3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tại huyện Hoa Lư tỉnh
3.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư
Vốn đầu tư rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Mặc dù tiềm năng du lịch của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình rất đa dạng, phong phú và có khả năng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng riêng nhưng nguồn vốn đầu tư để khai thác, nâng cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng, kĩ huật … cịn hạn chế nên việc hình thành các sản phẩm du lịch cịn gặp nhiều khó khăn, thời gian thực hiện các hạng mục cơng trình phục vụ du lịch kéo dài, chậm tiến độ… Do đó, để giải quyết vấn đề về vốn đầu tư huyện Hoa Lư cần tiến hành đồng bộ các giải pháp huy động vốn, sử dụng hợp lí nguồn vốn ngân sách để kích thích các nguồn vốn khác, đẩy mạnh xã hội hóa, lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành khác có liên quan đến du lịch …
Trên thực tế có rất nhiều cách có thể tạo ra được nguồn vốn đầu tư, cụ thể như: Huy động vốn từ nguồn tích lũy trong tỉnh: Với tỉ lệ đóng góp 25% GDP từ du lịch thì khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết là khoảng 60%. Đây thực sự là giải pháp tích cực về vốn, mở ra một khả năng cho phép huyện Hoa Lư chủ động phối hợp cùng với các ngành chức năng xây dựng các kế hoạch phát triển cụ thể trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được duyệt.
Vay ngân hàng: với tỉ lệ lãi xuất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng. Bên cạnh đó phải cải thiện các thủ tục cho vay bảo đảm rút ngắn thời gian xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục cơng trình dịch vụ.
Thu hút vốn đầu tư trong nước: bằng việc tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở Luật đầu tư để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm các phương tiện vận chuyển… thông qua các dự án đầu tư. Đây được coi là nguồn vốn ưu tiên, dự kiến số vốn có thể thu hút được chiếm khoảng 30% số vốn cịn thiếu sau khi đã có số vốn tích lũy đầu tư từ GDP ngành du lịch tỉnh.
Tạo nguồn vốn: Giải pháp này thực sự có ý nghĩa khi hiện nay nước ta cịn có sự hạn chế các nguồn vốn cơ bản. Cụ thể:
- Cổ phần hóa một số khách sạn, các cơ sở dịch vụ của Nhà nước hoạt động kém hiệu quả.
- Dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thơng qua hình thức cho th đất trả tiền trước, đổi lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian,…
Vốn ngân sách Nhà nước: Tập trung vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển du lịch vào các công tác cơ bản sau:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng. Cần tập trung ưu tiên đầu tư đối với các di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các làng nghề truyền thống và đặc trưng.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, chú trọng đối với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ nghề, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo du lịch.
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch lớn có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.