Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 109 - 111)

3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tại huyện Hoa Lư tỉnh

3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực du lịch của huyện Hoa Lư hiện nay đang trong tình trạng thiếu và chất lượng chưa cao. Muốn phát triển được kinh tế du lịch phải gây được cảm hứng cho du khách một cách lịch sự, tự nhiên. Do đó cần phát triển đủ lực lượng lao động cần thiết, chất lượng phục vụ du lịch theo nhu cầu phát triển của từng thời kì. Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình nói chung, huyện Hoa Lư nói riêng đã có nhiều cố gắng tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng còn thiếu và yếu, việc bồi dưỡng giáo dục và đào tạo trang bị những kiến thức nhằm nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ quản lý cũng như cho hoạt động kinh doanh du lịch, phát triển bền vững du lịch, địa phương cần tiến hành phân loại trình độ, từ đó có những kế hoạch, đào tạo mới, đào tạo lại, liên kết,.. nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ cũng như nhân viên phục vụ giúp cho sản phẩm du lịch được tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Vì vậy cần có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực thích hợp ngay từ bây giờ. Người phục vụ du lịch phải có tri thức rộng, sâu về nơi mình đang phục vụ, có tỉnh chun nghiệp cao, ứng xử thơng minh, chân thành, giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ giỏi… Để làm được điều đó, trước mắt, du lịch Hoa Lư cần tập trung vào vấn đề sau:

Một, có chiến lược nguồn nhân lực du lịch, trình UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở đó có kế hoạch cho từng năm về đào tạo mới, tăng thêm, giảm,..về nhân lực. Trong thời gian qua, với áp lực của phát triển du lịch phần đa đội ngũ nhân lực quản lý có trình độ chun mơn chưa xứng tầm với u cầu phát triển, do vậy công tác đào tạo chuyên môn, nâng cao kiến thức về môi trường, kinh tế, xã hội cho các nhân viên và dân cư địa phương yêu cầu cấp thiết để đạt được những tiêu chuẩn quốc gia và tiến tới quốc tế.

Hai, trên cơ sở chiến lược về nhân lực tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực du lịch để xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hiện tại, những chính sách đó phải hướng tới việc khuyến khích cán bộ quản lý, nhân viên học thêm nâng cao trình độ và trong cơng tác đào tạo phải gắn liền với yêu cầu thực tế sử dụng, khuyến khích học đúng nghề, đúng ngành.

Ba, có những phương thức bồi dưỡng, hỗ trợ cho nguồn nhân lực du lịch học những ngành nghề chuyên biệt: Ngoại ngữ, du lịch văn hóa, mạo hiểm,.. do đặc thù những ngành nghề chuyên biệt chi phí học tập cao, khả năng ứng dụng trong phạm vi nhỏ, mặt khác mang tính cá biệt so với du lịch truyền thống, nên rất cần sự hỗ trợ của nhà nước cho nguồn nhân lực này.

Bốn, liên kết các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đội ngũ giáo viên, giảng viên tại những cơ sở đào tạo uy tín; thu hút cơng chức, viên chức, các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia, công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao tham gia đào tạo; tiếp tục đào tạo kỹ năng cán bộ quản lý du lịch của Hoa Lư.

Năm, tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua khảo sát, hội nghị, hội thảo khoa học, ở các địa phương và những nước có ngành du lịch phát triển. Tăng cường trao đổi học tập ngay tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình thơng qua công tác đào tạo tại chỗ, trang bị những kiến thức, kỹ năng kinh doanh, ứng dụng sao cho đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Thu hút lực lao động cho ngành du lịch: Bố trí cơng việc hợp lý cho cán bộ có chun mơn, có trình độ, tạo sự ổn định cơng ăn việc làm cho người lao động. Có kế hoạch hàng năm, hàng quý nâng cao trình độ năng lực cho cấp quản lý du lịch, phối kết hợp với những trung tâm đào tạo lớn trong nước và quốc tế nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên quản lý du lịch của Hoa Lư. Công tác đào tạo tại chỗ, đào tạo ngắn hạn, đào tạo nghề cần có sự quan tâm của các cấp quản lý, các hiệp hội trong ngành du lịch, cùng cơ sở đào tạo nắm bắt nhu cầu thị trường du lịch, điều chỉnh giáo trình, phương tiện, phương pháp giảng dậy phù hợp.

Nói chung, để giải quyết nhu cầu về nguồn nhân lực, ngoài việc phải phối hợp với các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh mà tiêu biểu là Đại học Hoa Lư, huyện Hoa Lư cần phải liên kết với các cơ sở đào tạo tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Hải Phịng …thậm chí cả ở nước ngồi để tăng cường cơng tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)