Nội dung phát triển du lịch địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

1.1. Tổng quan lý luận về phát triển kinh tế du lịch địa phương

1.1.3. Nội dung phát triển du lịch địa phương

Nội dung phát triển kinh tế du lịch bao hàm việc thăm dò, nghiên cứu, phát hiện ra những sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; việc đầu tư, tôn tạo, xây dựng sản phẩm du lịch, tổ chức khai thác sản phẩm du lịch; tổ chức các dịch vụ liên quan (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí…); tổ chức kinh doanh du lịch…

a. Thăm dò, nghiên cứu, phát hiện ra những sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch

Thế giới luôn tiềm ẩn nhiều khả năng mới, chính vì thế, mặc dù du lịch đã phát triển từ nhiều năm nay nhưng không phải tại những địa điểm du lịch đó đã khơng cịn những cơng trình có thể thăm dị, nghiên cứu và phát hiện ra những sản phẩm du lịch. Cơng tác thăm dị, nghiên cứu và phát hiện ra những sản phẩm du lịch được coi là khâu mang tính chất đột phá.

Ngay cả ở những khu du lịch đã được đưa vào khai thác vẫn tiềm ẩn nhiều điều bất ngờ. Ở Ninh Bình, mặc dù thắng cảnh Chàm Chim đã được đưa vào khai thác và là điểm đến của du khách bốn phương, nhưng những giá trị tiềm ẩn vẫn còn và vẫn đang được các nhà hoạch định khai thác, tìm hướng phát triển.

Ở Quảng Bình, nhiều tiềm năng du lịch mới được phát hiện đã mở ra triển vọng lớn về kinh tế du lịch ở địa phương. Những năm qua, trên 300 hang động đã được phát hiện và đang trong quá trình nghiên cứu phương án đầu tư. Động Thiên Đường, Suối Mọc, Suối nước khoáng là những phát hiện trong những năm gần đây trong Khu Du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng. Từ đầu năm 2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và lập kế hoạch khai thác. Đến nay, điểm du lịch này mới đưa vào khai thác được 1/31 km hang động. Suối nước nóng tới 1050C, những bãi biển…vẫn tiếp tục được phát hiện, nghiên cứu và từng bước đưa vào khai thác.

Công tác nghiên cứu, thăm dị, phát hiện khơng chỉ ở việc tìm ra những cảnh quan thiên nhiên mới mà còn ở việc tìm tịi, phát hiện ra những hình thức du lịch mới. Trước đây, du lịch đơn thuần là thăm quan, nghỉ ngơi, giải trí, nhưng ngày nay, như cầu của con người ngày càng cao và các khu du lịch cũng phải khơng ngừng đổi mới, tìm ra những hình thức du lịch mới để đáp ứng nhu cầu của con người.

Tại những khu du lịch, hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, semina, lửa trại…cũng đang được nhiều khu du lịch quan tâm phát triển. Các khu du lịch tăng cường đầu tư xây dựng hội trường, bàn ghế, những trang thiết bị khác như máy chiếu, máy tính, loa đài… để phục vụ nhu cầu của du khách. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng của phát triển kinh tế du lịch. Sự phát triển đòi hỏi phải không ngừng nghiên cứu, thăm dị, phát hiện ra những sản phẩm mới, những hình thức tổ chức kinh doanh mới, những hình thức nghỉ ngời, giải trí mới.

b. Đầu tư, tôn tạo, xây dựng sản phẩm du lịch, tổ chức khai thác sản phẩm du lịch Để phát triển một sản phẩm du lịch thì nhất thiết cần đầu tư, tôn tạo và xây dựng sản phẩm. Một tài ngun thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử là q tặng của tạo hóa, nhưng nếu chỉ như vậy thì khơng thể trở thành một sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách được.

Việc tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch phải khai thác về cả mặt các hình thức du lịch cũng như các sản phẩm du lịch. Các hình thức du lịch phải được

không ngừng khai thác để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các sản phẩm du lịch cũng phải thường xuyên được đầu tư, tôn tạo vừa là để gìn giữ, khơng để sản phẩm du lịch bị xuống cấp, vừa để tạo ra những chi tiết mới, thu hút hơn nữa nhiều du khách đến với khu du lịch.

Cơng trình du lịch văn hóa tâm linh Tràng An- Bái Đính, Ninh Bình là một trong những cơng trình được đầu tư, tơn tạo, xây dựng và tổ chức khai thác rất hiệu quả. Những cảnh quan thiên nhiên nơi đây được nhân tạo nhiều với nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Vốn đầu tư bước đầu khoảng 6.000 tỷ đồng Việt Nam, mỗi năm. Chùa Bái Đính lại tiếp tục sửa sang, xây dựng và tu bổ thêm nhiều cơng trình, hạng mục. Đến nay, số vốn đầu tư đã lên đến khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Chùa Bái Đính cũng mở rộng hình thức, phương tiện đi lại, trang bị thêm hệ thống xe điện nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách.

Hiện nay, Ninh Bình đang tiếp tục đầu tư các hạng mục cơng trình du lịch để hiện đại hóa các điểm du lịch và liên kết giữa các điểm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

c. Tổ chức liên kết giữa các mối quan hệ trong hoạt động du lịch, các hình thức kinh doanh, giữa các lĩnh vực liên quan để phát triển kinh tế du lịch

Một sản phẩm du lịch chỉ dừng lại ở việc thăm dò, nghiên cứu, phát hiện hay đầu tư, tôn tạo vẫn chưa đủ để sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Việc tổ chức kiên kết giữa các mối quan hệ trong hoạt động du lịch, giữa các lĩnh vực liên quan là khâu quan trọng để gắn kết các mối quan hệ nhằm đưa du lịch phát triển.

Ví dụ như, sự gắn kết giữa ngành du lịch với ngành xây dựng để thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của du khách; sự gắn kết giữa cơ quan quản lý du lịch với các nhà đầu tư để ngày càng mở rộng, phát triển, quảng bá và thu hút hơn khách du lịch trong và ngoài nước. Sự gắn kết giữa chính quyền địa phương sở tại nơi có sản phẩm du lịch với lãnh đạo quản lý sản phẩm du lịch để tìm ra hướng đi cũng như định hướng, tạo điều kiện cho sản phẩm du lịch phát triển.

Du lịch là một ngành kinh tế đặc thù mà sản phẩm của nó là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố. Một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phải đáp ứng được nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, ăn uống… Chính vì thế, việc mở rộng các dịch vụ ăn uống liên quan là khâu quan trọng để hoàn thiện một sản phẩm du lịch.

Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí thường gắn liên với nhau, chính vì vậy, việc xây dựng những nhà nghỉ, khách sạn ở những khu du lịch đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của du khách là việc làm mà các khu du lịch luôn chú ý ngay từ khi xây dựng nên sản phẩm du lịch. Ngày nay, những khách sạn, nhà nghỉ tiêu chuẩn quốc tế cũng đang được các khu nghỉ dưỡng chú ý và tiến hành xây dựng thêm để phục vụ tốt hơn với từng nhóm đối tượng khách hàng.

Nhu cầu ăn uống của du khách cũng luôn gắn liền với nhua cầu tham quan thắng cảnh và nghỉ ngơi giải trí. Nhu cầu ăn uống từ thấp đến cao, đơn giản từ cốc nước đến những bữa ăn thịnh soạn. Chính vì thế, tại những khu du lịch ln có những hệ thống nhà ăn cùng đầu bếp và người phục vụ đông đủ.

Những dịch vụ liên quan này không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, ăn uống mà nhiều khi nó thể hiện ra ở những nhu cầu rất đơn giản hàng ngày. Ví dụ như một chiếc khăn mặt được bán ở quầy hàng phục vụ nhau cầu khách, những chiếc mũ che nắng, áo mưa, ơ… khi thời tiết có sự thay đổi. Tất cả những dịch vụ liên quan này góp phần ngày càng nâng cao uy tín, vị thế của khu du lịch với du khách và là một trong những lý do để du khách lựa chọn đến nghỉ dưỡng cho lần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)