Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 41 - 45)

1.2. Tổng quan thực tiễn về phát triển du lịch địa phương tại một số địa

1.2.1. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch tại một số địa phương

a. Kinh nghiệm của thủ đô Hà Nội trong phát triển kinh tế du lịch

Hà Nội thành phố với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, vị trí thủ đơ của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt với phát triển kinh tế du lịch. Với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn; trong đó văn hóa phi vật thể đóng góp một vai trị rất quan trọng với nhiều loại hình đậm đà bản sắc. Du lịch Hà Nội ngày càng phát triển và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.

Với sự quan tâm chỉ đạo và sự giúp đỡ của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, ngành du lịch Hà Nội đã xây dựng cho mình những chính sách đúng đắn và đề ra những phương hướng, mục tiêu, giải pháp kịp thời, tạo môi trường cho du lịch Hà Nội phát triển và đổi mới phù hợp dần với điều kiện và xu hướng phát triển của du lịch thế giới và trong nước.

Việc khai thác tiềm năng du lịch đã theo đúng định hướng đề ra trong quy hoạch; Quản lý khai thác các tài nguyên du lịch được thực hiện nghiêm túc; Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, đáp ứng nhiều loại hình du lịch và thu hút sự quan

tâm mạnh mẽ của du khách trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, tạp chí Travel & Leisure – Tạp chí du lịch lữ hành hàng đầu thế giới của Mỹ liên tiếp bình chọn Hà Nội là một trong 10 thành phố du lịch tốt nhất của châu Á.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Hà Nội ln tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hợp tác, đầu tư vào phát triển du lịch, đồng thời tập trung vốn ngân sách đầu tư hạ tầng cơ sở và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch, góp phần đáng kể vào việc hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn ngành. Lực lượng kinh doanh du lịch Hà Nội cũng không ngừng gia tăng ở tất cả các loại hình, đặc biệt có 2 doanh nghiệp: Cơng ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội và Công ty liên doanh Du lịch Hồ Gươm đạt danh hiệu Topten công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam. Công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng nhằm thu hút khách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với Hà Nội nói chung và du lịch của Thủ đơ nói riêng. Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức tại Hà Nội góp phần nâng cao hình ảnh vị thế của thủ đô, đặc biệt người dân cả nước đang tưng bừng chuẩn bị chờ đón “Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long Hà Nội”, đây sẽ là cơ hội để quảng bá và thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội.

Ngoài ra, việc hợp tác phát triển du lịch Hà Nội được đẩy mạnh. Sở du lịch Hà Nội đã ký thỏa thuận mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều địa phương trong cả nước nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp không chỉ để thúc đẩy phát triển du lịch của Hà Nội nói riêng mà cịn của từng địa phương và du lịch cả nước nói chung. Bên cạnh đó, Sở cũng tiến hành khảo sát, xúc tiến các thị trường du lịch trọng điểm như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…

Hiện nay, để thúc đẩy hơn nữa sự gia tăng khách quốc tế trong thời gian tới, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng đã tiến hành một số giải pháp để cải thiện về văn hóa du lịch và vệ sinh môi trường ở thủ đô tại một số khu vực như hồ Hồn Kiếm, khu phố cổ... tránh xảy ra tình trạng chèo kéo, lừa gạt du khách…

Như vậy, với sự nhận thức rõ vai trị, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế cùng với những sách lược có tính chất đón đầu, mở rộng hợp tác quốc tế đã giúp Du lịch Hà Nội phát triển mạnh, hội nhập với khu vực và quốc tế, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.

b. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Phọ trong phát triển kinh tế du lịch

Phú Thọ là tỉnh có địa hình bán sơn địa, nhịp cầu nối liền giữa thủ đơ Hà Nội với các tỉnh biên giới phía Bắc. Nơi đây đã từng ra đời kinh đô đầu tiên, Nhà nước đầu tiên, chiếc nôi của người Lạc Việt. Phú Thọ còn là trung tâm du lịch khá hấp dẫn với khu di tích lịch sử Ðền Hùng - Trung tâm văn hoá tâm linh của cả nước, khu nghỉ tắm nước khống nóng, đầm Ao Châu, khu rừng nguyên sinh Quốc gia

Xuân Sơn với hệ thống các hang động nước ngọt được ví như “Hạ Long cạn” và nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh khá phong phú. Có thể nói, nguồn tiềm năng nhân văn và tự nhiên là lợi thế khai thác đa dạng các loại hình du lịch văn hóa và sinh thái hết sức độc đáo đối với Phú Thọ.

Cùng với trào lưu chung phát triển du lịch, kinh doanh du lịch trong cả nước, du lịch Phú Thọ đã dần tiếp cận và chuyển mình. Bước đi đầu tiên đó là ngành Thương mại du lịch đã xây dựng đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2010và định hướng phát triển đến năm 2020 và được Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trở thành một trong những chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX. Trong đó đầu tư xây dựng các dự án phát triển các điểm du lịch, khu du lịch, khai thác các giá trị nhân văn và tài nguyên tự nhiên, tạo nên sự đa dạng về các sản phẩm du lịch mà du lịch văn hóa được coi là xương sống, là điểm nhấn của tua du lịch về Phú Thọ đã được đặc biệt quan tâm.

Với quan điểm đúng đắn lấy Việt Trì làm xuất phát điểm đến với các danh thắng, lễ hội trong tỉnh, quy hoạch Khu du lịch Văn Lang đã được xây dựng cùng với đó là quy hoạch Khu du lịch Đầm Ao Châu - Hạ Hòa; quy hoạch Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khống nóng Thanh Thủy và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê

duyệt. Bên cạnh đó, cịn triển khai lập quy hoạch chi tiết Khu du lịch Bến Gót - Việt Trì; Khu vui chơi giải trí tổng hợp Núi Trang - Phù Ninh; Khu du lịch Vườn quốc gia thiên nhiên Xuân Sơn. Phối hợp với các đơn vị tư vấn, các ngành có liên quan lập dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự tốn cơng trình đầu tư xây dựng các khu du lịch đã được quy hoạch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để làm cơ sở gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh doanh trong và ngoài nước. Nhiều tua, tuyến du lịch, chương trình hợp tác du lịch về cội nguồn với các tỉnh lân cận như Lào Cai, Yên Bái có nét văn hóa, tự nhiên vừa tương đồng vừa độc đáo, độc nhất được xây dựng nối tua với tuyến điểm du lịch cả nước.

Song trùng với các hoạt động đó, ngành đã triển khai xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và các dự án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; lồng ghép việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư giới thiệu nguồn tiềm năng và các dự án đầu tư phát triển du lịch với các doanh nghiệp, các tập đoàn đầu tư trong và ngoài nước; thực hiện ký kết hợp đồng, các văn bản với đối tác. Làm thủ tục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp theo quy định. Nhờ những nỗ lực đó đến nay đã có hàng chục dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn gần 4 ngàn tỷ đồng, trong đó 4 dự án đã được cấp phép với số vốn đầu tư khoảng 470 tỷ đồng. Tại Việt Trì đã có 5 dự án đầu tư vào khu du lịch Văn Lang với tổng số vốn trên 300 tỷ đồng. Tại khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót có 1 dự án cấp phép đầu tư, với số vốn trên 100 tỷ đồng. Tại Khu du lịch Núi Trang - Bãi Bằng đã cấp phép đầu tư cho Công ty liên doanh Phú Minh, với số vốn đầu tư 4 triệu USD. Tại Khu du lịch nước khống nóng Thanh Thủy: Có 2 dự án trình UBND tỉnh cấp phép đầu tư, với số vốn 250 tỷ đồng; Công ty TNHH Sông Thao - Hà Nội đã được cấp phép đầu tư với số vốn 180 tỷ đồng.

Các dự án khác đang được tích cực xúc tiến mời gọi đầu tư dưới nhiều hình thức. Nhờ thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, từng bước tạo được những sản phẩm du lịch đa dạng, tạo ra sự hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết một phần việc

làm và nâng cao đời sống cho nhân dân. Trong những năm gần đây số lượng khách du lịch lưu trú trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng hàng năm đạt từ 15-20%, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tiềm năng du lịch Phú Thọ đang được thức dậy, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, an ninh trật tự và an tồn xã hội, giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa trên quê hương đất Tổ.

Để nguồn tiềm năng du lịch tiếp tục được khai thác hiệu quả hơn, ngành du lịch Phú Thọ đang có những nỗ lực mới, dành đầu tư xây dựng quy hoạch, lập dự án khả thi xây dựng các khu du lịch tập trung theo định hướng quy hoạch tổng thể đề ra làm cơ sở để gọi vốn đầu tư. Tham mưu với tỉnh xây dựng chính sách ưu tiên phát triển du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư. Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, thực hiện xây dựng có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh. Đào tạo, quy hoạch, sắp xếp đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác du lịch đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra, đáp ứng với nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh phát triển, bình đẳng, theo đúng quy định pháp luật. Xây dựng chiến lược tuyên truyền quảng bá nguồn tiềm năng, thế mạnh du lịch Phú Thọ nhằm thu hút các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)