3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tại huyện Hoa Lư tỉnh
3.2.1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý
Trong những năm gần đây, do tình hình đầu tư khai thác du lịch ở Ninh Bình nói chung, ở huyện Hoa Lư nói riêng ngày càng mạnh mẽ. Nguồn vốn, nguồn nhân lực … đổ vào lĩnh vực du lịch ngày càng nhiều, do đó, cơng tác tổ chức, quản lí càng được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt hơn bao giờ hết để đảm bảo cho các hoạt động diễn ra một cách bài bản, đúng kế hoạch; các dự án đầu tư du lịch được triển khai đúng tiến độ. Tuy vậy, trên thực tế, cơng tác quản lí và điều hành trong lĩnh vực này hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập.
Cho nên, trong thời điểm hiện tại, các cấp các ngành địa phương mà đầu tàu là Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư lớn) trên địa bàn huyện Hoa Lư để cùng nhau đưa ra được những giải pháp thiết thực nhằm mục đích điều hành, quản lí mọi hoạt động khai thác du lịch trên địa bàn một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố về môi trường cũng như các quyền lợi của người dân nơi có tài nguyên du lịch.
Với phương châm đó phải kiện tồn bộ máy của các cấp các ngành, đặc biệt là Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hồn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lí nhà nước về du lịch từ tỉnh đến các địa phương có tài nguyên du lịch; hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân huyện thuận tiện trong quản lí quy hoạch và phát triển du lịch.
Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo về phát triển du lịch huyện Hoa Lư tại các điểm, khu du lịch trên địa bàn huyện. Để làm tốt công tác này cần thiết phải tăng cường hiệu lực của Ban chỉ đạo thống nhất, phối hợp chương trình hành động với các ban ngành trong các việc sau:
- Phối hợp với các địa phương trong việc quản lý khai thác và bảo vệ tài ngun mơi trường du lịch. Phát huy vai trị của Ban chỉ đạo Nhà nước ở cấp tỉnh về Du lịch để giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan đến quản lý phát triển ở các khu du lịch tại các địa bàn cấp huyện, xã như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng…
- Lồng ghép quy hoạch, dự án phát triển khu du lịch với các ngành có liên quan như quy hoạch giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành kinh tế… để tháo gỡ những khó khăn hiện nay về nguồn vốn ngân sách nhằm đảm bảo chất lượng và tính khả thi của đồ án quy hoạch phát triển du lịch.
- Xây dựng các dự án có tính khả thi cao nhằm bảo vệ, tơn tạo và khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn trên địa bàn huyện. Mục tiêu là hình thành vùng trọng điểm du lịch với nhiều tuyến du lịch đa dạng,
nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc và hấp dẫn, mang bản sắc riêng của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Tích cực ứng dụng khoa học cơng nghệ trong quản lý phát triển du lịch. - Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Trong thời gian tới, các cấp các ngành địa phương đặc biệt là Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phải cùng với các chủ dự án thực hiện cơng tác quản lí chung về du lịch cho đến khi dự án xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hồn thành và sau đó bàn giao lại cho cơ quan quản lí nhà nước. Trong thời gian này, tích cực nghiên cứu thực tiễn và lí luận phát triển du lịch tại các điểm, khu du lịch qua đó xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cụ thể cho sự phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình.