dụng rộng rãi để tăng cường độ bám dính giữa các loại sợi

16

tổng hợp khác nhau, chẳng hạn như thép, polyester, nylon, thủy tinh, và các hợp chất cao su. Ngoài ra, nhựa RF còn được sử dụng làm lớp phủ trên kính do có khả năng hấp thụ tia UV. Naredi và cộng sự đã sử dụng RF làm chất gia cường trong nhựa epoxy để sản xuất lớp phủ chống tia cực tím. Kết quả cho thấy rằng, carbon resorcinol-formaldehyde gel chỉ chiếm 3% trọng lượng không chỉ nâng cao đặc tính chống tia cực tím mà cịn cải thiện tính chất cơ học và độ ổn định của lớp phủ epoxy [21].

Một phần của tài liệu Tổng hợp và nghiên cứu đặc trưng vật liệu composite polyme resorcinol formaldehyde và g c3n4 ứng dụng làm quang xúc tác không kim loại cho phản ứng khử hợp chất crom (vi) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)