Tổng quan cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch địa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 47)

Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề du lịch và kinh tế du lịch đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các mức độ và dưới các góc độ khác nhau. Ở trong nước có những tác giả viết về lĩnh vực du lịch và liên quan đến lĩnh vực kinh tế du lịch như:

- Nguyễn Hồng Giáp, với cuốn Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, 2002 [4]

- GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS.Trần Thị Minh Hòa với cuốn Giáo trình Kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Nxb Lao động - Xã hội. [2]

- Lê Văn Thắng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu, “Giáo trình du lịch và môi trường”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [11]

- Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh, với cuốn Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà nội 2001. [12]

Những cuốn sách nêu trên đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:

Trên cơ sở khái lược chung nhất những khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, cách nhìn nhận kinh tế du lịch từ nhiều góc độ khác nhau của các học giả trong và ngoài nước để giúp cho độc giả những kiến thức khái quát, cơ bản như khái niệm về du lịch, lịch sử hình thành, xu hướng phát triển của du lịch, ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch, các loại hình kinh doanh du lịch, hiệu quả kinh tế du lịch...Đồng thời, các tác giả cũng đề cập đến những vấn đề có liên quan đến một số mặt hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, lao động, cơ sở vật chất – kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những nội dung để xác định vị trí của ngành du lịch, các thành phần chủ yếu của sản phẩm du lịch và các đơn vị hoạt động du lịch để đi đến những vấn đề kinh tế du lịch chính thống theo hướng nghiên cứu và quan điểm của tác giả.

Giới thiệu chung về tài nguyên môi trường du lịch nói chung và tài nguyên mơi trường Du lịch Việt Nam nói riêng, những tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên và môi trường.

Trên nhiều tạp chí có nhiều bài viết nêu lên những thành tựu của ngành du lịch Việt Nam, đề ra mục tiêu và nhiệm vụ của ngành du lịch. Tiêu biểu như:

- Đón xn nhìn lại 5 năm du lịch Việt Nam, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1+2/2004.[13]

- Du lịch Việt Nam thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch,Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2/2005. [15]

- Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 15/2009.[14]

Các tác giả đã khái quát những mặt hoạt động, những thành tựu đã đạt được của ngành du lịch Việt Nam trên các mặt cơ bản như: Tổng số doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cơ sở lưu trú, tình hình khách du lịch quốc tế và trong nước, doanh thu du lịch…Đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại, yếu kém trong ngành và xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho ngành du lịch trong thời gian tới.

Cho đến nay, có rất nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, phạm vi khác nhau trong lĩnh vực du lịch. Đáng lưu ý có các cơng trình liên quan đến đề tài như:

Các cơng trình ngồi nước có:

- Đổng Ngọc Minh, Vương Lơi Đình cùng với tập thể giáo sư và giảng viên khoa Du lịch Đại học Hải Dương, Thanh Đảo, Trung Quốc hợp soạn với cuốn sách Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ 2000. Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của Trung Quốc, nêu lên nhiều mặt tương đối phù hợp với điều kiện hoạt động du lịch Việt Nam, từ đó có thể rút ra được những bài học để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. [10]

- Robert Lanquar, với cuốn sách Kinh tế du lịch, người dịch Phạm Ngọc Uyển, Bùi Ngọc Chưởng, Nxb Thế giới, Hà Nội 2002. Giới thiệu cột mốc lịch sử của công nghiệp du lịch và đi sâu phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế, những biến số kinh tế vĩ mô, những cơng cụ và phương tiện phân tích kinh tế học

du lịch, kinh tế học về kinh doanh du lịch và qua đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận theo hệ thống hiện đại. [8]

Các cơng trình trong nước có:

* Luận văn “Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay” của tác giả Nguyễn Anh Dũng (2018).[16]

Nội dung của chính của luận văn:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững du lịch của một địa phương.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Ninh Bình nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế, đồng thời xác định các nguyên nhân của thực trạng đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị.

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch tại Ninh Bình.

* Luận văn “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai” của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (2010).[17]

Nội dung của chính luận văn:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch.

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai trong thời gian qua, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.

- Đưa ra quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp có khả năng thực thi nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

* Luận văn “Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì – Hà Nội” của tác giả Chu Thanh Ngân (2013).[18]

Nội dung chính của luận văn:

- Khái quát và hệ thống hóa và hồn thiện thêm cơ sở lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của vấn đề phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương.

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đánh giá những thành công, hạn chế và các nhân tố tác động đến trong quá trình phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian qua.

- Phân tích những ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế mới đến sự phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đề xuất các gợi ý chính sách để phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian tới.

Tuy nhiên, những đề tài trên mới chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó về du lịch và kinh tế du lịch như xác định sản phẩm du lịch chính của địa phương, phân vùng, xác định tuyến điểm du lịch đầu tư… Chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển kinh tế du lịch cũng như phân tích và đánh giá sâu thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Do đó, đề tài được nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé giải quyết vấn đề khai thác tiềm năng du lịch một cách hợp lý và có hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Kết luận chương 1

Kinh tế du lịch được coi là “ngành kinh tế khơng khói” trong nền kinh tế các quốc gia. Ngành kinh tế này có vai trị quan trọng như: đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; góp phần tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế; thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác; du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho nước chủ nhà …

Sự phát triển kinh tế du lịch bao hàm nhiều nội dung khác nhau như: xây dụng quy hoạch phát triển; tổ chức bộ máy và mạng lưới phát triển; nghiên cứu, thăm dị, đầu tư, tơn tạo và tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch, tổ chức liên kết các dịch vụ kèm theo…

Sự phát triển kinh tế du lịch được đánh giá qua những tiêu chí như: mức tăng trưởng của kinh tế du lịch; mức liên kết, mật độ liên kết; tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là việc làm tại chỗ; mở rộng mức sống và nâng cao chất

lượng sống cho người dân; tiêu chí về hội nhập kinh tế và khả năng thích ứng với những biến động của môi trường...

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH 2.1. Khái quát về huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

2.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử văn hóa

Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, lấy cùng tên với kinh đơ Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X vì phần lớn các di tích của cố đơ Hoa Lư hiện nay nằm trên địa bàn huyện. Hoa Lư là huyện vùng bán sơn địa, có nhiều cảnh quan thiên nhiên như khu hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động bên cạnh các di tích thuộc quần thể di tích Cố đơ Hoa Lư được hình thành và lưu giữ từ hơn 1000 năm trước.

a. Vị trí địa lý

Huyện Hoa Lư có vị trí bao bọc phía bắc và tây với thành phố Ninh Bình, phía bắc giáp huyện Gia Viễn, phía tây giáp thị xã Tam Điệp, phía nam giáp huyện n Mơ, phía đơng giáp huyện Ý n, tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình.

Hoa Lư có diện tích tự nhiên 103,47 km² với dân số 68.075 người, mật độ dân số 658 người/km2. Huyện Hoa Lư gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh Khang, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Hải, Ninh An, Ninh Thắng và thị trấn Thiên Tôn. (Số liệu thống kê năm 2013)

Về sơng ngịi, huyện Hoa Lư giáp với 2 con sông lớn là sơng Đáy và sơng Hồng Long ở phía bắc, sơng Sào Khê và sông Chanh chảy dọc huyện nối sông Hồng Long với sơng Vân.

Nằm ở vùng bán sơn địa, Hoa Lư có những dãy núi đá vơi ngập nước được hình thành từ lâu tạo nên những cảnh quan đẹp như các thắng cảnh: Tam Cốc - Bích Động, cố đơ Hoa Lư, Tràng An, động Hoa Sơn...

b. Khí hậu

Khu vực này có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đơng lạnh, phù hợp với chế độ hoàn lưu chung của khu vực. Ở vùng này, gió thổi theo hai hướng chủ

yếu của 2 mùa: Đông và Hè. Trong mùa đơng (9 - 2), hướng gió thịnh hành ở đây là bắc với tần suất giao động từ 26% - 42 %, sau đó là hướng tây bắc trong nửa đầu mùa đông với tần suất 10% - 11 % và hướng đông nam với tần suất 10 % - 16% trong nửa cuối mùa đơng.

Vào mùa hè, hướng gió chính là hướng đơng nam và nam với tấn suất mỗi hướng giao động khoảng 10% - 30%. Tốc độ gió trung bình năm giao động khoảng 1,8 - 2,0 m/s. Nhìn chung là ít thay đổi trong năm.

Số liệu thống kê của UBND xã Ninh Hải nhiều năm cho thấy lượng mưa trung bình khoảng 140 - 150 ngày mưa/năm. Các tháng ít mưa nhất là từ tháng 11 tới tháng 04 năm sau. số ngày mưa khoảng 4 - 6 ngày/tháng. Các tháng còn lại mưa trên 10 ngày/tháng. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, số ngày mưa gấp ba lần số ngày mưa của tháng ít mưa.

Ở đây vào mùa mưa, mực nước lớn không gây lụt lội mà ngược lại, tạo điều kiện tốt hơn cho chuyên chở khách đi thưởng ngoạn cảnh “sơn thủy hữu tình".

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Ngoại trừ mưa phùn và mưa bão, trong các tháng còn lại của năm, cơ chế mưa tại đây chủ yếu là mưa rào và mưa giơng. Các kiểu mưa này rất mau tạnh, ít gây trở ngại cho hoạt động du lịch. Các kiểu mưa này cũng đóng vai trị tích cực trong việc làm sạch khơng khí.

Với khí hậu trên, hoạt động du lịch nói chung và hoạt động chở đị của người dân nơi đây được diễn ra liên tục trong năm, không bị gián đoạn do tác động của thời tiết. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động du lịch.

c. Địa hình - Địa chất

Hoa Lư có núi, sơng kỳ vĩ, thơ mộng nổi tiếng, với nhiều hang động. Cái tên Hoa Lư đầu tiên cũng là tên: động Hoa Lư. Theo sách Đại Nam thống chí ghi: “Động Hoa Lư ở phía Tây bắc huyện Gia Viễn, phủ Ninh Bình, cách 33 dặm thuộc các xã Đại Tế, Đại Viễn, Đại Hữu. Bốn mặt là núi đá la liệt, ở giữa có độ 2 mẫu đất bằng, có khe nhỏ từ trong hang động chảy ra đến địa phận thơn Trì Hối và Sào Lọng, cũng gọi là khe Sào Lọng chảy về hạ lưu sơng Hồng Long, tức là chỗ ẩn trú của Đinh Tiên Hoàng vậy. Nay trong hang động có miếu xưa”.

Theo thống kê, Hoa Lư có khoảng 18 hang động đẹp, điển hình là hang động Thiên Tôn, động Am Tiêm, Liên Hoa ...

d. Thủy văn

Khu vực này được điều tiết bởi các con sông trong vùng như sông Ngô Đồng, sông Sào Khê, sơng Vân... nên chế độ thủy triều có nhiều lúc biến động. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không nhiều do cấu trúc địa hình các dãy núi đá, các thung và hang động xen kẽ nên tác động của thủy triều đối với việc đi lại của du khách trên các con sông, lạch là không lớn vào mùa lũ nhưng hiện tượng bồi lắng của các hệ thống sơng ở khu vực này là rất lớn. Vì vậy, cần phải thường xuyên nạo vét luồng lạch mới đảm bảo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển khách du lịch đi tham quan được nhiều điểm trong khu vực.

e. Sinh vật

Thảm thực vật ở Tam Cốc - Bích Động khá đơn giản, chủ yếu là các kiểu thảm thực vật bị tác động mạnh mẽ của con người như trảng cây bụi trên đá vôi, trảng cỏ chịu ngập, các quần xã thủy sinh. Ngồi ra cịn có một bộ phận thảm cây trồng như cây trồng ở các quần cư lúa nước.

Các thảm thực vật trên kết hợp với địa hình, thủy văn tạo nên một phong cảnh đẹp, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách, cung cấp nông sản, cây cảnh, tạo môi trường du lịch xanh, sạch.

Vài năm trở lại đây, tại khu vực Thung Nham, công ty TNHH Thương mại dịch vụ Doanh Sinh đã tiến hành ngăn đập nước, phục vụ chăn nuôi và trồng trọt, đã xuất hiện hàng ngàn con chim kéo về cư trú, hình thành nên vườn chim tự nhiên. Một số động vật đã xuất hiện ngay trong khu vực như khỉ đi dài, sóc, cá chầu vua... Nhiều loại thực vật quý như: cây Bo, cây dương xỉ Đỏ, cây Vạc Nước, cây Lộc Vừng, cây Vàng Anh.... Đây là tiềm năng cần được khai thác và sử dụng hợp lý để phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch và tham quan của du khách.

Hoa Lư có phơng mơi trường sinh thái đa dạng, là tiền đề cho một thế giới sinh vật phong phú. Trong số 577 lồi thực vật thống kê được, có 311 lồi có thể dùng làm thuốc. Tài nguyên cây cảnh ghi nhận được 76 loài. Giá trị lớn nhất là loài

Tuế và các loài thuộc họ Lan. Động vật thủy sinh trong vùng ngập nước Hoa Lư hiện còn tồn tại tương đối phong phú, bao gồm 30 loài động vật nổi, 47 loài động vật đáy. Đặc biệt là loài Rùa cổ sọc (Ocadia sinesis) được coi là lồi q hiếm.

g. Lịch sử, văn hóa Địa danh Hoa Lư

Huyện Hoa Lư được thành lập ngày 27/4/1977 do hợp nhất huyện Gia Khánh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình đến năm 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)