Biểu đồ số lượng lao động trong từng ngành của huyện Hoa Lư

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 63 - 122)

Nguồn lao động ở Hoa Lư khá dồi dào về mặt số lượng, nhưng để đáp ứng được trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, cần phải tiếp tục phát triển về chất lượng, nâng cao trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật cho lực lượng lao động...

Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng rất tích cực đến hoạt động du lịch, tạo đà thuận lợi cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình trong xu thế hội nhập.

2.1.3. Những lợi thế của huyện Hoa Lư trong phát triển du lịch

a. Lợi thế tương đối

Hoa Lư là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, hoà quyện cùng bản sắc văn hoá, tạo cho huyện Hoa Lư các thế mạnh để phát triển du lịch. Tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư, vùng đất là kinh đô của nước Đại Cồ Việt thế kỷ X, Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta gắn liền với ba vương triều: Đinh - Tiền Lê - Lý, với ba vị anh hùng dân tộc: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái Tổ. Chính từ đây, Vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu dời đô ra Thăng Long. Nơi đây, đến nay vẫn cịn nhiều cơng trình kiến trúc được lưu giữ, đó là đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, lăng Vua Đinh, lăng Vua Lê, phủ Bà Chúa,

phủ Vực Vông, bia Cửa Đông, chùa Nhất Trụ… Những bức tường thành thiên tạo và nhân tạo, những núi non và hang động kỳ tú, đậm chất văn hoá, lịch sử như Xuyên Thuỷ động, núi Ơng Trạng, núi Hịm Sách, núi Cột Cờ, núi Ghềnh Tháp, hang Quàng, hang Muối, động Thiên Tôn, động Am Tiêm, động Liên Hoa…

Xung quanh vùng đất Cố đơ Hoa Lư cịn có những di tích, những danh lam thắng cảnh thơ mộng, hấp dẫn du khách, đó là khu Tam Cốc – Bích Động được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam. Tam Cốc đẹp nổi tiếng và Bích Động được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam, sau động Hương Tích ở Hà Nội). Đền Thái Vi là nơi in đậm dấu tích của hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, nơi thờ bốn đời vua nhà Trần. Cách đó khơng xa, khu hang động sinh thái Tràng An, nơi hội tụ nhiều nhất các động nước trên diện tích hàng ngàn hec-ta, với 31 thung, 50 hang động xuyên thuỷ, có phủ Khống, phủ Đột, đền Nội Lâm nổi tiếng.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Hoa Lư rất nhiều lợi thế về du lịch. Nếu đã từng ngây ngất với non nước hữu tình của Tam Cốc Bích Động hay choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của Tràng An thì Hang Múa hay động Am Tiên cũng là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua.

Mới đây, trang Insider có bài viết giới thiệu top 50 điểm đến thích hợp cho du lịch năm 2018. Trong đó, Ninh Bình được nhắc đến đầu tiên cùng với hình ảnh dịng sơng Ngơ Đồng chảy quanh những ngọn núi đá vôi ở Tam Cốc thuộc huyện Hoa Lư.

Gần đây nhất, ngay sau khi phim Kong: Skull Island được công chiếu, cảnh non nước Việt Nam hiện lên qua từng thước phim đã nhận được không ngớt lời ca ngợi từ báo chí trong nước và quốc tế. Tại Ninh Bình, có tới 3 địa danh: Tràng An, đầm Vân Long và Tam Cốc - Bích Động được lựa chọn làm bối cảnh trong phim thì có tới 2 địa danh thuộc huyện Hoa Lư, đó là Tràng An và Tam Cốc – Bích Động. Nếu Tràng An hiện lên đầy bí ẩn, hoang sơ với hệ thống núi đá vơi chằng chịt thì Tam Cốc lại nổi bật bởi sự kết hợp hài hòa của đá và nước.

Huyện Hoa Lư cũng là nơi cịn lưu giữ nhiều nghề thủ cơng truyền thống, trong thời kỳ kinh tế du lịch phát triển thì đây lại là những sản phẩm có giá trị cao để phát triển dịch vụ du lịch. Tiêu điểm như làng nghề trạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải,…

Bên cạnh đó, đến với Hoa Lư, du khách sẽ không thể không thưởng thức những đặc sản nổi tiếng ở nơi đây như cơm cháy, tái dê, rượu Ngọc Dương hay cá rơ Tổng Trường…Các món ăn đặc sản trên cũng là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị.

b. Lợi thế tuyệt đối

Nằm cách Hà Nội 90 km về phía Nam, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Và về lĩnh vực du lịch, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình cũng ở liền kề tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới: Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh – Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình. Huyện Hoa Lư có ưu thế rõ rệt về nhiều mặt, có ưu thế về vùng phụ cận, khơng gian và thời gian nên khơng bị tính mùa vụ trong du lịch. Sức ép đô thị mạnh mẽ của Hà Nội và các vùng phụ cận (như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…) đang tạo cho huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình một lợi thế: du lịch cuối tuần. Huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình như một điểm mới đầy tiềm năng phát triển.

Khác với các địa phương khác về phát triển du lịch , huyện Hoa Lư có những lợi thế rất khác biệt, những điểm đến tuy không mới nhưng lại đặc biệt thu hút khách trong những năm gần đây như Động Am Tiên – Tuyệt Tịnh Cốc, Hang Múa… rất phù hợp cho những du khách có như cầu lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp, những trải nghiệm thú vị, và những du khách khơng có thời gian đi du lịch dài ngày.

2.2. Phân tích thực trạng Phát triển du lịch tại huyện Hoa Lư giai đoạn 2014-2017

Trong những năm qua, Đảng bộ, quân và dân trong toàn huyện đã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn, chủ động, sáng tạo phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, giành được nhiều thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng và xây dựng hệ thống chính trị.

Trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, có 2 lĩnh vực có sự chuyển biến rõ nét, không chỉ mang lại thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trong huyện mà cịn góp phần đem đến cho Hoa Lư một diện mạo mới đó là lĩnh vực du lịch, dịch vụ và phát triển các ngành nghề truyền thống như đá mỹ nghệ, thêu ren. Phát huy tiềm năng của huyện có nhiều lợi thế về dịch vụ, du lịch, những năm qua,

Đảng bộ huyện Hoa Lư tập trung phát triển thương mại, dịch vụ du lịch. Trước năm 1992, hai khu du lịch của huyện là khu di tích lịch sử văn hóa Cố đơ Hoa Lư và Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động được đầu tư, nhưng chưa nhiều. Hoạt động du lịch, dịch vụ chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước. Khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở ăn uống còn hạn chế.

Trong những năm gần đây, huyện đã tập trung đầu tư, tuyên truyền, quảng bá về du lịch, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, dịch vụ, coi hướng phát triển du lịch là hướng làm giàu của người dân trong huyện. Hoạt động du lịch khơng chỉ phát triển ở Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đơ Hoa Lư và Khu du lịch Tam Cốc - Bích động, mà hiện nay Hoa Lư còn thu hút các nhà đầu tư đến khai thác, mở rộng thêm các khu du lịch như: Thạch Bích - Thung nắng; Linh Cốc, Hải Nham; Tràng An… tạo ra nhiều điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Do vậy, hàng năm lượng khách du lịch đến Hoa Lư ngày càng tăng. Đặc biệt là những năm gần đây, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch, dịch vụ, thực hiện tốt cơng tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án về du lịch; xây dựng làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề, phát triển loại hình du lịch lịch sử, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh; tập trung

chấn chỉnh hoạt động các khu du lịch; điều hành chặt chẽ các hoạt động dịch vụ như chở đò, chụp ảnh…

Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh khu du lịch, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường ở các khu du lịch; tập trung tuyên truyền, quảng bá du lịch. Những năm qua, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Khách về tham quan du lịch ngày càng tăng. Năm 2009-2010 đón trên 486.900 lượt khách, doanh thu trên 40 tỷ đồng. Năm 2016 đón trên 2,4 triệu lượt khách, doanh thu trên 250 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, TTCN cũng được huyện quan tâm đẩy mạnh trên cơ sở phát huy thế mạnh, tiềm năng từ các làng nghề truyền thống là đá mỹ nghệ Ninh Vân và thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải). Trước năm 1992, nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân phát triển chậm, dần mai một. Đá Ninh Vân được chuyển sang sử dụng nhiều vào khai thác vật liệu xây dựng và sử dụng cho một số sản phẩm khác. Làng nghề thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải) chưa phát triển rộng.

Những năm gần đây, huyện xác định phải tập trung thực hiện tốt việc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống của huyện nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân các làng nghề. Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh về cơ sở vật chất, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân giai đoạn I đã và đang được đầu tư xây dựng với mức đầu tư trên 20 tỷ đồng, hiện đang tiếp tục triển khai giai đoạn II.

Huyện quan tâm triển khai tốt công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, đào tạo nghề, tìm kiếm thị trường mới. Do vậy, nghề đá mỹ nghệ và nghề thêu ren không ngừng phát triển, mở rộng mơ hình cũng như sản phẩm. Sản phẩm đá mỹ nghệ Ninh Vân hiện nay không chỉ phát triển trong huyện mà đã phát triển rộng trên nhiều tỉnh, thành trong nước và nước ngoài. Hiện nay, 2 nghề trên thu hút trên 6.000 lao động, thu nhập từ 1,5 triệu đến 4 triệu đồng/người/tháng.

Với xuất phát điểm của một địa phương cịn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nên cơ sở hạ tầng trên địa bàn, nhất là những cơng trình phục vụ dân sinh cịn thiếu hoặc xuống cấp nghiêm trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và

đời sống của nhân dân trong huyện như: trường học, trạm y tế, đường giao thông, hệ thống nước sạch...

Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền huyện đã quan tâm huy động mọi nguồn lực để đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Những năm qua, Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác các nguồn lực, chỉ đạo các cấp chính quyền tăng cường cơng tác giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên xây dựng các cơng trình phục vụ sản xuất và đời sống.

Đặc biệt, 5 năm trở lại đây, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều chuyển biến và đạt kết quả khả quan. Toàn huyện đã đầu tư làm mới, sửa chữa, nâng cấp 6 trạm bơm với 20 máy, cơng suất 47.000m3/h; hồn thiện 35 km đường giao thông nông thôn bằng bê tông và nhựa, 29,1 km kênh cứng; xây dựng mới 16 trường học, 5 trạm y tế xã, nâng cấp, sửa chữa Trung tâm Y tế huyện; xây dựng và sửa chữa 7 trụ sở xã, thị trấn, trụ sở Huyện uỷ, UBND huyện, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của huyện... 5 năm qua, trên địa bàn huyện đã có 67 cơng trình được hồn thành, đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư trên 230 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống nhân dân trong huyện.

Trong 5 năm qua, trên địa bàn huyện có nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội được đầu tư. Do đó, cơng tác giải phóng mặt bằng được các cấp uỷ, chính quyền, các ngành từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Trong q trình triển khai, thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng khơng để xảy ra điểm nóng, đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân khu vực có đất bị thu hồi đồng tình và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải phóng mặt bằng. Những năm qua tồn huyện đã thu hồi trên 3.930 ha đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Những dự án được đầu tư đã góp phần đắc lực đem đến cho Hoa Lư một diện mạo mới, mang dáng dấp của một đô thị.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện đã đồng lòng, chung sức đưa những nội dung của các Chỉ thị, Nghị

quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2010- 2015) thành những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực.

Đảng bộ huyện xác định những nội dung cần quan tâm thực hiện hiệu quả nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, chất lượng và hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; khai thác có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, TTCN, dịch vụ, du lịch; đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ du lịch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu trong phát triển kinh tế; đồng thời tiếp tục thu hút, khuyến khích đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp TTCN; quan tâm phát triển nơng nghiệp bền vững; phát triển văn hố - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường công tác quốc phòng - an ninh; củng cố vững chắc hệ thống chính trị, xây dựng huyện Hoa Lư ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Để thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra với kết quả cao hơn, toàn diện hơn, Ban Thường vụ Huyện ủy Hoa Lư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị trong huyện cần quan tâm đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng thực hiện nhiệm vụ một cách toàn diện, thiết thực, cụ thể, tránh thực hiện nhiệm vụ một cách chung chung, dàn trải...

Từ năm 2012, trong thực hiện nhiệm vụ, các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trong huyện đã đăng ký các mơ hình, các khâu đột phá để chú trọng thực hiện tại cơ quan, đơn vị. Đối với các phòng, ban thuộc huyện chọn nhiệm vụ trọng tâm để tham mưu; các đồn thể chọn mơ hình để thực hiện; các xã, thị trấn chọn khâu đột phá.

Đối với huyện Hoa Lư, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo. Trong lĩnh vực kinh tế: Tập trung sản xuất lúa chất lượng cao; xây dựng 3 xã điểm về nông thôn mới và triển khai làng nghề đá Ninh Vân giai đoạn 2 gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội: Nhân rộng mơ hình xử lý rác thải ở Ninh An ra các xã trong huyện; đổi mới hình thức tuyên truyền, quán triệt, tổ chức thực hiện các Nghị quyết;

đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trực quan tại trung tâm huyện và các xã, thị trấn nhằm tạo khơng khí thi đua sơi nổi trong tồn huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 63 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)