2.4. Tổng hợp các kết quả và đánh giá
2.4.3. Những vẩn đề đặt ra
Việc có tên trên bản đồ du lịch thế giới cũng đồng thời mang lại thách thức cho du lịch Ninh Bình nói chung và du lịch Hoa Lư nói riêng. Đó là sự địi hỏi phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp, bền vững, đòi hỏi hệ thống quản lý điểm đến tốt hơn, hồn thiện dịch vụ, các khu đón tiếp tại các tuyến điểm du lịch. Bên cạnh những dịch vụ đã có, việc có thương hiệu và muốn thu hút khách du lịch quốc tế đòi hỏi địa phương phải bổ sung thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm mới.
Qua nghiên cứu về thực trạng tình hình phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Hoa Lư thấy rằng kinh tế du lịch Hoa Lư đang chứng tỏ sức hút đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Hoa Lư có các điều kiện và tiềm năng khá thuận
lợi cho phát triển du lịch nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Điều này được thể hiện ở giá trị của các tài nguyên thiên nhiên còn tương đối hoang sơ, hệ sinh thái phong phú, tính đa dạng sinh học cao, mơi trường chưa bị ô nhiễm, lao động địa phương dồi dào, cần cù và chịu khó. Giao thơng đi lại dễ dàng, thông tin nhanh chóng. Giá trị các tài nguyên nhân văn làm cho sản phẩm kinh tế du lịch trở nên đa dạng và phong phú hơn. Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Hoa Lư em đưa ra một số nhận xét sau đây:
- Quy hoạch và đầu tư vào du lịch ở Hoa Lư hiện nay là chưa thích hợp khi mà đại bộ phận khách du lịch đến các điểm du lịch của Hoa Lư ít hoặc khơng tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ lưu trú. Trong khi đó phần lớn các dự án đầu tư đều hướng vào xây dựng khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ ăn uống. Chủ đầu tư ở khu quần thể hang động Tràng An chưa phù hợp với tôn chỉ, mục tiêu của thể loại du lịch này, chưa đáp ứng được tính nhạy cảm cao của mơi trường cả về các hoạt động khai thác và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ. Quy hoạch và các dự án đầu tư ở huyện đều nói đến phát triển kinh tế du lịch nhưng người ta chưa thực sự hiểu biết về kinh tế du lịch. Theo em các dự án đang triển khai hiện nay thực sự là các dự án theo du lịch đại trà truyền thống, du lịch hướng vào thiên nhiên chứ không phải là phát triển kinh tế du lịch theo đúng bản chất của nó.
- Với các giá trị tiềm năng của tài ngun du lịch thì nổi lên có khu Tam Cốc - Bích Động, hay Tràng An là có thể đầu tư quy hoạch để trở thành những khu du lịch điển hình của huyện cùng với các loại hình dịch vụ và hàng hố tương ứng với loại hình du lịch này.
Kết luận chương 2
Hoa Lư với ưu thế là địa phương phát triển du lịch đi sau các địa phương khác, do đó phát triển du lịch của địa phương được quy hoạch rất nghiêm chỉnh và gọn gàng. Đây là điểm đến du lịch hiếm hoi ở phía Bắc vẫn giữ được vệ sinh sạch sẽ, không để xảy ra tình trạng mất an tồn vệ sinh mơi trường, vệ sinh thực phẩm. Khơng có ăn xin, trộm cắp, bán hàng rong tràn lan.
Do đó để phát huy được lợi thế di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới để phát triển du lịch, kinh tế xã hội, Hoa Lư phải làm du lịch chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp từ định hướng phát trển bền vững, phát huy gắn với bảo tồn di sản, giá trị văn hóa. Chuyên nghiệp từ việc nhỏ nhất là thái độ ứng xử của người làm dịch vụ với du khách tới việc xây dựng sản phẩm du lịch phong phú có chất lượng. Đây chính là co hội lớn để tạo bước ngoặt cho phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện, Hoa Lư cần chớp lấy và phát huy tối đa.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH