Biểu đồ giá trị sản xuất ngành kinh tế của huyện Hoa Lư năm 2015

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 57 - 63)

Sản xuất nơng nghiệp có vị trí trọng yếu trong tồn bộ nền kinh tế của huyện, tốc độ phát triển nền kinh tế, tác động đến đời sống nhân dân. Trồng trọt là ngành

sản xuất chính giữ vị trí quan trọng. Tổng sản lượng đạt 21.976 tấn năm 2015, năng suất đạt 68,1 tạ/ha.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng được khuyến khích phát triển mạnh mẽ trên tồn huyện, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập trực tiếp cho người lao động địa phương, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện.

Thương mại, du lịch, dịch vụ: Hoa Lư rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ và xuất khẩu. Tồn huyện có 210 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ được phân bố đều khắp ở các địa phương trong huyện. Các xã, thị trấn đều có các chợ nơng thơn, cung cấp trao đổi hàng hóa rất thuận tiện cho việc lưu thơng hàng hóa, du lịch và dịch vụ.

Hoa Lư có ưu thế về giao thông cả về thuỷ, bộ và sắt. Với vị trí giữa hai trung tâm lớn là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng có tầm cỡ và những di tích lịch sử văn hóa giá trị là những tiềm năng để phát triển du lịch. Hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển trên cơ sở phát triển giao thông vận tải, phát triển nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn.

Hoa Lư có ưu thế về giao thông cả về thuỷ, bộ và sắt. Với vị trí giữa hai trung tâm lớn là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp. Tiềm năng vị trí và du lịch lớn kéo theo các hoạt động kinh tế của huyện phát triển mạnh như: các khu công nghiệp, khai thác đá, làng nghề truyền thống, v.v...

* Cơ sở hạ tầng

Hoa Lư có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình: - Chợ Bạch Cừ, thôn Bạch Cừ, xã Ninh Khang.

- Chợ Cầu Đông, đường 12, xã Trường Yên. - Chợ Đồng Văn, Đam Khê Ngoài, xã Ninh Hải. - Chợ Hệ, Lăng Hạ, Xã Ninh Vân.

- Chợ La Mai, thôn La Mai, xã Ninh Giang. - Chợ Ninh Mỹ, lô Ninh Mỹ, xã Ninh Mỹ. - Chợ Yên, thôn Bộ Đầu, xã Ninh An.

Theo Quyết định số: 2179/ QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình V/v phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thuỷ nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Hoa Lư có các cảng và các bến đò đường thủy sau:

- Cảng Hệ Dưỡng: xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư - Cảng Cầu Yên: xã Ninh An, huyện Hoa Lư

Các bến cảng sông khác: bến La Mai, bến Trường Yên, Bến phân lân Cầu Yên.

Bảng 2.1: Danh sách các bến đò ở Hoa Lư

Tên bến đị Vị trí Sơng

trình

Mức độ

liên kết Giai đoạn

Bến đị Chủ Ninh An Sơng Vạc 4 Liên xã 2010-2015 Bến đò Bãi Trữ Ninh Giang Sơng Hồng Long 2 Liên xã 2010-2015 Bến đò Trường Yên Trường Yên Sông Đáy 6 Liên xã 2010-2015 Bến đị La Mai Ninh Giang Sơng Đáy 81 Liên tỉnh 2016-2020 Bến đò Quỹ Độ Ninh Khang Sông Đáy 83 Liên huyện 2016-2020 Bến đị Trường n Trường n Sơng Hoàng Long 6 Liên xã 2016-2020

* Cơng nghiệp

Hoa Lư hiện có 3 cụm cơng nghiệp tập trung:

- Cụm công nghiệp Ninh Khánh: Phía Bắc thành phố Ninh Bình (thuộc quy hoạch mở rộng thành phố Ninh Bình) với diện tích: 20,0 ha. Nằm gần trung tâm, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình bằng phẳng. Đây là nơi chủ yếu bố trí sản xuất cơng nghiệp nhẹ.

- Cụm công nghiệp Ninh Tiến: thuộc Xã Ninh Tiến, Diện tích: 65 ha. Rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ. Lĩnh vực sản xuất chính: Chế biến, sản xuất đá mỹ nghệ, vật liệu đá cao cấp và Cơng nghiệp, cơ khí vận tải thuỷ.

- Cụm cơng nghiệp Thiên Tơn ở phía bắc thị trấn Thiên Tơn, diện tích: 50 ha. Thuận lợi: Cách trung tâm tỉnh 5 km, giáp Quốc lộ 1A, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình

bằng phẳng. Lĩnh vực bố trí: Cơng nghiệp dệt may, gia công chế biến hàng thủ công mỹ nghệ và Các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm.

* Nông nghiệp

Hoa Lư là một huyện thuộc vùng chiêm trũng, kinh tế nông nghiệp không phát triển như các huyện ven biển Yên Khánh và Kim Sơn. Nghề chăn nuôi dê núi và thủ công truyền thống phát triển khá mạnh.

* Rừng đặc dụng Hoa Lư

Rừng đặc dụng Hoa Lư có tên gọi đầy đủ là khu rừng văn hóa lịch sử mơi trường Hoa Lư, được thành lập ngày 19/05/1995. Hoa Lư có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 5.624 ha. Khu văn hóa lịch sử Hoa Lư khi thành lập gồm phần đất thuộc các xã Ninh Hải, Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Hoà và Ninh Nhất, huyện Hoa Lư cũ. Địa hình của khu văn hóa lịch sử này điển hình là một vùng cát-tơ đá vôi trồi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng của Miền Bắc Việt Nam. Vùng đá vôi nổi lên này nằm xen kẽ với hàng loạt các khe suối có nước thường xuyên và các các thung lũng ngập nước theo mùa. Độ cao tuyệt đối của vùng từ 10 đến 281 m.

Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi. Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI) và Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình trong các năm 1999-2000, tổng số có 577 lồi thực vật bậc cao có mặt đã được ghi nhận. Có 10 lồi thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam đã ghi nhận trong thời gian điều tra trong đó có Tuế đá vơi.

Khu Văn hóa Lịch sử Hoa Lư có hàng loạt các giá trị lịch sử, văn hố và du lịch. Dưới triều đại nhà Đinh vào thế kỷ X, Hoa Lư đã được chọn là kinh đô của Việt Nam, khu vực này sau đó vẫn tiếp tục là kinh đô dưới thời Tiền Lê. Có rất nhiều đền chùa ở khu vực này, chủ yếu là thời các vua của Việt Nam trong giai đoạn này. Có khá nhiều hang động ở khu vực trong đó có Tràng An, Tam Cốc, Bích Động. Có những con sơng chảy qua vùng Tam Cốc và Tràng An để du khách có thể

đi thăm khu vực này bằng thuyền. Trên thực tế, Tam Cốc, Tràng An và các di tích lịch sử khác là những tuyến du lịch nổi tiếng.

* Du lịch

Hoa Lư là một huyện giàu tiềm năng du lịch, mảnh đất một thời là kinh đơ của nước Đại Cồ Việt. Hoa Lư có địa hình thuộc vùng bán sơn địa, là nơi chuyển tiếp giữa miền rừng núi và đồng bằng nên có rất nhiều các hang động, thắng cảnh thuận lợi phát triển du lịch. Ngày nay Hoa Lư được biết đến với các khu du lịch nổi tiếng sau:

Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam với nhiều điểm du lịch thắng cảnh như: Tam Cốc, xuyên thuỷ động, động Tiên, thung Nắng, thung Nham, vườn chim và các di tích: chùa Bích Động, đền Thái Vi, cố viên lầu…

Khu di tích lịch sử văn hóa cố đơ Hoa Lư với các di tích: đền Đinh – Lê, đền thờ công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Đơng Vương, phủ Kính Thiên, động Hoa Sơn…

Khu du lịch sinh thái Hang động Tràng An với các hang động, thung nước, núi non, rừng sinh thái và các di tích đền, phủ từ thời Đinh-Lê…

b. Về xã hội

Đời sống nhân dân được ổn định và được thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm; an sinh xã hội được đảm bảo; giảm nghèo thực hiện nhanh theo hướng bền vững”.

Công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được triến khai mạnh mẽ, nhất là ở các vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 10 của Tỉnh uỷ và Đề án 15 của UBND tỉnh về tăng cường công tác giảm nghèo. Vùng nghèo được ưu tiên hồ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất.

Anh ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo: tội phạm được kiềm chế, năm sau giảm hơn năm trước; không để sảy ra đột xuất bất ngờ; tai nạn giao thông liên tục giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm được kiểm soát chặt chẽ;

khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế oan, sai. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra, rà soát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm và thực hiện.

Công tác tôn giáo được chỉ đạo chặt chẽ, tập trung giải quyêt dứt điểm những vấn đề phức tạp nảy sinh ngay từ cơ sở; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo, góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn. Các cấp, các ngành xem xét, giải quyết kịp thời, đúng quy định các đề nghị hợp pháp, chính đáng của các tổ chức tơn giáo.

Chính sách xã hội được quan tâm thường xuyên, nhất là chăm sóc người có cơng, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong, nạn nhân chất độc dioxin, chế độ chính sách đối với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm cơng tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.

* Nguồn nhân lực

Theo số liệu điều tra năm 2013, dân số trung bình của Hoa Lư là 68.075 người, trong đó, nam là 33.469 người, nữ 34.606 người, số người trong độ tuổi lao động là 47.217 người. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 6,70 %, số người thất nghiệp là 354 người.

Trong đó, lao động làm việc trong từng ngành: - Nông lâm nghiệp, thủy sản : 13.923 người. - Công nghiệp, xây dựng : 5.499 người.

- Thương mại, dịch vụ, nhà hàng : 3.621 người. - Quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng : 303 người - Giáo dục đào tạo, y tế : 1.080 người.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)