Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông tại công ty lọc hóa dầu bình sơn (Trang 50 - 52)

2.1. Giới thiệu chung về BSR

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngay từ cuối những năm thập niên 70, sau khi có sự hợp tác quan trọng với Liên Xơ trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam và Chính phủ Việt Nam đã chủ trương đề ra chiến lược xây dựng ngành cơng nghiệp lọc hóa dầu phục vụ đất nước.

Đầu những năm 1980, Việt Nam và Liên Xô thống nhất xây dựng Khu Liên hợp lọc hóa dầu tại Thành Tuy Hạ, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng kinh phí đầu tư khoảng 3 tỷ Rúp chuyển nhượng. Đến đầu những năm 1990, do tình hình chính trị và thể chế của Liên Xơ thay đổi nên dự án Khu Liên hợp lọc hóa dầu tại Thành Tuy Hạ không tiếp tục triển khai được theo hướng ban đầu.

Năm 1992, Chính phủ Việt Nam chủ trương mời một số đối tác nước ngoài liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu, trong đó có Liên doanh PetroVietnam/Total/CPC/CIDC, do Total (Pháp) đứng đầu với dự kiến đặt nhà máy lọc dầu tại Đầm Mơn, Vịnh Văn Phong, tỉnh Khánh Hịa. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do tồn tại một số quan điểm khác nhau về địa điểm xây dựng nhà máy nên Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ban, ngành trung ương phối hợp với chính quyền địa phương xem xét lựa chọn xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 tại các vị trí như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hịn La (Quảng Bình), Dung Quất (Quảng Ngãi), Văn Phong (Khánh Hòa) và Long Sơn (Vũng Tàu). Năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định chọn Dung Quất, Quảng Ngãi là vị trí để xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 của đất nước. Trong q trình đàm phán, phía nước ngồi đã u cầu Chính phủ Việt Nam cho phép dự án được hưởng một số ưu đãi, ưu tiên như thuế, vấn đề bù lỗ cho dự án và cho phép phía đối tác nước ngồi tham gia thị trường phân phối sản phẩm. Đề nghị của đối tác nước ngồi khơng được Chính phủ Việt Nam chấp nhận nên cuối năm 1996, phía đối tác nước ngồi xin rút khỏi, khơng tham gia dự án nữa.

Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 514/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất theo hình thức Việt Nam tự đầu tư với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD.

Năm 1998, cuộc khủng hoảng kinh tế Khu vực châu Á diễn ra nhanh trên diện rộng với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một số nước trong khu vực. Việt Nam tuy không chịu tổn thất nhiều bởi cuộc khủng hoảng này song vấn đề huy động vốn để thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã quyết định chọn đối tác Nga để thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất theo hình thức liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 50/50.

Cơng ty Liên doanh Nhà máy Lọc dầu Việt Nga (Vietross) chính thức được thành lập vào năm 1998 để triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu. Trong q trình liên doanh, có những vấn đề phát sinh mà hai bên không đạt được sự đồng thuận (do cơ chế 50/50) trong một số vấn đề như thuê tư vấn quản lý dự án, quyết định sử dụng các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp thiết bị, phương án phân phối sản phẩm, cấu hình cơng nghệ, chủng loại sản phẩm,…

Ngày 25/12/2002, Phái đồn liên Chính phủ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã ký Nghị định thư thỏa thuận chuyển quyền chủ đầu tư Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sang phía Việt Nam. Năm 2003, Cơng ty Liên doanh Vietross chấm dứt hoạt động.

Ngày 12/2/2003, Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam đã thành lập Ban Quản lý Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để triển khai dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu theo phương án Việt Nam tự đầu tư. Ngày 14/2/2005: Hồ sơ Phát triển thiết kế tổng thể FEED đã được các bộ, ban ngành chức năng của Việt Nam thẩm định xong và Hội đồng Quản trị PetroVietnam chính thức ra Quyết định phê duyệt.

Ngày 17/5/2005: Hợp đồng EPC 1+4 đã được ký kết giữa PetroVietnam và Tổ hợp nhà thầu Technip gồm Công ty Technip France (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia), JGC (Nhật Bản), Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha) thực hiện, trong đó Technip France đứng đầu. Ngày 25/6/2005, Hợp đồng EPC 1+4 bắt đầu có hiệu lực, với tổng tiến độ xây dựng là 44 tháng.

Ngày 28/11/2005, Lễ khởi cơng các gói thầu EPC 1+4 & 2+3 được Tổ hợp Nhà thầu Technip phối hợp với Tập đồn Dầu khí Việt Nam tổ chức tại cơng trường nhà máy.

Ngày 9/5/2008, Công ty TNHH một thành viên Lọc Hóa dầu Bình Sơn được thành lập theo Quyết định số 1018/QĐ-DKVN của HĐQT Tập đồn Dầu khí Việt Nam có trọng trách tiếp nhận, quản lý, vận hành, sản xuất, kinh doanh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành cơng nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Ngày 22/2/2009, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức cho ra lị và xuất bán tấn sản phẩm xăng dầu đầu tiên mang thương hiệu “Made in Vietnam” ra thị trường và chính thức ghi tên trên bản đồ thế giới các nước có nền cơng nghiệp lọc hóa dầu.

Ngày 30/5/2010, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức được Tổ hợp Nhà thầu Technip bàn giao cho Ban Quản lý Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Ban Quản lý Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất bàn giao cho Công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình Sơn quản lý, khai thác, vận hành, sản xuất, kinh doanh.

Ngày 6/01/2011, Lễ khánh thành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được tổ chức trang trọng và chính thức đưa nhà máy vào vận hành thương mại để cung ứng xăng dầu cho đất nước.

Ngày 1/7/2018, Công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình Sơn được chuyển thành BSR theo Giấy phép kinh doanh số 4300378569 ngày 1/7/2018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp lần thứ 12.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông tại công ty lọc hóa dầu bình sơn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)