1.1. Tổng quan lý luận về phát triển kinh tế du lịch địa phương
1.1.2. Vai trò, đặc điểm của phát triển du lịch địa phương
a. Vai trị
* Đóng góp vào GDP của kinh tế du lịch
Giống như những ngành kinh tế khác ở địa phương, du lịch có những đóng góp cho kinh tế chung của vùng. Khơng chỉ vậy, những đóng góp của kinh tế du lịch cho ngành kinh tế của địa phương còn rất đáng kể, đóng góp một phần quan trọng, lớn trong tổng GDP của vùng.
Thực tế đã chứng minh, vùng đất nào mà có kinh tế du lịch cũng kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác cũng như kinh tế chung của cả vùng. Những vùng du lịch nổi tiếng của đất nước như Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ninh… thì ngành kinh tế du lịch đã và đang làm điểm tựa cho những ngành kinh tế khác trong vùng, và như vậy, chắc chắc sự đống góp của kinh tế du lịch chiếm đa số so với các ngành kinh tế khác của cả vùng.
* Tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là việc làm tại chỗ
Sự phát triển kinh tế du lịch bao hàm cả sự gia tăng cả “đầu vào” và “đầu ra” của quá trình sản xuất. Du lịch là một ngành kinh tế góp phần tích cực vào việc giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nó thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào các dịch vụ, xây dựng, bán sản phẩm… nên có khả năng giảm tình trạng thất nghiệp ở các địa phương, mặt khác, do đặc trưng của ngành kinh tế du lịch là ngành phục vụ đòi hỏi nhiều lao động sống, cho nên phát triển kinh tế du lịch sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới và tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao mức sống.
Có những khu vực người dân quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” hoặc phải đi làm ăn nơi xa. Nhưng từ khi những địa điểm du lịch ở đây được phát hiện, tôn tạo và trở thành điểm đến cho khách du lịch thì đồng thời những cơ hội việc làm của những người dân trong khu vực cũng được nâng lên. Họ có thể tìm thấy việc làm trong chính những khu du lịch, trở thành những người phục vụ, nấu ăn, dọn dẹp, hướng dẫn khách du lịch.. hay cũng có thể tự tạo cho mình những cơng việc kiếm ra thu nhập như bán hàng lưu niệm, bán hàng ăn uống, dịch vụ trông giữ xe, trông giữ đồ cho du khách. Du lịch tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho mọi người.
* Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống
Cuộc sống của những người dân ở những địa điểm du lịch trước đây chỉ bó hẹp trong những mối quan hệ thường ngày, gia đình, làng xã. Nhưng kể từ khi khu du lịch được đầu tư, tôn tạo và là điểm đến của du khách thì cuộc sống, mức sống và nhận thức của người dân cũng dần được thay đổi và nâng lên một mức mới. Ngồi việc có được cơng ăn việc làm, nâng cao thu nhập thì đồng thời, cuộc sống của họ cũng được nâng lên, mở rộng mức sống, chất lượng sống. Hàng ngày họ được giao tiếp nhiều hơn với mọi người đến từ khắp nơi, nhận thức của người dân cũng dần thay đổi theo chiều hướng tích cực. Họ hiểu biết hơn, nhận thức ngày càng nâng cao.
Có những vùng du lịch người dân có thể nói tiếng anh rất tốt. Mặc dù ngôn ngữ tiếng anh của họ chỉ dừng ở mức độ giao tiếp và có thể hiểu được, những thơng qua đó chúng ta cũng thấy được sức ảnh hưởng của du lịch đối với cuộc sống của người dân lao động. Chính vì vậy, tiêu chí mở rộng mức sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là một tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch.
b. Đặc điểm
Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, các nước trong lĩnh vực du lịch, các đối tượng tiêu dùng sản phẩm du lịch, dịch vụ. Kinh tế du lịch có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nói đến kinh tế du lịch tức là đề cập đến các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, trong đó loại hình dịch vụ là chủ yếu.
Trên cơ sở tài nguyên du lịch, chủ thể kinh doanh du lịch (cá nhân hoặc là tổ chức) sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của khách du lịch, sản phẩm đó có thể là vật chất hoặc phi vật chất. Sự vận hành của kinh tế du lịch lấy tiền tệ làm môi giới, thông qua hoạt động trao đổi sản phẩm du lịch giữa người đi du lịch với người kinh doanh du lịch, lấy vận động mâu thuẫn giữa hai mặt cung cấp sản phẩm du lịch và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm du lịch làm đặc trưng chủ yếu.
Thứ hai, trong điều kiện thị trường, việc thực hiện thông suốt hoạt động kinh tế du lịch được quyết định bởi sự điều hịa nhịp nhàng giữa hai phía cung và cầu du lịch.
Việc cung cấp sản phẩm du lịch không thể tách rời nhân tố kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Vì thế sự vận hành kinh tế du lịch tất nhiên chịu ảnh hưởng và chế ước của những điều kiện kinh tế - xã hội. Hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu tiêu thụ của khách. Chất lượng của một sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch, chất lượng của sản phẩm du lịch được đánh giá đều mang tính chủ quan, phụ thuộc vào nhu cầu thị hiếu, mức độ thỏa mãn của du khách đến đâu. Bởi vì, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch là nhu cầu mang tính đặc thù tức là những nhu cầu của du khách mà nơi họ sinh sống khơng thể có được chứ khơng phải là những thứ cao cấp hoặc quý hiếm. Trên thị trường du lịch, ngoài những đặc điểm như thị trường hàng hóa nói chung, hàng hóa du lịch cịn có những đặc điểm khác các hàng hóa thơng thường là: Hàng hóa trao đổi giữa hai bên cung và cầu không phải chỉ là vật cụ thể; đối với khách du lịch cái được là sự cảm giác, thể nghiệm hoặc hưởng thụ. Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên cung, cầu du lịch tiến hành không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình chuyển đổi cũng khơng xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, chỉ là du khách có quyền chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch tại nơi du
khách đến để thực hiện “cầu du lịch” của mình. Cùng một sản phẩm du lịch vẫn bán được nhiều lần cho nhiều du khách khác nhau sử dụng, sản phẩm du lịch chỉ tạm thời chuyển dịch quyền sử dụng, còn quyền sở hữu trước sau vẫn nằm trong tay người kinh doanh. Tất cả những tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn chỉ trở thành sản phẩm du lịch khi nó phải được con người đầu tư, tơn tạo và sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Đây chính là đặc điểm cơ bản của kinh tế du lịch.
Thứ ba, quá trình phát triển kinh tế du lịch gắn liền với quá trình vận động phát triển của lực lượng sản xuất và khả năng liên kết rộng rãi của các quốc gia dân tộc.
Khi lực lượng sản xuất càng phát triển, trình độ nhận thức của con người luôn luôn được nâng cao, khoa học – cơng nghệ được nhanh chóng áp dụng vào quá trình sản xuất, của cải do con người tạo ra ngày càng nhiều, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của tồn xã hội thì kinh tế du lịch càng có mơi trường hoạt động rộng rãi, khả năng liên kết cao không chỉ đối với các ngành kinh tế khác trong tổng thể nền kinh tế của một quốc gia và còn liên kết rộng rãi với các ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực khác của các nước trên thế giới nữa. Là ngành kinh tế tương đối tổng hợp bởi hoạt động kinh doanh biểu hiện nhiều mặt trong lĩnh vực của đời sống con người như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho nên khi được tổ chức khoa học, điều hòa nhịp nhàng, các khâu, các bước luân chuyển hợp lý, cơ chế quản lý đồng bộ, đa dạng về hình thức sở hữu, quan hệ sản xuất phù hợp mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển sẽ tạo ra hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng cao hơn.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh của kinh tế du lịch mang tính thời vụ là chủ yếu. Xuất phát từ đặc thù của kinh tế du lịch mà thể hiện rõ nét tính thời vụ trong q trình hoạt động kinh doanh. Tính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi tác động của tập hợp nhiều nhân tố đa dạng (về bản chất và hướng ảnh hưởng). Đó là các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố tổ chức, kỹ thuật, nhân tố tâm lý…Một số các nhân tố tác động chủ yếu đến cung du lịch, một số khác tác động chủ yếu lên
cầu du lịch, có nhân tố lại tác động lên cả cung và cầu du lịch và thơng qua đó gây lên tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch. Tính thời vụ đó đã gây ra những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Vì vậy, nghiên cứu tính thời vụ của du lịch ln là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này.
Vấn đề mang tính nguyên tắc xuyên suốt là để phát triển kinh tế du lịch địa phương có hiệu quả, bền vững cần phải nhận thức được mối quan hệ gắn bó giữa tài nguyên du lịch với môi trường, xã hội, quốc phịng - an ninh trong cả q trình. Cho nên, nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch và đưa ra định nghĩa phải nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng phải có tính tổng hợp và có hệ thống. Điều đó thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, từ góc độ kinh tế: Muốn phát triển kinh tế bền vững cần phải khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực, phải ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để tăng năng suất lao động, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất… Phát triển kinh tế du lịch cũng phải tuân theo nguyên tắc như vậy. Nhưng kinh tế du lịch có những mặt mang tính đặc thù là khai thác các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cho nên phải luôn luôn chú trọng đến yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tùy thuộc vào từng loại hình du lịch để ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ kinh doanh du lịch trên các mặt như mở rộng các loại hình dịch vụ, quy mơ, trình độ để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… Trên cơ sở đó mới có khả năng bù đắp những chi phí và tiếp tục mở rộng sản xuất cho giai đoạn tiếp sau. Đối với những sản phẩm được chế tạo từ nguồn gốc tự nhiên, thì vấn đề chủ yếu là xét xem tài nguyên du lịch tự nhiên đó có khả năng tái tạo hay khơng. Nếu khơng thì phải tiến hành nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm có khả năng thay thế.
Muốn vậy phải cộng thêm vào giá thành sản phẩm làm từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thay thế. Đối với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phải có chiến lược quy hoạch, giữ gìn, đầu tư, bảo tồn, tơn tạo, phát huy phát triển, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trong
mọi tầng lớp nhân dân trong nước, cho du khách nước ngồi. Dưới góc độ này phải đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, phát triển, hiệu quả và ổn định. Bền vững về kinh tế trong trường hợp này là "sự phát triển ổn định và lâu dài" của kinh tế du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của xã hội và đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là cho người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên du lịch. Khi mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch, họ sẽ có động cơ bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ tài nguyên và mơi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, tìm mọi phương cách để thu hút du khách đến với họ. Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là phương pháp tích cực trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế ở những vùng cịn khó khăn .
Thứ hai, từ góc độ mơi trường: Tn theo quy luật phát triển chung, sự phát triển kinh tế du lịch phải giải đáp được bài tốn do mơi trường đặt ra. Trong bất kỳ phương án quy hoạch phát triển nào theo hướng bền vững cũng đều phải tính tốn kỹ mối tác động qua lại giữ con người và thiên nhiên sao cho sự phát triển kinh tế du lịch không làm suy thối hủy diệt mơi trường, bảo tồn tài ngun thiên nhiên, ngăn chặn ơ nhiễm. Điều đó đồng nghĩa với việc giữ gìn và phát triển được tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, việc sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu của thế hệ mai sau.
Thứ ba, từ góc độ xã hội: Sự phát triển kinh tế du lịch phải đi đôi với phát triển xã hội, nghĩa là không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trong q trình phát triển. Đó cũng chính là sự phát triển tự sinh do chính xã hội ấy chủ động thực hiện, chứ không phải là một sự phát triển ngoại sinh, sống nhờ hoàn toàn vào nguồn lực từ bên ngồi, muốn vậy phải thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong suốt q trình phát triển, coi phát triển kinh tế du lịch là cơng cụ xóa đói giảm nghèo trong lĩnh vực phù hợp. Đối với phát triển kinh tế du lịch yếu tố này cần phải thường xuyên coi trọng bởi vì nhu cầu hưởng thụ các loại
hình sản phẩm du lịch của con người là vơ tận, du lịch được xã hội hóa thì càng địi hỏi có nhiều loại hình kinh doanh du lịch phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng trong xã hội. Muốn tạo ra năng suất cao cho sản xuất thì Nhà nước cần phải thể hiện được trình độ quản lý và điều hành, đưa ra và triển khai những chủ trương, chính sách phát triển phù hợp, có cơ chế hoạt động thơng thống đồng bộ, mở đường cho lực lượng khơng ngừng phát triển.
Thứ tư, từ góc độ quốc phịng - an ninh: Sự phát triển kinh tế du lịch ổn định, bền vững cần thiết phải được đặt trong sự bảo đảm của nền quốc phòng đủ mạnh. Phải nhìn thấy được vai trị của quốc phịng an ninh đối với phát triển kinh tế du lịch, vai trị của qn đội và cơng an trong phòng, tránh các hiện tượng phá hoại do thiên tai gây ra, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết hậu quả của các dịch bệnh, thiên tai, hỗ trợ khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch, tạo tâm lý yên tâm, thoải mái thưởng ngoạn cho du khách… Ngược lại, phát triển kinh tế du lịch bền vững sẽ góp phần cứng cố tăng cường nền quốc phịng tồn dân và xây dựng thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh hơn.
Thứ năm, từ góc độ văn hóa: Q trình khai thác, đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại khơng làm tổn hại, suy thối các giá trị văn hóa truyền thống đã có và để lại hậu quả xấu cho các thế hệ tiếp theo. Các điểm du lịch có sự kết hợp