3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tại huyện Hoa Lư tỉnh
3.2.4. Giải pháp về quảng bá hình ảnh du lịch huyện Hoa Lư
Đây là giải pháp rất quan trọng, không thể thiếu được trong việc phát triển du lịch Ninh Bình, giúp đưa hình ảnh du lịch huyện Hoa Lư đến với du khách trên mọi miền đất nước và thế giới một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Các giải pháp huyện Hoa Lư cần phải quan tâm đó là:
- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Cần có những biện pháp thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có của địa phương. Ngồi ra cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm du lịch.
- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Theo nghiên cứu đánh giá thì thị trường mới có tiềm năng của du lịch huyện Hoa Lư là Nhật, Pháp, Hàn Quốc, ASEAN. Đa số khách du lịch từ thị trường này muốn đến Ninh Bình nói chung và huyện Hoa Lư nói riêng để thưởng thức những sản phẩm du lịch truyền thống, những sản phẩm có giá trị lịch sử văn hóa cao. Tuy nhiên, chiến lược này đang gặp khó khăn bởi thơng tin quảng cáo của du lịch Hoa Lư cịn hạn chế. Vì vậy cần phải tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Hoa Lư bằng nhiều kênh thông tin, nhiều thứ tiếng để số lượng du khách có thể tiếp cận, tìm hiểu được nhiều hơn, thuận lợi hơn, hiệu quả hơn,
- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Đây là chiến lược có khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng hạn chế được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách truyền thống, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với thị trường khách mới. Cần chú trọng nghiên cứu những sản phẩm mà thị trường cần.
- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Địi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cho cơng tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới.
Hiện nay, đa số khách du lịch đến huyện Hoa Lư cịn thiếu thơng tin về du lịch. Các nguồn thơng tin chính thức được phát hành khơng phong phú và hạn chế. Những thơng tin khơng chính thức qua kinh nghiệm và truyền khẩu của khách hiện
được đánh giá là nguồn thông tin quan trọng để khách du lịch biết và đến với Hoa Lư. Chính vì thế cần có những biện pháp để khắc phục:
- Nhanh chóng phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thơng tin chính thức về du lịch Hoa Lư để giới thiệu với khách du lịch hình ảnh về con người Ninh Bình, những thơng tin cần thiết về điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống… và địa chỉ trung tâm thông tin tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch.
- Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các cơng trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, lễ hội và những cơ hội đầu tư phát triển du lịch tại huyện Hoa Lư.
- Cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch địa phương.
- Mở văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường phân phối khách như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện các chức năng về du lịch lữ hành và xúc tiến tiếp thị du lịch.
Trong những năm tới, để gia tăng khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Hoa Lư, ngành du lịch mà trực tiếp là Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cần phải phối hợp với những ngành chức năng khác (trong tỉnh và các tỉnh bạn) như Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Ninh Bình, sở Cơng thương tỉnh Ninh Bình, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, UBND huyện Hoa Lư… để tiến hành tổ chức hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến, tìm kiếm thị trường. Có như vậy mới góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế du lịch huyện Hoa Lư.
3.2.5. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững
Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, muốn phát triển lâu dài phải phát triển theo hướng bền vững. Do đó, vấn đề mơi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch.
Thực trạng môi trường du lịch ở Việt Nam nói chung, ở Hoa Lư nói riêng mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng nơi, từng lúc đã có những sự suy thối và ơ nhiễm mơi trường gây những tác động tiêu cực đến các haọt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để ngăn chặn sự suy thối mơi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch thì cần có những biện pháp:
- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế, dẫn đến tình trạng cận kiệt tài nguyên cần thiết phải xây dựng qui hoạch tổng thể trên quan điểm khai thác tối đa và có hiệu quả những tiềm năng du lịch của địa phương, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kĩ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với những ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực.
- Về luật pháp và chính sách: Đây là một giải pháp có tính chiến lược đảm bảo cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phải tuân thủ những quy định về môi trường của Pháp luật. Luật Môi trường được ban hành năm 2005 là cơ sở pháp lý cơ bản đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Trong lĩnh vực du lịch, hoạt động quản lí đảm bảo mơi trường được cụ thể hóa tại quyết định 02 về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch và Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự trị an và vệ sinh mơi trường tại các khu điểm du lịch. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến mơi trường đều phải bị xử lí. Tuy nhiên biện pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lí và kiểm sốt sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
- Về kĩ thuật: Đây là giải pháp cần thiết nhằm khắc phục có hiệu quả các sự cố về mơi trường, sự cố thiên tai (bão lũ, sạt lở, động đất, cháy rừng…). Các sự cố về môi trường nếu khơng được kiểm sốt và xử lý kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và mơi trường sinh thái. Đối với các điểm có tiềm năng du lịch lớn cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc phục
hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực các hoạt động kinh tế - xã hội và thiên tai đến môi trường.
- Về tuyên truyền, giáo dục dân trí: Trong mọi trường hợp yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, cần thiết phải có chiến lược tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, tạo điều kiện để tồn dân biết và tham gia bảo vệ mơi trường. Đồng thời phải có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật và hiểu biết cao về các vấn đề môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế xã hội, pháp luật về du lịch cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Điều này đồi hỏi việc tổ chức các khóa đào tạo về bảo vệ mơi trường với sự tham gia của các giảng viên, các nhà khoa học và quản lí mơi trường, các chun gia hàng đầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực mơi trường.